Mổ Tràn Dịch Khớp Gối Là Gì? Khi Nào Nên Áp Dụng? [Giải Đáp]
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Mổ tràn dịch khớp gối là một trong các phương pháp ngoại khoa được chỉ định cho người bệnh nặng, không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp bảo tồn khác. Tuy nhiên, phương pháp xâm lấn cũng còn nhiều hạn chế, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín để thực hiện.
Phương pháp mổ tràn dịch khớp gối
Chất lỏng tích tụ quá nhiều tại khớp gối gây ra hiện tượng sưng phồng, tràn dịch khớp. Đây là một trong các vấn đề xương khớp ngày càng phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác, chấn thương, nhiễm trùng hoặc do ảnh hưởng từ các bệnh lý xương khớp khác,…
Nhận biết bệnh thông qua biểu hiện sưng phồng, đau nhức, tê bì khớp chân, hạn chế vận động,… Nếu có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, người bệnh còn gặp phải biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi cơ thể,… Trường hợp phát hiện muộn, tràn dịch khớp gối nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối được áp dụng. Trong đó, phẫu thuật ngoại khoa mổ tràn dịch khớp gối được chỉ định đối với trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể như người không đáp ứng điều trị nội khoa, tình trạng tràn dịch khớp gối trung bình đến nghiêm trọng,…
Mổ tràn dịch khớp gối là phương pháp ngoại khoa giúp sửa chữa các tổn thương, loại bỏ tác nhân gây hại bên trong ổ khớp, giúp người bệnh duy trì khả năng vận động và phòng tránh rủi ro không mong muốn. Người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng trước khi chỉ định thực hiện phương pháp điều trị này.
Khi nào nên mổ tràn dịch khớp gối?
Như đã đề cập, phương pháp mổ tràn dịch khớp gối thường được chỉ định cho trường hợp bệnh trung bình đến nặng hoặc người bệnh không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp bảo tồn khác. Ở giai đoạn đầu điều trị, tình trạng tràn dịch khớp gối nhẹ thường được chỉ định các biện pháp nội khoa như dùng thuốc, vật lý trị liệu, dùng thảo dược,… điều trị.
Mục đích của phương pháp này là giúp khớp giảm tiết dịch, cải thiện triệu chứng và kiểm soát các bệnh lý liên quan, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng của khớp gối. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, các phương pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm sửa chữa, khắc phục tổn thương.
Ngoài tình trạng bệnh nặng, bệnh không đáp ứng điều trị, mổ tràn dịch khớp gối còn được chỉ định cho các đối tượng bị tổn thương ổ khớp, sụn khớp, dây chằng, xương, thay thế khớp nhân tạo,… Mục đích giúp sửa chữa, tái tạo cấu trúc khớp, giúp người bệnh tiếp tục duy trì vận động.
Trước khi tiến hành mổ tràn dịch khớp gối, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân gây bệnh và xác định mức độ tổn thương, vị trí tổn thương cần tác động. Các phương pháp xét nghiệm như chọc hút dịch đi phân tích, xét nghiệm công thức máu, chụp X quang, MRI,… Kết quả thu được giúp bác sĩ cân nhắc có thực hiện mổ khớp gối hay không.
Có nên mổ tràn dịch khớp gối không?
Mổ là biện pháp ngoại khoa xâm lấn cơ thể người bệnh, do đó khi nhắc đến thủ thuật này nhiều người sẽ cảm thấy lo ngại, sợ sệt. Không những thế, phương pháp mổ tràn dịch khớp gối cũng sẽ đòi hỏi người bệnh tốn nhiều chi phí, cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thể trạng sau mổ.
Chính vì thế, nhiều người thắc mắc có nên mổ tràn dịch khớp gối không. Theo các chuyên gia, việc can thiệp ngoại khoa thường áp dụng cho đối tượng bệnh nặng, sau điều trị nội khoa không nhận thấy kết quả hoặc tình trạng khớp gối có nhiều hư hỏng nghiêm trọng.
Sau thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho người bệnh, giúp duy trì và phục hồi chức năng của khớp gối. Mổ khớp đúng lúc, đúng cách và chăm sóc tốt giúp người bệnh phòng tránh được nguy cơ khớp biến dạng hoặc gặp phải biến chứng khiến khớp cứng, tàn phế.
Bác sĩ sẽ kiểm tra và xem xét thận trọng trước khi chỉ định mổ tràn dịch khớp gối. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về các thắc mắc liên quan đến phương pháp này. Cân nhắc lựa chọn, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe và đạt hiệu quả tốt nhất.
Quy trình mổ tràn dịch khớp gối cơ bản
Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị nội khoa mà không cần can thiệp mổ tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh nặng cần phải áp dụng biện pháp ngoại khoa để phục hồi các tổn thương khó sửa chữa. Người bệnh có thể được chỉ định mổ nội soi hoặc mổ mở. Cụ thể:
Mổ nội soi tràn dịch khớp gối
Mổ nội soi tràn dịch khớp gối ít xâm lấn, giúp điều trị các vấn đề bên trong khớp mà không cần mổ mở truyền thống. Người bệnh có thể mổ nội soi trong ngày và không cần lưu lại bệnh viện quá lâu. Các bước cơ bản của một ca mổ nội soi khớp gối như sau:
- Người bệnh được tiêm thuốc gây mê hoặc gây tê cột sống, vùng phẫu thuật ở đầu gối.
