Các Dấu Hiệu Bệnh Sỏi Thận Ở Nữ Giai Đoạn Sớm Dễ Nhận Biết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Các dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện bệnh thường mờ nhạt, không rõ ràng. Sỏi thận nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như sức khoẻ tổng thể.
Nguyên nhân gây sỏi thận ở nữ giới
Sỏi thận là một trong những bệnh đường tiết niệu thường gặp ở cả nam và nữ. Tương tự như ở nam giới, sỏi thận nữ giới được hình thành trong thận, bàng quang và niệu quản. Quá trình tạo ra sỏi thận thông qua tích tụ cặn bã, độc tố và hình thành từ các chất trong nước tiểu. Thực tế nhận thấy, kích thước của sỏi có thể lớn đến cm.
Với những trường hợp bệnh nhẹ, sỏi có kích thước nhỏ có thể tự đào thải thông qua đường tiểu nhờ vào điều trị nội khoa. Tuy nhiên, với những hợp bệnh ở mức độ nặng, các viên sỏi lớn thường bị kẹt lại và khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, gây tắc nghẽn đường tiểu, lâu dần dẫn đến nhiễm trùng và xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.
Thực tế nhận thấy, các dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giới có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu hình thành sỏi thận là do nước tiểu chứa nhiều hoá chất (calci, acid uric, cystine,…) 85% số lượng sỏi được hình thành từ sự lắng đọng canxi.
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận ở nữ giới:
- Thói quen nhịn tiểu: Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ canxi và chúng không được đào thải ra bên ngoài. Cặn bã, độc tố lắng đọng lâu ngày sẽ hình thành sỏi và gây bùng phát các triệu chứng sỏi thận.
- Uống nước ít: Không cung cấp lượng nước cần thiết cho mỗi ngày (từ 2 – 2.5 lít nước) có thể khiến nước tiểu bài tiết ít và đậm đặc hơn. Lúc này lượng tinh thể sẽ tăng cao và tạo điều kiện hình thành sỏi.
- Nhịn ăn sáng thường xuyên: Bữa sáng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động của cơ thể. Việc nhịn ăn sáng thường xuyên sẽ khiến mật không bài tiết dịch cho hoạt động tiêu hoá. Lâu dần mật sẽ tích tụ và gây nên sỏi.
- Hệ quả của một số bệnh lý đường tiết niệu: U xơ tiền liệt tuyến, phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang hoặc chấn thương lâu ngày không di chuyển được đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Nguyên nhân là do đường tiết niệu tắc nghẽn, các cặn bã, độc tố trong nước tiểu lắng đọng, tích trữ lâu ngày và hình thành sỏi.
- Mất ngủ: Tình trạng mất ngủ thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chức năng tái tạo, phục hồi tổn thương ở mô thận. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận như suy thận, thận hư yếu, sỏi thận,…
- Tiêu thụ các món ăn chứa nhiều muối: Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận. Việc tiêu thụ nhiều muối trong thời gian dài sẽ khiến thận gia tăng bài tiết canxi – nguyên nhân hình thành sỏi.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh lý còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như lạm dụng thuốc Tây, yếu tố di truyền, thừa cân, béo phì, mắc các bệnh đường tiêu hoá,….
Các dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giai đoạn sớm
Việc nhận biết các biểu hiện bệnh sỏi thận ở nữ giới giai đoạn mới khởi phát đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị. Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, sỏi có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng hơn trong việc chữa trị và gần như không can thiệp ngoại khoa cũng như tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số triệu chứng bệnh sỏi thận ở nữ giới:
Đau nhức lưng thường xuyên:
Đau lưng là một trong những biểu hiện nhận biết bệnh sỏi thận và phổ biến ở nữ giới. Triệu chứng khởi phát do quá trình hình thành sỏi sẽ gây cọ xát, tắc ứ nước tiểu. Điều này khiến người bệnh cảm giác đau nhức lưng thường xuyên.
Theo thời gian, cơn đau lưng có xu hướng lan xuống vùng bụng dưới, mạn sườn, bắp đùi hoặc thậm chí gây đau nhức dữ dội ở vùng hông và thắt lưng. Tình trạng này cho thấy sỏi đang di chuyển đến vùng niệu quản. Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi sẽ gây tắc nghẽn, ứ nước tại vùng bể thận.
Với những trường hợp mắc bệnh, khi sỏi phát triển kích thước lớn, ngoài triệu chứng đau vùng thắt lưng và hông, nữ giới còn thường xuyên có cảm giác đau nhói khi lao động nặng hoặc thay đổi tư thế.
