Nấm Da Đầu Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nấm da đầu ở trẻ em gây ra tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, viêm đỏ và có thể rụng tóc thành từng mảng. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng tổn thương do bệnh lý gây ra khiến trẻ ngứa ngáy dữ dội, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết nấm da đầu ở trẻ em

Nấm da đầu là tình trạng da đầu bị nhiễm nấm gây ra hiện tượng tăng tiết bã nhờn, viêm đỏ, bong vảy, ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội. Thông thường, bệnh xảy ra do nấm Microsporum và Trichophiton. Những vi nấm này phát triển quá mức khi gặp điều kiện thuận lợi, từ đó tấn công vào tầng thượng bì, nang tóc. Kết quả là gây bùng phát cơn ngứa ngáy, khó chịu, viêm đỏ da.

Nấm Da Đầu Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Cách Điều Trị
Nấm da đầu ở trẻ em gây ra tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, viêm đỏ và có thể rụng tóc thành từng mảng

Theo nhận định của chuyên gia, nấm da đầu có thể ảnh hưởng bởi nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ chưa phát triển toàn diện. Điều này thường tạo điều kiện cho các vi nấm tấn công và gây bệnh.

Nấm da đầu ở trẻ em nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể tiến triển theo chiều hướng nghiêm trọng gây ứ mủ, áp xe, thậm chí gây rụng tóc thành từng mảng. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày, tình trạng ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, mất ngủ, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.

Bệnh lý có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

  • Vùng da đầu bị nhiễm nấm gây ngứa ngáy, tróc vảy trên da đầu
  • Tổn thương do vi nấm gây ra có hình tròn, tóc mọc ở khu vực này có xu hướng gãy rụng
  • Những mảng da bị nhiễm nấm có thể lan rộng và gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chức năng thẩm mỹ của trẻ
  • Da đầu bé cũng có thể xuất hiện những mụn mủ, đau nhẹ, lớp sừng mềm

Nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra nấm da đầu và nấm da đầu ở trẻ em là do sự phát triển quá mức của nấm Dermatophytes, Pierdraiahortai, Trichophyton, Microsporum spp ở vùng da đầu và gây bùng phát các triệu chứng lâm sàng. Do khởi phát bởi vi nấm nên bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nên trẻ cũng có thể mắc bệnh khi sử dụng chung khăn lau đầu, mũ bảo hiểm, mũ, nằm cùng gối với người bệnh.

Nguyên nhân gây nấm da đầu ở trẻ em 
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là do sự phát triển quá mức của nấm Dermatophytes, Pierdraiahortai, Trichophyton, Microsporum spp

Ngoài ra, bệnh nấm da đầu ở trẻ em cũng có thể tăng nguy cơ khởi phát bởi một số yếu tố sau:

  • Tuyến bã nhờn ở da đầu hoạt động mạnh được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da đầu. Bởi đây được xem là điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển mạnh. Theo đó, việc trẻ sống trong môi trường không khí nóng ẩm, dễ đổ mồ hôi thường có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn trẻ bình thường
  • Trẻ không được chăm sóc, vệ sinh cẩn thận như để tóc trẻ ướt khi ngủ, dùng chung khăn lau đầu, mũ bảo hiểm, nằm chung gối với người bệnh.
  • Trẻ có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, hàng rào bảo vệ da yếu thường dễ bị các bệnh ngoài da do nấm. Đặc biệt những trẻ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng, còi xương thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Trẻ ở độ tuổi đi học và lây nhiễm nấm từ bạn bè, những người xung quanh
  • Trong một số trường hợp trẻ bị nhiễm nấm da đầu do sử dụng thuốc trị bệnh trong thời gian dài.

Thực tế nhận thấy, nấm da đầu và bệnh vảy nến da đầu có các biểu hiện khá giống nhau nhưng nguyên nhân và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân do nấm da đầu gây ra thường liên quan đến vi nấm và có thể điều trị dứt điểm. Trong khi nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu vẫn chưa được xác định và chỉ có thể kiểm soát các biểu hiện lâm sàng tạm thời.

Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, thăm khám nhằm xác định cụ thể bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Nấm da đầu ở trẻ em nguy hiểm không?

Nhìn chung, nấm da đầu ở trẻ em là bệnh ngoài da không quá nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, các biểu hiện do bệnh gây ra khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ, suy nhược cơ thể và một số vấn đề khác.

Ở vùng da đầu bị nấm cần phải cạo bỏ, thậm chí nếu tình trạng nặng cần phải loại bỏ tóc toàn bộ để hỗ trợ việc điều trị. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ, ngoại hình của bé, nhất là ở bé gái. Các biến chứng thường gặp do bệnh lý gây ra bao gồm chảy mủ, xuất hiện các nốt phồng mềm trên da, đóng vảy, đau đớn dữ dội. Tình trạng này có thể dẫn đến hình sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.

