Rối Loạn Lipid Máu Có Nguy Hiểm Không? Phòng Tránh Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Rối loạn lipid máu là hiện tượng các chỉ số lipid trong máu tăng hoặc giảm một cách bất thường. Thông thường người bệnh sẽ không có các triệu chứng rõ ràng và chỉ phát hiện ra bệnh khi đi xét nghiệm máu hoặc khám sức khỏe định kỳ. Vậy mắc bệnh rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về chủ đề này.

Bệnh rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Bị mắc bệnh rối loạn lipid máu có nguy hiểm không? Câu trả lời là . Rối loạn lipid máu diễn ra trong thời gian dài là tiền căn gây ra các bệnh lý về tim mạch, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tai biến và đột quỵ, dẫn đến tử vong.

Cụ thể, dưới đây là những biến chứng của tình trạng rối loạn lipid máu người bệnh cần nắm rõ:

Xơ vữa động mạch

Những bệnh nhân bị rối loạn lipid máu sẽ có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Khi lượng cholesterol xấu trong máu quá nhiều, lâu dần sẽ lắng đọng vào thành mạch và hình thành các mảng xơ vữa. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, chúng sẽ gây hẹp và tắc lòng mạch hoàn toàn. Tình trạng xơ vữa động mạch sẽ có xu hướng  gia tăng ở những bệnh nhân cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường hoặc thường xuyên hút thuốc.

Xơ vữa động mạch biến chứng nghiêm trọng của rối loạn lipid máu
Xơ vữa động mạch biến chứng nghiêm trọng của rối loạn lipid máu

Nhồi máu cơ tim

Các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch là nguyên nhân gây ra những cơn đau thắt ngực và hình thành các cục máu đông. Khi đó, lòng mạch bị bịt kín khiến động mạch không thể cung cấp máu cho tim, gây nhồi cơ tim. Trường hợp nghiêm trọng hơn, cục máu đông sẽ làm tắc nghẽn động mạch nuôi nút nhịp tim, gây rối loạn nhịp tim và tử vong.

Nhiễm lipid võng mạc

Những người bị rối loạn lipid máu có hàm lượng Triglycerides quá cao sẽ gặp phải tình trạng nhiễm lipid võng mạc. Tuy nhiên biến chứng này rất ít được chú ý đến và chỉ được phát hiện khi soi đáy mắt của người bệnh.

Tăng huyết áp

Lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ tạo ra các mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch và khiến máu kém lưu thông. Lúc này tim sẽ phải co bóp nhiều hơn để gia tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng xuất hiện mỡ ở từng phần của thùy gan hoặc toàn bộ gan. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng. Tình trạng này thường gặp ở những người bị rối loạn chuyển hóa lipid có nồng độ Triglycerides cao trong máu.

Viêm tụy cấp

Đây cũng là một biến chứng thường gặp của người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu với hàm lượng Triglycerides tăng cao. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như đau bụng dữ dội từng cơn, buồn nôn, nôn mửa nhiều, sốt cao, hạ huyết áp.

Tiểu đường

Tiểu đường tuýp 2 không hoàn toàn là một biến chứng của bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Tuy nhiên nó cũng là một dạng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng của cơ thể. Bởi các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể đều có liên quan đến nhau. Vì vậy nếu bệnh nhân bị rối loạn lipid máu kéo dài cũng sẽ dễ bị rối loạn đường huyết, gây ra bệnh tiểu đường.

Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ bị tiểu đường
Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ bị tiểu đường

Ở chiều ngược lại, những người bị tiểu đường cũng sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị cả hai chứng bệnh này cùng một lúc sẽ làm tăng nguy cơ bị tử vong do đột quỵ não, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn lipid máu. Tình trạng này xảy ra khi động mạch cảnh bị xơ vữa, làm tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông được lên não, gây ra tình trạng tai biến mạch máu não. Nếu không có pháp điều trị kịp thời và đúng cách, bện nhân sẽ gặp phải một số hệ lụy nghiêm trọng như liệt nửa người, mất thị lực đột ngột, tử vong. Vì vậy nếu người bệnh đang băn khoăn không biết bị rối loạn chuyển hóa lipid có nguy hiểm không thì đây là một biến chứng bạn cần hết sức chú ý.

Như vậy có thể thấy, rối loạn lipid máu là tiền đề của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khi đến giai đoạn nghiêm trọng thì việc cứu chữa bệnh nhân là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, người bệnh cần đi khám bác sĩ và nghiêm túc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị.