Đau rát khi tiểu:
Nếu nữ giới có cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu thì đây có thể là biểu hiện bệnh sỏi thận giai đoạn đầu. Triệu chứng này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, ở nữ giới có thể cảm nhận biểu hiện này rõ ràng hơn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau rát khi đi tiểu là do sỏi di chuyển đến niệu quản và bàng quang. Khi đó sỏi có thể làm tổn thương, kích ứng tại bàng quang và gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm có thể gây đau rát, khó chịu khi đi tiểu. Thông thường, người bệnh có thể nhầm lẫn triệu chứng này với một số bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên, cần chủ động thăm khám sớm để được điều trị đúng cách.
Đi tiểu nhiều lần và nước tiểu có mùi đặc trưng:
Theo các chuyên gia đầu ngành, việc thường xuyên đi tiểu có thể là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi thận. Triệu chứng có thể khởi phát ở cả nam và nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sỏi di chuyển đến bàng quang và kích thích khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn. Trong trường hợp triệu chứng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ tắc bàng quang rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bệnh lý còn được nhận biết thông qua biểu hiện nước tiểu có mùi đặc trưng, khá khó chịu. Tình trạng này xảy ra do các độc tố, cặn bã tích tụ lâu ngày khi được giải phóng thông qua đường nước tiểu nên sẽ có mùi. Vì vậy, ngay khi nhận thấy nước tiểu có mùi bất thường và đi kèm với một số biểu hiện khác, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.
Sỏi thận ở nữ giới gây buồn nôn:
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận ở nữ giai đoạn sớm. Tuy nhiên, triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với một số vấn đề sức khoẻ khác. Vì vậy, người bệnh cần chú ý các biểu hiện đi kèm để chủ động hơn trong việc điều trị bệnh lý.
Biểu hiện sốt cao:
Trường hợp bị sốt cao đi kèm các biểu hiện bất thường ở đường tiết niệu được đề cập ở trên có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận nhiễm khuẩn. Biểu hiện sốt khởi phát khi cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Khi nhận thấy tình trạng sốt cao và nghi ngờ bị sỏi thận, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Đau bụng:
Sỏi thận ở nữ giới có thể gây ra tình trạng đau bụng và đi kèm với một số biểu hiện như nước tiểu đổi màu, thường có màu đục hơn, thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu ít,… Nhiều trường hợp nhầm lẫn cơn đau vùng bụng với vùng thắt lưng.
Bệnh sỏi thận ở nữ có nguy hiểm không?
Thực tế nhận thấy, các dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giới và nam giới đều tác động trực tiếp đến chức năng thận, tiểu tiện cũng như sức khoẻ tổng thể. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý, sức khoẻ của người bệnh sẽ gây ra những tác động tiêu cực khác nhau. Trường hợp bệnh mới khởi phát, sỏi có kích thước nhỏ, thường chỉ gây ra cảm giác đau ở vùng thắt lưng. Lúc đầu cơn đau âm ỉ sau đó tiến triển nặng và lan xuống thận.
Với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, sỏi có kích thước lớn nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều chứng chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Các chất cặn bã, độc tố không được đào thải, lắng đọng, tích tụ trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công đường tiết niệu và gây viêm nhiễm, nhiễm trùng cơ quan này.
- Suy thận: Sỏi thận nếu không được thăm khám và điều trị sớm sẽ tác động trực tiếp đến chức năng thận và có thể gây ra bệnh suy thận. Suy thận do bệnh sỏi thận gây ra thường có mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể phải can thiệp ngoại khoa như chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống.
- Vỡ thận: Đây là biến chứng nguy hiểm do bệnh sỏi thận gây ra và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nguyên nhân gây vỡ thận là do số lượng sỏi trong thận tăng lên và tác động trực tiếp đến vách thận.
Các biến chứng do bệnh lý gây ra tác động xấu đến sức khỏe của cả nam giới và nữ giới. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sỏi thận sẽ hỗ trợ tích cực quá trình chữa trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Chẩn đoán sỏi thận ở nữ giới
Như đã đề cập, các dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giới giai đoạn đầu thường mờ nhạt, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số vấn đề sức khoẻ khác. Do đó, trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân cũng như mức độ bệnh lý. Thông qua kết quả chẩn đoán sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số kỹ thuật thường được áp dụng trong chẩn đoán sỏi thận:
- Chụp X-quang: Kỹ thuật chụp x-quang giúp bác sĩ phát hiện loại sỏi có thể cản quang, kém phản quang. Thông thường, phương pháp này được áp dụng tại những cơ sở y tế chưa trang bị được máy CT.