Nấm da đầu ở trẻ em nguy hiểm không? 
Các biến chứng thường gặp do bệnh lý gây ra bao gồm chảy mủ, xuất hiện các nốt phồng mềm trên da, đóng vảy, đau đớn dữ dội

Vì vậy, nếu thể trẻ có các biểu hiện nhiễm nấm, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như đóng vảy trên da, rụng tóc, ngứa ngáy da đầu hoặc một số biểu hiện khác.

Các phương pháp điều trị nấm da đầu ở trẻ em

Mặc dù có tính chất mãn tính, dễ tái phát nhưng nấm da đầu ở trẻ em có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được can thiệp điều trị sớm và đúng cách. Phương pháp điều trị được chỉ định dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị nấm da đầu ở trẻ. Theo đó, bác sĩ thường dùng thuốc bôi trị nấm da dầu + thuốc uống để kiểm soát sự phát triển quá mức của vi nấm, đồng thời kiểm soát các biểu hiện lâm sàng, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. Nếu đáp ứng tốt, bệnh lý sẽ thuyên giảm sau 4 – 6 tuần điều trị. Tuy nhiên các trường hợp nặng, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần hoặc lâu hơn.

Sử dụng thuốc Tây điều trị 
Sử dụng thuốc Tây là một trong những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị nấm da đầu ở trẻ

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý:

  • Nizoral: Loại thuốc bôi này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi nấm. Nếu dùng ở liều cao, Nizoral có thể tiêu diệt nấm hoàn toàn trong giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc bôi lên những vùng da nhạy cảm, mỏng có thể gây châm chích, nóng rát nhẹ.
  • Itraconazole: Thuốc mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, thành phần trong thuốc Itraconazole còn mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ phục hồi, tái tạo những lớp sừng mới trên da.
  • Fluconazole: Fluconazole giúp tiêu diệt vi nấm nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra cảm giác buồn nôn, đau lưng nếu sử dụng bằng đường uống.
  • Terbinafine: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, bong tróc vảy da đầu. Terbinafine thường được chỉ định dùng trong 4 – 6 tuần liên tiếp để điều trị dứt điểm các biểu hiện lâm sàng. Thuốc thường đáp ứng tốt với những trường hợp bị nhiễm nấm Trichophyton spp.
  • Griseofulvin: Griseofulvin là loại thuốc trị nấm da đầu ở dạng đường uống thường được dùng trong trường hợp bệnh tái phát thường xuyên, kéo dài dai dẳng. Thuốc được chỉ định dùng sau bữa ăn để tăng khả năng hấp thụ.

Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, ba mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất dùng thuốc cho trẻ. Chú ý theo dõi các biểu hiện bất thường của trẻ trong thời gian dùng thuốc, trong trường hợp cần thiết nên thông báo với bác sĩ để được xử lý đúng cách.

2. Thay đổi loại dầu gội

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bác sĩ cũng có thể chỉnh định một số loại dầu gội có chứa hoạt chất kháng nấm để ức chế sự phát triển quá mức, hỗ trợ cải thiện các biểu hiện lâm sàng, đồng thời tránh sự kích ứng từ các thành phần có trong dầu gội thông thường khiến da đầu trẻ tổn thương nặng nề.

Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định các loại dầu gội có chứa Sulfide selenium hoặc Ketoconazole, Nizoral,… để ngăn chặn nấm da đầu phát triển quá mức, lây lan, đồng thời giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc vảy trên da đầu, rụng tóc. Việc kết hợp với các loại thuốc trong quá trình điều trị sẽ giúp kiểm soát nhanh bệnh lý, hạn chế các tổn thương ở da đầu do vi nấm gây ra.

Thay đổi loại dầu gội
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, bác sĩ cũng có thể chỉnh định một số loại dầu gội có chứa hoạt chất kháng nấm để cải thiện bệnh

Sau khi bệnh lý đã được kiểm soát, trẻ không cần dùng những loại dầu gội trị nấm da đầu ở  trẻ. Tuy nhiên, nên ưu tiên các loại dầu gội có chiết xuất tự nhiên, độ pH dịu nhẹ, hạn chế kích ứng, dị ứng da đầu. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tự nấu nước gội đầu cho bé từ bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu, bia để hỗ trợ phục hồi da đầu bị tổn thương.

3. Áp dụng một số mẹo dân gian

Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm nấm da đầu, việc sử dụng thuốc Tây điều trị có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và rủi ro. Để hạn chế rủi ro phát sinh, ba mẹ có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để làm giảm một số triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.