- Sau đó, bác sĩ sẽ sát trùng khu vực đầu gối, dùng dao phẫu thuật rạch đường nhỏ ở khớp để đưa ống nội soi có đèn chiếu vào trong để quan sát.
- Bác sĩ rạch thêm một đường khác để đưa dụng cụ phẫu thuật vào bên trong, giúp loại bỏ các mô bị tổn thương, sửa chữa các vấn đề trong ổ khớp.
- Kết thúc phẫu thuật, người bệnh được khâu vết mổ, vệ sinh và băng bó thận trọng. Nhân viên y tế sẽ đưa bệnh nhân về phòng hồi sức để tiếp tục theo dõi phản ứng sau mổ, chờ thuốc gây mê, gây tê hết tác dụng.
Một vài trường hợp tràn dịch khớp gối nặng, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định mổ nội soi kết hợp với mổ hở để điều trị.
Mổ mở thay khớp gối nhân tạo
Mổ mở thay khớp gối nhân tạo là phương pháp ngoại khoa dành cho bệnh nhân đang bị tổn thương nghiêm trọng khớp gối, không thể hồi phục. Người bệnh sẽ được can thiệp nhằm thay thế khớp tổn thương sang khớp nhân tạo để duy trì khả năng vận động. Quy trình thực hiện cơ bản như sau:
- Người bệnh được tiêm thuốc gây mê toàn thân hoặc thuốc kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng trong quá trình mổ mở.
- Tiếp đến, bác sĩ sẽ dùng dao rạch một đường ở bên ngoài khớp gối, loại bỏ các tế bào xương, sụn bị tổn thương.
- Khớp nhân tạo bằng kim loại sẽ được thay thế, ngoài ra bác sĩ cũng chèn một dụng cụ bằng nhựa ở vị trí tiếp xúc đầu xương để giảm ma sát khi người bệnh cử động khớp gối.
- Kết thúc ca mổ, bác sĩ khâu và làm sạch vết mổ, nhân viên y tế đưa bệnh nhân về phòng hồi sức để theo dõi.
Đối với trường hợp mổ mở thay khớp gối nhân tạo, người bệnh phải lưu lại bệnh viện từ 2 – 3 ngày để theo dõi sau mổ.
Chăm sóc sau mổ tràn dịch khớp gối
Người bệnh sau mổ tràn dịch khớp gối có thể gặp phải các phản ứng bất thường như đau đầu gối, sưng tấy. Chúng sẽ biến mất dần sau vài tuần hậu phẫu khi vết thương đã dần hồi phục. Để kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc sau mổ như sau:
- Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên vận động hoặc đi lại nhiều sau mổ để khớp có thời gian tái tạo, phục hồi. Đặc biệt là tránh đi bộ nhiều, chạy nhảy hoặc tham gia các hoạt động đòi hỏi vận động khớp gối liên tục.
- Chườm lạnh: Phương pháp này giúp người bệnh giảm tình trạng đau mỏi, sưng viêm khớp gối. Người bệnh có thể dùng túi chườm chuyên dụng, chườm đá mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Sau phẫu thuật khoảng vài tuần, người bệnh có thể chườm nóng để tăng cường lưu thông máu, giúp khớp gối linh hoạt hơn.
- Vật lí trị liệu: Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên để duy trì và phục hồi chức năng khớp gối an toàn, hiệu quả. Các bài tập sẽ được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. Bệnh nhân không nên tập luyện quá sức, nếu cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập nên thông báo để được bác sĩ điều chỉnh bài tập cho phù hợp.
- Dùng thuốc: Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ, chăm sóc sau phẫu thuật kể trên, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số thuốc giảm đau nhằm xoa dịu cảm giác khó chịu ở khớp gối, nhất là giai đoạn thuốc tê, thuốc gây mê hết tác dụng. Tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
- Chế độ ăn uống: Bổ sung cho người bệnh các thực phẩm tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng những thực phẩm có khả năng gây viêm, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh như rượu bia, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Tái khám theo lịch hẹn: Người bệnh sau mổ nên tái khám theo lịch được bác sĩ chỉ định để được theo dõi, phát hiện vấn đề bất thường sớm để kịp thời điều trị khi cân thiết.
Người bệnh nên theo dõi các biểu hiện của cơ thể, trường hợp nhận thấy các biểu hiện bất thường như sốt, sưng đầu gối, đau nhức khó chịu, kèm tê ngứa, chảy dịch có mùi hôi và màu sắc lạ ở khớp gối, vị trí phẫu thuật, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Rủi ro khi mổ tràn dịch khớp gối
Mổ tràn dịch khớp gối là phương pháp ngoại khoa mang lại hiệu quả nhanh, tác động trực tiếp vào vị trí tổn thương, khắc phục tình trạng khó chịu ở khớp gối. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bệnh nhân, các biến chứng người bệnh có thể gặp như:
- Mất máu ồ ạt trong quá trình thực hiện dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Nhiễm trùng vết mổ, vết mổ làm mủ do vệ sinh không đúng cách, địa chỉ khám chữa không đảm bảo vô trùng.