- Siêu âm: Thông qua hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ dễ dàng quan sát kích thước cũng như số lượng sỏi. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể dễ nhầm lẫn giữa sỏi và cặn nước tiểu cũng như khó phân biệt các loại sỏi. Do đó, siêu âm thường được chỉ định để kiểm tra sự phát triển của sỏi, ít dùng để nhận biết.
- Chụp CT: Chụp CT là phương pháp xuyên thấu nhằm phát hiện sỏi thận thông qua hình ảnh chụp được. Phương pháp này ngoài phát hiện sỏi thận còn giúp bác sĩ có các đánh giá sơ bộ về cơ quan xung quanh thận cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh.
- Phương pháp MRI: Kỹ thuật này giúp cung cấp hình ảnh chụp các cơ quan chuyên sâu hơn so với x-quang hay CT. Tuy nhiên, mức chi phí thực hiện phương pháp chẩn đoán này cũng tương đối cao hơn so với các kỹ thuật trên.
Các phương pháp điều trị sỏi thận ở nữ giới
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận an toàn và hiệu quả. Với những trường hợp sỏi thận ở nữ giai đoạn đầu, mới khởi phát có thể kiểm soát thông qua sử dụng thuốc và áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiểu tiện, chức năng thận cũng như tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa để khắc phục bệnh lý.
Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị sỏi thận:
1. Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Trường hợp nữ giới bị sỏi thận có kích thước nhỏ hơn 25mm thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Các loại thuốc này có tác dụng giúp bào mòn viên sỏi và đưa sỏi ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu.
Theo đó, sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị bệnh lý được đánh giá cao về hiệu quả cũng như độ an toàn cao. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc cũng dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa trị. Tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị bởi điều này có thể khiến triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Một số mẹo dân gian cải thiện
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mắc bệnh sỏi thận có thể kết hợp một số mẹo dân gian từ các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ làm tan sỏi, cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra hiệu quả. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và phù hợp với nhiều đối tượng.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa sỏi thận ở nữ có mức độ nhẹ:
- Tận dụng râu ngô: Râu ngô có công dụng lợi tiểu, làm sạch ống tiết niệu và hỗ trợ làm tan sỏi hiệu quả. Người bệnh chuẩn bị 25 gam râu ngô mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm cùng với 500ml nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi sắc lại còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp. Chia nước râu ngô thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
- Cỏ nhọ nồi chữa sỏi thận: Cỏ nhọ nồi được biết đến với nhiều công dụng, trong đó phải kể đến là tác dụng cầm máu, giảm đau, lợi tiểu, chống viêm,… Do đó, dân gian thường tận dụng thảo dược này để chữa sỏi thận. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 nắm cỏ nhọ nồi, sau khi rửa sạch thì cho vào cối giã nát, lọc lấy nước và uống trực tiếp.
- Quả đu đủ xanh chữa bệnh: Đu đủ xanh có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc. Để cải thiện bệnh sỏi thận, người bệnh dùng đu đủ xanh nguyên vỏ, sau khi rửa sạch thì mang đi hấp cách thuỷ và dùng sau bữa ăn.
3. Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không đáp ứng các phương pháp điều trị trên. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp phục hồi chức năng thận cũng như cải thiện chức năng bài tiết.
Một số phương pháp phẫu thuật hiện nay được áp dụng trong điều trị sỏi thận như mổ hở, mổ nội soi,… Tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh cần chăm sóc tốt để giúp rút ngắn thời gian phục hồi, đồng thời tránh phát sinh các rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu,…
Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa sỏi thận ở nữ hiệu quả
Sỏi thận ở nữ giới có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý như sau:
- Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, tránh uống cùng lúc quá nhiều nước hoặc uống nước trước khi ngủ. Bổ sung đủ nước sẽ giúp hỗ trợ quá trình bài tiết diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng độc tố, khoáng chất trong thận
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh lý. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi được thăm khám, việc tự ý dùng thuốc có thể khiến các triệu chứng sỏi thận diễn tiến nặng nề hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Kiêng các thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải các độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể. Người bệnh có thể thực hiện một số bộ môn vận động có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,…
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, bởi thói quen nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, làm việc quá sức và thường xuyên thức khuya.
- Chủ động trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và cân nặng của cơ thể
- Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để sớm phát hiện các vấn đề sức khoẻ và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ giai đoạn sớm thường mờ nhạt, khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khoẻ khác. Việc chủ quan, không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận cũng như sức khoẻ tổng thể. Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Bài Thuốc Từ Cây Từ Bi Chữa Bệnh Sỏi Thận Hiệu Quả
- Cách Chữa Sỏi Thận Bằng Quả Dứa Nướng Giúp Đánh Tan Sỏi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!