Một số mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng nấm da đầu ở trẻ:

  • Sử dụng dầu dừa: Hàm lượng acid béo trong dầu dừa sẽ giúp ức chế sự phát triển của nấm, kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, dầu dừa còn có tác dụng dưỡng ẩm da đầu, cải thiện tình trạng bong tróc vảy, ngứa ngáy. Sau khi gội đầu cho trẻ, dùng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên vùng da bị tổn thương, kết hợp massage nhẹ nhàng và ủ trong vòng 15 phút. Sau đó xả sạch lại với nước và sấy khô tóc.
  • Gội đầu bằng bồ kết: Chuẩn bị vài quả bồ kết khô mang đi nướng trên than hồng đến khi có mùi thơm là được. Cho bồ kết vào túi lọc riêng rồi đun với 2 lít nước. Bạn có thể cho thêm vỏ bưởi, hương nhu, sả,… để tăng tác dụng. Sau đó lọc lấy phần nước để nguội và dùng gội đầu cho trẻ.
  • Gội đầu với bia: Chuẩn bị 1 lon bia, mở nắp và đổ ra chậu đựng khoảng vài giờ để bay hơi men và một số chất độc hại. Sau khi gội đầu cho trẻ thì dùng bia đổ lên tóc, da đầu, kết hợp massage nhẹ nhàng để các thành phần thẩm thấu vào da đầu. Ủ khoảng 10 phút và xả sạch lại với nước.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nấm da đầu

Mặc dù có thể điều trị dứt điểm nhưng bệnh nấm da đầu vẫn có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là đối tượng trẻ em. Ngoài những phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị thì chế độ chăm sóc giúp kiểm soát bệnh lý là điều rất cần thiết. Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách có thể đẩy nhanh quá trình điều trị, đồng thời hạn chế lây nhiễm đáng kể.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nấm da đầu 
Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ, tăng cường bổ sung kẽm, vitamin nhóm B, nhóm Allicin,…

Cách chăm sóc trẻ bị nấm da đầu:

  • Trong thời gian mắc bệnh, phụ huynh không nên cho trẻ đến trường hợp những nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Làm sạch hoặc loại bỏ những đồ vật của trẻ nghi có tiếp xúc với vi nấm như gối, lược, mũ, ga,… để hạn chế lây nhiễm cho người thân trong gia đình
  • Thường xuyên gội đầu, tắm cho trẻ để làm sạch da đầu, làm sạch cơ thể, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, vi nấm. Nhất là sau khi đổ nhiều mồ hôi
  • Nhắc trẻ rửa tay thường xuyên để tránh nguy cơ lây lan nhiễm trùng
  • Không để trẻ càu gãi, chà xát lên vùng da bị nhiễm nấm vì có thể gây lở loét, chảy máu và khiến tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng nề hơn.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ, tăng cường bổ sung kẽm, vitamin nhóm B, nhóm Allicin giúp tăng cường sức đề kháng, tăng hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại. Theo đó ba mẹ nên cho bé dùng các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, tỏi, hành và một số loại thịt đỏ.
  • Việc bổ sung quá nhiều vitamin C có thể tạo môi trường thuận lợi cho các nhóm nấm phát triển quá mức nên tránh bổ sung quá nhiều. Ngoài ra, các loại hải sản, thực phẩm chứa nhiều đường cũng có thể kích thích phản ứng viêm, ngứa ngáy dữ dội nên cần hạn chế tối đa.
  • Không dùng các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như trứng, hải sản, sữa vì sẽ khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Tránh cho bé di chuyển ngoài nắng hoặc tham gia các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi trong thời gian điều trị bệnh.
  • Dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh để bé đổ mồ hôi, nhất là vùng da đầu
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị, cần đưa trẻ thăm khám ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.

Phòng ngừa nấm da đầu ở trẻ em

Nấm da đầu ở trẻ em là bệnh da liễu thường gặp và có thể điều trị dứt điểm nếu được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát và diễn tiến nặng nề hơn khi gặp điều kiện thuận lợi. Tình trạng bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình, sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Phòng ngừa nấm da đầu ở trẻ em 
Tránh để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như mũ bảo hiểm, nón, lược, khăn lau đầu, quần áo,…

Do đó, ba mẹ cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lý như sau:

  • Đảm bảo giữ vệ sinh cơ thể và da đầu của trẻ hành ngày
  • Ưu tiên các loại dầu gội dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ em, tránh dùng chung sản phẩm với người lớn vì có thể gây dị ứng, kích ứng. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại dầu gội phù hợp với trẻ.
  • Tránh để trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như mũ bảo hiểm, nón, lược, khăn lau đầu, quần áo,… Nếu trẻ trong độ tuổi học mầm non, ba mẹ cần chú ý đến vấn việc vệ sinh nệm, mền, gối cho trẻ thường xuyên.
  • Sau khi gội đầu cho trẻ, cần làm khô tóc trước khi ngủ, ra đường hoặc đội mũ.
  • Đảm bảo da đầu trẻ luôn được thông thoáng, thoải mái, hạn chế quấn khăn, mũ quá nhiều.
  • Cần theo dõi các biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lý và điều trị đúng cách.

Nấm da đầu ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, việc chủ quan trước những bất thường của trẻ có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng nề, tái phát liên tục, dai dẳng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng thẩm mỹ. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh lý, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...