Suy Thận Có Ăn Được Khoai Lang Không? Lưu Ý Quan Trọng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ở những bệnh nhân bị suy thận, cơ thể sẽ tích tụ nhiều độc tố và nước dư thừa, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để cải thiện sức khỏe và góp phần ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần ăn uống khoa học, hợp lý. Vậy người bị suy thận có ăn được khoai lang không? Tham khảo bài viết sau để có được thực đơn dinh dưỡng phù hợp.
Người bị suy thận có ăn được khoai lang không?
Người bị suy thận có ăn được khoai lang không là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Khoai lang là loại thực phẩm dân giã, quen thuộc, rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuy nhiên bệnh nhân bị suy thận nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này. Nguyên nhân là bởi các lý do sau:
Chứa hàm lượng lớn kali
Khoai lang là nguồn cung cấp khoáng chất kali dồi dào. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng bài tiết kali của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Việc tiêu thụ quá nhiều khoai lang có thể dẫn đến tăng kali máu và gây ra các vấn đề nguy hiểm như:
- Rối loạn nhịp tim, yếu tim.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Tê bì, ngứa ran ở tay chân.
- Mệt mỏi, yếu ớt.
- Thậm chí còn gây tử vong.
Có chứa chất xơ cao
Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng với người suy thận, đặc biệt là những người đã có vấn đề về tiêu hóa, thì việc tiêu thụ nhiều chất xơ có thể dẫn đến các triệu chứng như: Khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy, tắc ruột.
Chứa nhiều axit oxalic
Khoai lang chứa một lượng lớn axit oxalic. Khi kết hợp với các khoáng chất khác trong cơ thể, axit oxalic có thể tạo thành sỏi thận. Sỏi thận gây đau đớn dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, tiểu ra máu, tắc nghẽn đường tiết niệu và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.
Hàm lượng vitamin A cao
Trong khoai lang cũng có hàm lượng lớn vitamin A. Đây là một hợp chất quan trọng có tác dụng bảo vệ tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên với người mắc bệnh suy thận lại cần hạn chế dung nạp hợp chất này. Nếu tiêu thụ quá nhiều vitamin A sẽ khiến thận không thanh lọc được hết dẫn đến phù nề, tổn thương gan, thận.
Lưu ý khi sử dụng khoai lang
Mức độ ảnh hưởng của khoai lang đối với người bệnh suy thận sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, chỉ số kali trong máu và cách chế biến khoai lang.
Do đó để sử dụng khoai lang an toàn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Người suy thận giai đoạn nhẹ có thể ăn khoai lang với lượng vừa phải khoảng 50-100g/ngày và sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Nên luộc hoặc hấp khoai lang để giảm lượng kali, không chế biến khoai dưới dạng chiên rán, nướng.
- Kết hợp khoai lang với các thực phẩm ít kali khác như táo, lê, cam, dâu tây, việt quất, súp lơ trắng, măng tây, ớt chuông…. để đảm bảo việc cân bằng các chất dinh dưỡng.
- Người bị suy thận có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn khoai lang.
- Nên uống nhiều nước sau khi ăn khoai lang để giúp đào thải axit oxalic ra khỏi cơ thể.
- Nên ăn khoai lang khi khoai mới được đào lên, nếu để càng lâu thì lượng đường trong khoai càng tăng và các khoáng chất sẽ giảm dần.
- Không nên ăn khoai lang sống và không ăn khoai lang vào buổi tối vì sẽ gây khó tiêu, tăng tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
Như vậy, với thắc mắc “suy thận có ăn được khoai lang không” thì câu trả lời là nên hạn chế tiêu thụ. Khoai lang có thể mang lại một số lợi ích cho người bị suy thận nếu ăn với lượng vừa phải và chế biến đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!