Phòng ngừa biến chứng và hỗ trợ cải thiện bệnh

Sau khi tìm hiểu vấn đề rối loạn chuyển hóa lipid máu có nguy hiểm không, người bệnh cần chủ động phòng ngừa biến chứng và cải thiện sức khỏe của mình bằng các phương pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá

Thuốc lá làm tăng nồng độ cholesterol LDL và Triglyceride, đồng thời làm giảm lượng cholesterol HDL, dẫn đến rối loạn lipid máu. Vì vậy người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc lá hoặc tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và các rối loạn chuyển hóa khác. Do đó người bệnh cần đi ngủ từ sớm, khoảng 9-10 giờ tối là hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

  • Giảm căng thẳng stress

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm tăng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, việc căng thẳng stress còn dẫn tới tăng tiết catecholamin, gây co mạch máu, dẫn tới thiếu oxy ở tim và thành mạch. Vì vậy người bệnh phải luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Giảm căng thẳng stress cũng là cách phòng ngừa biến chứng rối loạn lipid máu
Giảm căng thẳng stress cũng là cách phòng ngừa biến chứng rối loạn lipid máu
  • Ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh. Vì vậy bạn cần chú ý bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả, các loại hạt, các loại đỗ để giúp cung cấp thêm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, omega-3 và chất chống oxy hóa. Đồng thời cắt giảm lượng dầu mỡ, nội tạng động vật, thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều đường, nhiều muối…

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người rối loạn lipid máu:

  1. Tăng cường axit béo có lợi: Sử dụng cá hồi, quả óc chó, hạt lanh, bơ,...
  2. Chất xơ hàng ngày: Nạp 20-30g chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
  3. Hạn chế chất béo bão hòa: Không ăn quá 14g/ngày từ món chiên rán, bơ, phomai, thịt xông khói,...
  4. Hạn chế cholesterol: Tránh thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, sữa nguyên chất,...
  5. Giảm lượng chất béo trong calo tổng: Chia thành 5 bữa/ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
  6. Chế độ ăn uống đa dạng: Không kiêng khem quá mức, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
  7. Ăn chậm và nhai kỹ: Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  8. Uống đủ nước: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  9. Không ăn quá no: Mỗi bữa ăn không nên quá no.
  10. Không ăn khuya hoặc tối muộn: Hạn chế ăn sau giờ tối.

Thực phẩm ưu tiên cho người rối loạn lipid máu:

  1. Cà rốt: Giảm cholesterol, kiểm soát huyết áp và đường trong máu.
  2. Nấm: Thay thế thịt đỏ, giảm calo, chất béo và cholesterol.
  3. Hành tây: Giảm cholesterol LDL, chống viêm.
  4. Mướp đắng: Giảm cholesterol xấu và duy trì mức cholesterol tốt.
  5. Sữa tách béo: Cung cấp dinh dưỡng, ít chất béo và đường.
  6. Tỏi: Tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.
  7. Cá biển: Chứa axit béo omega-3, tăng cholesterol HDL, giảm viêm.
  8. Dầu thực vật: Chống viêm, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol xấu.
  9. Hoa quả tươi: Nước, chất xơ, vitamin, chống oxy hóa, giảm rối loạn lipid máu.
  10. Rong biển: Ngăn chặn mảng bám cholesterol trong mạch máu, giảm triglyceride.
  11. Rau xanh: Chất xơ, pectin, chống oxy hóa, duy trì cân nặng và giảm cholesterol.
  12. Đậu: Đạm thực vật, chất xơ, giảm LDL-cholesterol.
  13. Hạt như hạnh nhân, óc chó: Omega-3, chất xơ, giảm cholesterol toàn phần.

Kiêng ăn:

  1. Thực phẩm có cholesterol cao: Sữa nguyên chất, sữa nguyên kem, bơ, phomai, thịt bò nướng, sườn lợn,...
  2. Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo, mứt, nước ngọt có gas, tăng mức cholesterol LDL và đường máu.
  3. Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, ma túy, gây nghiêm trọng rối loạn lipid máu.
  4. Chất béo bão hòa: Hạn chế để tránh tăng huyết áp và cholesterol.
  5. Tinh bột: Giảm lượng tinh bột để hạn chế chuyển hóa thành triglyceride.
  6. Đồ ăn nhiều muối: Hạn chế để tránh tình trạng cao huyết áp và tồi tệ hóa lipid máu.
  7. Sữa và chế phẩm từ sữa: Chứa nhiều cholesterol, đường và chất béo, làm tăng cholesterol xấu.

Người bị rối loạn lipid máu cần duy trì chế độ ăn uống cân đối, giảm thực phẩm không tốt, và kết hợp với tập luyện để cải thiện sức khỏe lipid máu.

  • Tập thể dục thường xuyên

Việc vận động thường xuyên cũng là cách giúp tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể. Nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn hãy dành ra mỗi ngày 30-60 phút để tập luyện thể dục thể thao. Ưu tiên các bộ môn vừa sức như bơi lội, yoga, đi bộ, cầu lông, chạy bộ ngắn, aerobic,…

  • Hạn chế uống rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng nồng độ lipid trong máu. Cụ thể, lượng cholesterol xấu trong máu sẽ tăng cao, trong khi đó lượng cholesterol tốt sẽ giảm đi. Thường xuyên uống rượu cũng sẽ gây ra các cơn đau tim, tim đập nhanh. Vì vậy người bệnh cần ngưng sử dụng rượu bia hoặc hạn chế dùng ở mức tối thiểu, tránh làm bệnh nghiêm trọng.

  • Giữ cân nặng ổn định

Thừa cân béo phì sẽ góp phần kiến tình trạng rối loạn lipid máu trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bệnh nếu được chẩn đoán có chỉ số BMI ≥25 thì cần có biện pháp để điều chỉnh cân nặng bằng cách giảm lượng calo đưa vào cơ thể và tăng tiêu thụ năng lượng. 

Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc rối loạn lipid máu có nguy hiểm không. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân được tốt hơn để phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0981554329

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...