Giải Đáp Sau Chuyển Phôi Ra Dịch Trắng Là Tốt Hay Xấu?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sau chuyển phôi ra dịch trắng là biểu hiện cho thấy quá trình chuyển phôi đã thành công hoặc có thể là không. Theo đó, rất nhiều chị em quan tâm tìm hiểu về tình trạng này, Cụ thể các cách phân biệt, nhận biết được chia sẻ chi tiết ngay dưới đây.

Phương pháp chuyển phôi trong IVF

IVF là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, ngày nay được dùng rất phổ biến cho những cặp vợ chồng khó có con theo cách tự nhiên. Thông thường, phương pháp này sẽ sử dụng cho các trường hợp nam giới có chất lượng tinh trùng kém, nữ giới mắc lạc nội mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng hoặc các cặp đôi đã nhiều tuổi nhưng muốn có con cái,…

Khi tiến hành thực hiện IVF, sẽ cần trải qua giai đoạn chuyển phôi, đây được đánh giá là bước rất quan trọng và cũng là bước cuối của kỹ thuật này. Cụ thể, phôi thai khi đã hình thành trong ống nghiệm sẽ được các bác sĩ tiến hành đưa vào tử cung của người mẹ để bắt đầu quá trình mang thai.

Theo đó, kể từ lúc tinh trùng và trứng thụ tinh thành công, trong vòng 48 tiếng cần phải chuyển phôi. Để thực hiện chuyển phôi, các bác sĩ sẽ cần tính toán, xem xét tới vấn đề chu kỳ tự nhiên của cơ thể, xây dựng kế hoạch để có được kết quả tốt như mong muốn. Chi tiết như sau:

  • Khi chuyển phôi dựa theo chu kỳ trứng rụng tự nhiên, các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật này sau khoảng 2 – 3 ngày kể từ thời điểm rụng trứng. Nếu soi theo chu kỳ kinh nguyệt sẽ nằm trong khoảng ngày thứ 18 – 20. Niêm mạc tử cung lúc này cần phải đáp ứng yếu tố có độ dày 9 – 100mm và sức khỏe của người mẹ ở trạng thái tốt.
  • Với kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh, người mẹ sẽ cần dùng estrogen bổ sung để ức chế chu kỳ rụng trứng tự nhiên của cơ thể, qua đó nội mạc tử cung sẽ dày hơn, phôi thai khi đi vào sẽ dễ bám trụ để làm tổ. Thông thường, sau khoảng 14 ngày từ kể từ thời điểm bổ sung estrogen.

Ra huyết trắng sau chuyển phôi

Chuyển phôi trong IVF là thủ thuật quan trọng cấy phôi thai vào trong tử cung của người mẹ để làm tổ và phát triển thành thai nhi

Sau chuyển phôi ra dịch trắng có tốt hay không?

Quá trình chuyển phôi IVF rất khó để người mẹ có thể tự đánh giá đã đạt kết quả tốt hay chưa. Tuy nhiên, sẽ có thể xảy ra những dấu hiệu cảnh báo, ví dụ như sau chuyển phôi ra dịch trắng. Theo đó, các chuyên gia cho biết tình trạng này có thể chia ra làm 2 hướng như sau:

Sau chuyển phôi ra huyết trắng báo hiệu thành công

Khi phôi thai đã bám chắc vào thành niêm mạc để làm tổ, huyết trắng xuất hiện là biểu hiện sinh lý tự nhiên của cơ thể. Khi đó, nội tiết tố của người mẹ sẽ nhanh chóng tăng cao, âm đạo ẩm ướt nên biểu hiện huyết trắng sẽ xảy ra tương đối rõ rệt. Lúc này, dịch sẽ có màu trắng bình thường, xuất hiện trong khoảng vài ngày và không có mùi bất thường.

Thường sẽ từ ngày thứ 6 sau khi chuyển phôi sẽ có cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín và huyết trắng. Ngoài ra, còn có thêm những triệu chứng khác khá thường gặp như:

  • Căng tức ngực, hai bên ngực to không đồng đều.
  • Vùng bụng dưới đau và căng, bụng có cảm giác nặng nề và to ra.
  • Cơ thể tăng nhiệt do sự thay đổi của quá trình trao đổi chất nhằm cung cấp các dưỡng chất để thai nhi phát triển. Ngoài ra, chị em cũng bị mệt mỏi khó chịu hơn
  • Âm đạo xuất huyết nhưng không nhiều và chỉ bị trong khoảng 1 – 2 ngày.

Cảnh báo chuyển phôi không thành công

Ra huyết trắng cũng có thể là lời cảnh báo cho quá trình chuyển phôi thất bại. Khi này, chị em sẽ thấy âm đạo có dịch kèm với máu, bị rong kinh, cơ thể mệt mỏi khó chịu, nhanh chóng suy nhược. Khi kiểm tra nồng độ HCG sẽ thấy không đạt tiêu chuẩn sau 2 tuần chuyển phôi. Đây chính là tình trạng không thành công và cần phải làm đợt chuyển phôi mới.

Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, những yếu tố gây giảm tỷ lệ thành công trong quá trình chuyển phôi là:

  • Nữ giới tuổi càng cao càng có tỷ lệ thành công thấp.
  • Chất lượng của tinh trùng và trứng đều không ổn, khiến phôi thai yếu và khó bám trụ lại ở tử cung.
  • Lớp niêm mạc tử cung chưa đảm bảo có được dày phù hợp.
  • Người mẹ có tâm lý căng thẳng, lo lắng, ăn uống không ngon miệng và không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi quá ít.
Ra huyết trắng sau chuyển phôi
Ra huyết trắng sau chuyển phôi ở ngày thứ 6 kèm theo vài giọt máu nhạt là dấu hiệu chuyển phôi thành công

Cần làm gì để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công?

Để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công trong lần đầu tiên hoặc sau khi chuyển phôi thất bại, người phụ nữ cần chú ý thực hiện các điều sau đây:

Về chế độ ăn uống

Để có đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng cho quá trình thực hiện chuyển phôi, chị em cần chú ý kỹ về chế độ ăn uống.

Trước khi chuyển phôi

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: các loại cá béo giàu omega-3, trứng, hải sản, các loại đậu, hạt, khoai lang, bắp, bông cải xanh, cà chua, cà rốt, rau bina, hành tây, tỏi, củ cải đường, các loại rau có lá màu xanh đậm, sữa tươi, sữa chua, sữa ong chúa, các loại trái cây như cam, chuối, táo, bưởi, dâu, dưa hấu…
  • Tránh ăn các loại thực ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp chứa chất bảo quản, tuyệt đối không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê…
  • Bổ sung thêm vitamin E trong hoặc ngay sau bữa sáng.
Ra huyết trắng sau chuyển phôi
Trước khi chuyển phôi người phụ nữ cần chuẩn bị một thể trạng sức khỏe tốt thông qua chế độ ăn uống khoa học, vận động lành mạnh

Sau khi chuyển phôi

  • Không ăn các loại thực phẩm khó tiêu vì sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng bám đậu vào thành tử cung của phôi thai.
  • Tránh ăn đu đủ, rau ngót, không uống nước dừa tươi để hạn chế nguy cơ bị tuột phôi khi bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đủ chất, ăn đủ bữa, chỉ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất và yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể tăng cường thêm các bữa nhẹ bằng các loại ngũ cốc, bánh quy, trái cây, hạt sấy khô… để bổ sung dưỡng chất cho thai phát triển.
  • Uống nhiều nước ít nhất 1.5 – 2 lít nước/ ngày.

Về chế độ sinh hoạt

Ngoài dinh dưỡng, chị em cũng cần tạo các thói quen nếp sống sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt, sẵn sàng cho quá trình trước và sau khi chuyển phôi.

Trước khi chuyển phôi

  • Tập luyện đều đặn mỗi ngày bằng những bộ môn nhẹ nhàng, vừa sức như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội… Cố gắng dành ra ít nhất từ 30 – 60 phút/ ngày để tập sẽ giúp tăng sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh và khí huyết lưu thông trơn tru.
  • Tránh stress, căng thẳng, duy trì tâm lý lạc quan, thoải mái.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, nếu khó ngủ có thể ngâm chân bằng nước muối gừng hoặc dùng tinh dầu dược liệu.
  • Tạo thói quen uống nước lọc hoặc tốt nhất là nước ấm, không nên uống nước đá lạnh.
  • Đừng quên uống thuốc và đặt thuốc đúng giờ để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển phôi.

Sau khi chuyển phôi

  • Trong vòng 10 ngày đầu sau khi chuyển phôi cần hạn chế đi lại hoặc di chuyển nhẹ nhàng, không được gồng phần bụng. Có thể đi dạo vài vòng để máu huyết lưu thông, tốt nhất nên thực hiện sau mỗi bữa ăn.
  • Nếu xuất hiện tình trạng táo bón hay tiêu chảy, tuyệt đối không được rặn vì rất dễ làm tuột phôi.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không nên căng thẳng.
  • Theo dõi kỹ các dấu hiệu của cơ thể, nếu có bất thường cần thông báo ngay cho bác sỉ để được thăm khám và chỉ dẫn bước tiếp theo.

Sau chuyển phôi ra dịch trắng là tình trạng phản ứng của cơ thể cho biết phôi đã thành công nhưng cũng có không ít trường hợp gặp phải thất bại. Chị em khi nhận thấy tình trạng này hãy liên hệ với bác sĩ và tiếp tục theo dõi các triệu chứng để có phương án chăm sóc sức khỏe kịp thời.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Từ Căn Nguyên

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị viêm da cơ địa từ...