Viêm Niệu Đạo Và Viêm Đường Tiết Niệu: Phân Biệt – Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu thường bị nhầm lẫn là một dạng bệnh. Tuy nhiên, thực tế chúng là hai tình trạng viêm nhiễm khác nhau. Để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần xác định bệnh lý đang gặp phải và tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Phân biệt viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu
Viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu thường bị nhầm lẫn với nhau. Bởi gần như các triệu chứng mà người bệnh gặp phải đều gây ra cảm giác khó khăn khi đi tiểu, kèm theo các phản ứng khó chịu khác. Tuy nhiên, thực tế hai chứng bệnh này là khác nhau.
Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán tình trạng viêm đang gặp phải là bệnh lý nào gây ra. Theo đó, tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu sẽ bao gồm các bộ phận như 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Vậy, đặc điểm phân biệt dễ thất nhất giữa hai tình trạng viêm nhiễm này là:
- Viêm niệu đạo khởi phát ở một cơ quan trong đường tiết niệu.
- Viêm đường tiết niệu là tên gọi chung cho hiện tượng viêm xảy ra trong hệ thống.
Hay nói cách khác, viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm hệ thống, có thể xảy ra tại niệu đạo. Mặc dù có thể khác nhau về vị trí gây viêm, tuy nhiên viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu đều gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Một số điểm tương đồng của hai bệnh lý này:
- Con đường gây bệnh: Niệu đạo ở phụ nữ ngắn, nằm gần ống hậu môn nên dễ bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh. Tình trạng viêm xảy ra không được điều trị, kéo dài gây viêm bàng quang, tác động đến hệ thống đường tiết niệu.
- Thói quen không lành mạnh: Người bệnh nhịn tiểu thường xuyên, quan hệ tình dục không an toàn, uống hoặc ăn các thực phẩm, thức uống gây dị ứng, hại sức khỏe,… Lâu dần, hiện tượng viêm nhiễm xuất hiện, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Nhận biết viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu qua các biểu hiện tương đồng là tiểu buốt, tiểu ra máu, mủ có mùi hôi. Đối với người bị viêm nhiễm nặng, cơ thể còn kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau bụng dưới, mệt mỏi cơ thể, sốt cao, ra dịch tiết có mùi hôi, màu sắc bất thường.
Tình trạng viêm nhiễm nếu không được điều trị có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ nên thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
Viêm nhiễm đường tiết niệu nói chung, viêm niệu đạo nói riêng xuất hiện khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Trường hợp viêm không được kiểm soát có thể lan rộng, ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cả nam giới lẫn nữ giới khi gặp phải viêm nhiễm trong hệ thống tiết niệu thường gặp khó khăn khi đi tiểu. Bệnh nặng gây chảy dịch mủ, dịch chứa máu có mùi hôi tanh khó chịu. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, gây mất tự tin, suy giảm ham muốn tình dục và chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, nguy cơ viêm nhiễm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cao. Ở nữ giới, viêm nhiễm đường tiết niệu, cụ thể là ở niệu đạo có thể lan sang âm đạo, bộ phận sinh dục, gây viêm phụ khoa. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị, nữ giới có thể bị vô sinh, hiếm muộn do hoạt động của cơ quan sinh dục bị suy giảm.
Ở nam giới, khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu tại vị trí niệu đạo nói riêng gây ảnh hưởng đến quá trình phóng tinh, khiến “cậu nhỏ” khó cương cứng, ảnh hưởng đến đời sống tình dục, suy giảm chất lượng tinh trùng. Đây là nguyên nhân khiến cho một số nam giới đối mặt với nguy cơ hiếm muộn hoặc vô sinh vĩnh viễn.
Ngoài ra, tình trạng viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu khi đã chuyển biến nặng, lan vi khuẩn, nấm,… sang các bộ phận khác khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng, cực kỳ nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp điều trị viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu
Viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu là hai bệnh lý thường gặp hiện nay. Tùy vào vị trí viêm và mức độ viêm nhiễm ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh nhằm điều trị viêm đường tiết niệu nói chung và viêm niệu đạo nói riêng.
Trường hợp viêm nhiễm khu trú do tình trạng viêm niệu đạo gây ra, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng kháng sinh đường uống liên tục trong 5 – 7 ngày. Nếu bệnh nhân có xuất hiện các biểu hiện khác như sốt, rét run, nhiễm trùng huyết, phát hiện ổ viêm tại đường tiết niệu,… cần nhập viện theo dõi, điều trị bằng kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.
Bên cạnh sử dụng thuốc, trường hợp viêm nhiễm tái phát nhiều lần, niệu đạo hay đường tiết niệu bị dị dạng, đã đặt ống dẫn tiểu, bác sĩ có thể tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để xác định đúng loại kháng sinh nhạy cảm với loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể bệnh nhân.
Một số ca bệnh sẽ được sử dụng thuốc uống có tính sát trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại trên hệ niệu. Thuốc dạng này có thể được kê đơn dùng kèm với thuốc kháng sinh. Tuy nhiên thực tế cho đến hiện nay hiệu quả của dạng thuốc này chưa được chứng minh rõ ràng.
Tình trạng viêm sau một thời gian điều trị không có dấu hiệu thuyên giảm, có xuất hiện dấu hiệu biến chứng tại thận phải can thiệp phẫu thuật để điều trị. Trường hợp này nếu không phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng khác.
Người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín để khám chữa sớm. Phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát càng có khả năng chữa trị dứt điểm, phòng tránh được nhiều rủi ro cho người bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phòng tránh viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu
Viêm niệu đạo nói riêng và viêm đường tiết niệu nói chung có thể phát sinh nhiều biến chứng nếu bệnh nhân không sớm thăm khám và điều trị. Viêm nhiễm khi lan rộng có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và các cơ quan khác. Trường hợp không kiểm soát, người bệnh còn có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.
Chính vì thế, chuyên gia khuyến khích mọi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hai tình trạng viêm nhiễm này. Một số lưu ý như sau:
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu âm đạo, không dùng dung dịch vệ sinh chứa hóa chất mạnh. Lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp, dùng đúng cách, không quá lạm dụng.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ đúng cách. Tránh quan hệ với nhiều bạn tình để giảm rủi ro lây nhiễm mầm bệnh qua đường tình dục.
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung cho cơ thể đủ nước giúp hệ bài tiết làm việc hiệu quả hơn. Thông qua đó, thận hoạt động tốt giúp đào thải vi trùng gây hại ra ngoài cơ thể, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ngược dòng.
- Không nên nhịn tiểu, nếu có cảm giác muốn đi vệ sinh, người bệnh nên đi ngay. Việc thường xuyên nhịn tiểu là thói quen có hại cho đường tiết niệu.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, tăng cường đề kháng, cải thiện hệ bài tiết. Không nên ăn nhiều đồ ăn quá ngọt, đồ ăn dầu mỡ, không nên uống nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá.
- Tập thể dục, xây dựng thói quen lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya, stress, căng thẳng kéo dài,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe để kịp thời điều trị khi cần thiết.
Viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu gây ra các triệu chứng gần như tương đồng với nhau. Người bệnh nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Thông qua kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định tình trạng viêm đang diễn ra ở vị trí nào trong hệ niệu, sau đó đánh giá mức độ viêm và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!