Người Bệnh Bị Suy Thận Có Uống Được Sữa Đậu Nành Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Suy thận có uống được sữa đậu nành không?” là một câu hỏi quan trọng mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi sữa đậu nành là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như photpho, canxi, protein. Tuy nhiên, người bị suy thận lại được khuyến cáo nên hạn chế dung nạp những thành phần này. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu xem liệu sữa đậu nành có phải là lựa chọn an toàn và hợp lý cho những người mắc bệnh suy thận hay không thông qua bài viết dưới đây. 

Lợi ích của sữa đậu nành với sức khỏe người dùng

Sữa đậu nành chứa hàm lượng protein thực vật chất lượng cao, giúp cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để xây dựng và sửa chữa các mô. Khi uống sữa đậu nành đều đặn, đúng cách, chúng có thể mang tới cho người dùng những lợi ích cụ thể như sau:

Sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu
Sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu
  • Sữa đậu nành không chứa cholesterol và có lượng chất béo bão hòa thấp, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Việc thay thế sữa bò bằng sữa đậu nành có thể giúp cơ thể duy trì mức cholesterol trong máu ở mức ổn định.
  • Các isoflavones trong đậu nành có tác dụng chống viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch. Chúng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng mức cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể một cách hiệu quả.
  • Nhiều loại sữa đậu nành được bổ sung canxi và vitamin D, giúp duy trì xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Do không chứa lactose nên sữa đậu nành được xem là một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa bò.
  • Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong sữa đậu nành giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và ung thư.
  • Sữa đậu nành có ít calo hơn so với sữa bò thông thường, đồng thời giàu protein và chất xơ, giúp cảm thấy no lâu hơn cũng như góp phần hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
  • Isoflavones trong đậu nành có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm các nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Sữa đậu nành có chỉ số glycemic thấp nên có thể kiểm soát mức đường huyết ổn định, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Cung cấp chất xơ, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.

Sữa đậu nành là một lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh cho nhiều người. Chúng không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe từ việc cung cấp protein chất lượng cao, mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng sữa đậu nành phù hợp với nhu cầu cá nhân và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Người bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?

Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng. Vậy người bị suy thận có uống được sữa đậu nành không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị suy thận vẫn có thể sử dụng sữa đậu nành, tuy nhiên cần hết sức thận trọng.

Bởi sữa đậu nành thường chứa hàm lượng kali khá cao và người bị suy thận cần hạn dung dung nạp thành phần này để tránh gặp biến chứng như rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, bệnh nhân bị suy thận cũng không thể loại bỏ photpho dư thừa hiệu quả. Vậy nên nếu dung nạp quá nhiều photpho từ đậu nành có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, xương khớp.

Người bị suy thận có thể uống được sữa đậu nành
Người bị suy thận có thể uống được sữa đậu nành

Dù sữa đậu nành cung cấp lượng đạm thực vật tốt nhưng bệnh nhân bị giảm chức năng thận cần kiểm soát lượng đạm dung nạp vào cơ thể. Điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho cơ quan này cũng như giúp việc bổ sung sữa đậu nành trở nên có ý nghĩa và an toàn hơn.

Nhìn chung, người bị suy thận có thể uống sữa đậu nành nhưng cần lựa chọn loại phù hợp và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

Bệnh nhân bị suy thận khi uống sữa đậu nành cần lưu ý gì?

Sau khi giải đáp vấn đề “suy thận có uống được sữa đậu nành không”, mọi người cũng cần nắm thêm một số lưu ý khi sử dụng loại thức uống này như sau:

  • Trước khi thêm sữa đậu nành vào chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân bị suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Đọc kỹ nhãn sản phẩm để nắm rõ về các thành phần dinh dưỡng cũng như đảm bảo sữa đậu nành phù hợp với chế độ ăn uống do bác sĩ khuyến nghị.
  • Chọn loại sữa đậu nành có hàm lượng kali, photpho, đạm phù hợp để giảm gánh nặng cho thận. Tốt nhất nên dùng sữa đậu nành có bổ sung thêm thành phần canxi, vitamin D.
  • Người bị suy thận nên uống sữa đậu nành không đường hoặc ít đường.
  • Xác định lượng sữa hàng ngày nên tiêu thụ không vượt quá mức cho phép, tốt nhất chỉ nên uống khoảng 180ml/ngày.
  • Trong quá trình bắt đầu uống sữa đậu nành, bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường. Chẳng hạn như tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi nhịp tim nhằm thông báo cho bác sĩ kịp thời để sớm được xử lý.

Bệnh nhân suy thận có uống được sữa đậu nành không? Câu trả lời là có. Sữa đậu nành được xem là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân suy thận nếu được sử dụng đúng cách và trong mức độ cho phép. Tuy nhiên, việc kiểm tra thành phần dinh dưỡng và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả khi sử dụng.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...