Những Thói Quen Gây Vô Sinh Ở Nữ Giới Và Cách Khắc Phục

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Rất nhiều phụ nữ hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề vô sinh, đánh mất đi cơ hội được làm mẹ. Điều đáng lo ngại là một số thói quen tưởng chừng vô hại lại chính là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn cho nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những thói quen gây vô sinh ở nữ giới, từ đó có thể đưa ra biện pháp phòng ngừa và nâng cao sức khỏe. 

Những thói quen gây vô sinh ở nữ giới bạn cần biết

Rất nhiều thói quen hàng ngày và lối sống không lành mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Dưới đây là những thói quen gây vô sinh ở nữ giới bạn cần nắm rõ:

Hút thuốc lá

Hóa chất độc hại trong thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng, làm giảm chất lượng trứng, rối loạn quá trình rụng trứng, teo nhỏ buồng trứng, dẫn đến giảm dự trữ buồng trứng. Nó còn có thể gây tổn thương DNA trứng, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thai nhi dị tật bẩm sinh. Ngoài ra nó còn làm thu hẹp mạch máu, hạn chế lưu thông máu đến tử cung và buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng bám dính của phôi thai.

Hút thuốc lá có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới
Hút thuốc lá có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới

Uống rượu bia

Uống bia rượu thường xuyên sẽ gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và rụng trứng. Gây tổn thương DNA trứng, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Căng thẳng stress

Tình trạng căng thẳng stress kéo dài khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, ức chế quá trình rụng trứng. Bên cạnh đó nó còn gây co thắt cơ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng bám dính của phôi thai.

Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như ma túy, cần sa cũng làm suy giảm chức năng sinh sản. Chúng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ vô sinh và các vấn đề sức khỏe khác. Sử dụng chất kích thích còn tăng nguy cơ sinh non hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe sinh sản, như sắt, axit folic, vitamin D và canxi, có thể gây rối loạn kinh nguyệt và giảm chất lượng trứng. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa và đường cũng ảnh hưởng đến cân nặng và chỉ số BMI, gây ra các vấn đề về rụng trứng và khả năng thụ thai.

Lối sống ít vận động

Lối sống ít vận động gây ra các vấn đề về cân nặng và sức khỏe tổng quát. Thiếu vận động tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, tiểu đường và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Những vấn đề này dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng thụ thai.

Uống thuốc tránh thai sai cách

Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài mà không có chỉ định của bác sĩ, hoặc sử dụng thuốc điều trị các bệnh mãn tính không theo dõi cẩn thận, có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Việc tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Dùng thuốc tránh thai sai cách cũng có thể dẫn đến vô sinh
Dùng thuốc tránh thai sai cách cũng có thể dẫn đến vô sinh

Tiếp xúc với hóa chất độc hại

Tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng có thể gây tổn thương buồng trứng và hệ thống sinh sản. Các chất độc hại này gây ra các bất thường về di truyền và rối loạn kinh nguyệt, làm tăng nguy cơ vô sinh và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Quan hệ không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu, herpes, HPV. Các bệnh này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu và gây vô sinh. Ngoài ra, các bệnh lý phụ khoa do STDs cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.

Thừa cân/thiếu cân 

Thừa cân hoặc thiếu cân đều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Chỉ số BMI không ổn định có thể gây rối loạn kinh nguyệt và giảm khả năng thụ thai. Thừa cân tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tiểu đường và bệnh tim mạch, trong khi thiếu cân có thể gây suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Những thói quen giúp cải thiện sức khỏe sinh sản cho nữ

Sau khi tìm hiểu về những thói quen gây vô sinh ở nữ giới, dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn cải thiện được sức khỏe sinh sản của mình:

Chế độ ăn uống lành mạnh:

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, axit béo omega-3,…
  • Ưu tiên thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, thịt nạc.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ uống có ga.
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia hóa học.

Duy trì cân nặng hợp lý:

  • Thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do rối loạn nội tiết tố. Trong đó chỉ số BMI lý tưởng (18.5 – 24.9) sẽ giúp đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và tăng khả năng thụ thai.
  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên.

Tập thể dục đều đặn:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với cường độ vừa phải.
  • Các bài tập phù hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, aerobic,…
  • Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch, giảm stress, và điều hòa nội tiết tố, từ đó tăng cường khả năng sinh sản.
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe sinh sản ở nữ giới
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Ngủ đủ giấc:

  • Ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Thói quen ngủ đủ giấc sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, giảm stress, và cải thiện chất lượng trứng.

Giảm stress hiệu quả:

  • Căng thẳng thần kinh trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản.
  • Áp dụng các biện pháp giảm stress như yoga, thiền, nghe nhạc, dành thời gian cho sở thích cá nhân,…

Tránh xa các chất kích thích:

  • Hạn chế hoặc cai hoàn toàn rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Các chất kích thích có thể gây hại cho buồng trứng, trứng, và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Vệ sinh vùng kín đúng cách:

  • Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, ngày 1-2 lần.
  • Thay quần lót thường xuyên, giữ vùng kín khô thoáng.
  • Tránh thụt rửa âm đạo.

Khám phụ khoa định kỳ:

  • Khám phụ khoa ít nhất 1 năm 1 lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe sinh sản.
  • Khám phụ khoa giúp tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa, và các vấn đề khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Cần tránh thai an toàn:

  • Sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn.
  • Tuyệt đối không nên nạo phá thai vì nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng mang thai và sinh con sau này. 

Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về những thói quen gây vô sinh ở nữ giới. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình bạn cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân đối, thường xuyên vận động, giảm căng thẳng và tránh sử dụng chất kích thích. Nếu gặp phải các vấn đề về sinh sản, hãy đến bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem Thêm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc “Đặt Chân” Tới Hậu Giang Xa Xôi

Chương trình tư vấn sức khỏe tim mạch miễn phí nằm trong khuôn khổ dự...
TTUT, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cung cấp kiến thức về bệnh lý tim mạch cho bà con

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại 12 Xã Của Huyện Bình Chán

Ngày 25-27/6/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...

Bác sĩ Trần Hải Long chia sẻ về góc nhìn trong phương pháp điều trị yếu sinh lý bằng Đông y

Hiện nay xu hướng sử dụng thuốc Đông y để điều trị các vấn đề...