- Tổn thương dây thần kinh quanh khớp,…
Người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường sau mổ tràn dịch khớp gối. Đồng thời, lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị, tuân thủ theo phác đồ, vệ sinh và chăm sóc vết mổ đúng cách.
Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là bao nhiêu?
Ngoài các thắc mắc kể trên, bệnh nhân còn quan tâm đến chi phí mổ tràn dịch khớp gối. Theo đó, hiện nay tại các cơ sở y tế, chi phí cho mổ khớp gối sẽ có mức dao động từ 15 triệu đến 35 triệu đồng. Đặc biệt, đối với trường hợp phải thay khớp nhân tạo, chi phí có thể lên đến 80 triệu đồng.
Trường hợp bệnh nhân bị rách, tổn thương, đứt dây chằng phải nối lại dây chằng với mức giá từ 3 triệu đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, chi phí điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như địa chỉ thăm khám, loại phẫu thuật, thuốc điều trị,…
Người bệnh nên tìm hiểu và chọn lựa bệnh viện uy tín, chất lượng, có bác sĩ giỏi để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh biến chứng không mong muốn.
Mổ tràn dịch khớp gối ở đâu?
Tràn dịch khớp gối nếu phát hiện sớm có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên do triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn, cộng thêm việc nhiều người chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng nhanh chóng. Mổ tràn dịch khớp gối sẽ được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp bảo tồn khác.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị và sau điều trị, bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để thực hiện mổ tràn dịch khớp gối. Các tiêu chí chọn bệnh viện như sau:
- Bệnh viện được nhiều bệnh nhân lựa chọn, đảm bảo trang thiết bị đầy đủ, cơ sở vật chất, vật tư y tế được đảm bảo vô trùng, đáp ứng yêu cầu của Bộ y tế.
- Dịch vụ tại bệnh viện chất lượng, phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại.
- Đội ngũ y bác sĩ có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại khoa.
- Đội ngũ nhân viên y tế, điều dưỡng chuyên nghiệp, tận tâm với người bệnh, tác phong và thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
- Chi phí phù hợp, địa chỉ thăm khám thuận tiện đi lại.
Hiện nay trong nước ta có nhiều bệnh viện triển khai khám và chữa bệnh xương khớp, trong đó có tình trạng tràn dịch khớp gối. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mổ tràn dịch khớp gối tại bệnh viện nào, có thể tham khảo các địa chỉ được nhiều người tin tưởng tại TPHCM và Hà Nội dưới đây:
Mổ tràn dịch khớp gối ở TPHCM:
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Đại học Y dược
- Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
- Bệnh viện Nhân Dân 115
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Mổ tràn dịch khớp gối ở Hà Nội:
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
- Bệnh đại học Y
- Bệnh viện E
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Lưu ý khi mổ tràn dịch khớp gối
Mổ tràn dịch khớp gối là phương pháp can thiệp xâm lấn giúp sửa chữa, điều chỉnh và loại bỏ các vấn đề gây hại khớp gối. Người bệnh sẽ được khám và chẩn đoán thận trọng trước khi đưa ra phương án điều trị ngoại khoa. Bên cạnh các nội dung được đề cập bên trên, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:
- Người bệnh sau phẫu thuật có thể trở lại ăn uống như bình thường, tuy nhiên nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp hơn. Bổ sung cho cơ thể thực phẩm dinh dưỡng, loại bỏ các nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe xương khớp.
- Người bệnh sau mổ có thể bị táo bón do ảnh hưởng từ thuốc giảm đau, hoặc việc nằm ngồi cố định sau mổ. Do đó, bạn nên cung cấp cho cơ thể thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
- Người bệnh nên vệ sinh cơ thể hàng ngày sau mổ bằng cách lau người bằng nước ấm, hoặc có thể tắm bằng vòi hoa sen, tuy nhiên cần tránh để nước thấm vào vị trí vết mổ.
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, người thân nên giữ vệ sinh không gian sống, tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát, trong lành giúp người bệnh phục hồi hiệu quả hơn.
- Mang nẹp khớp gối khi đi ngủ hoặc khi đi lại để cố định khớp, tránh làm sai lệch khớp gối sau mổ.
- Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng, tuy nhiên không nên tập luyện quá sức để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
- Không mang vác nặng, dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi khớp gối.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về phương pháp mổ tràn dịch khớp gối. Để được giải đáp cụ thể hơn các thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể trực tiếp đến bệnh viện thăm khám và giải đáp cùng với bác sĩ chuyên khoa. Chủ động đến bệnh viện từ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro, tăng khả năng điều trị bệnh dứt điểm, bảo vệ sức khỏe.
Xem Thêm:
- Châm Cứu Tràn Dịch Khớp Gối Và Quy Trình Thực Hiện An Toàn
- Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không? Lưu Ý Quan Trọng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!