Suy Tuyến Thượng Thận Có Nguy Hiểm Không? Chữa Được Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Chữa được không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo nhận định của chuyên gia đầu ngành, suy tuyến thượng thận là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Thượng thận là tuyến nội tiết nằm trên thận. Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc tiết ra hormone cần bằng cơ thể như điều hoà nhịp tim, điều chỉnh huyết áp, duy trì sự sống,… Suy tuyến thượng thận đề cập đến tình trạng rối loạn hoạt động ở cơ quan này. Lúc này, quá trình sản xuất cortisol ở tuyến thượng thận suy giảm và gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể. Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây ra tình trạng giảm huyết áp, tăng kali ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Suy Tuyến Thượng Thận Có Nguy Hiểm Không? Chữa Được Không?
“Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Chữa được không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Thực tế cho thấy, suy tuyến thượng thận khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh lý có thể tăng nguy cơ khởi phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như nhiễm khuẩn, ung thư di căn, nấm, lao, lạm dụng thuốc, xạ trị, phẫu thuật,…

Ở người bị suy tuyến thượng thận lúc đầu thường có cảm giác căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Nguyên nhẫn đến đến tình trạng này có thể chức năng tuyến thượng thận suy giảm, không thể giải quyết các hormone gây ra tình trạng căng thẳng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sụt cân bất thường, huyết áp bất thường, rối loạn tiền đình, nước tiểu giảm, buồn nôn,…

Về vấn đề “Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?” Theo các chuyên gia đầu ngành, suy tuyến thượng thận là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí đe doạ đến tính mạng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số biến chứng do bệnh lý gây ra có thể kể đến như:

  • Thiếu máu: Bên cạnh chức năng thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể, thận còn có nhiệm vụ lọc máu. Do đó, khi tuyến thượng thận suy giảm có thể ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, bài tiết độc tố trong cơ thể. Hơn nữa. bệnh lý còn có thể gây tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và tăng nguy cơ tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời.
  • Suy thận: Suy thận là một trong những biến chứng phổ biến ở người bị suy tuyến thượng thận. Suy thận đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng thận cấp và mãn tính. Bệnh lý được chia thành nhiều giai đoạn theo mức độ các triệu chứng và khả năng hoạt động của thận. Ở giai đoạn cuối, người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo, lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống.
  • Suy giảm bạch cầu: Suy tuyến thượng thận nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm bạch cầu trong máu. Tình trạng này có thể gây ra các biểu hiện như mất cân bằng cơ thể, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu,…
  • Ung thư tuyến thượng thận: Đây được xem là một trong những biến nguy hiểm nhất do suy tuyến thượng thận gây ra. Khi tuyến thượng thận suy giảm chức năng có thể hình thành các khối u ác tính, sau đó phát triển thành ung thư.

Từ đó có thể nhận thấy, suy tuyến thượng thận là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc chủ quan không tiến hành điều trị, điều trị sai cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tổng thể và tính mạng của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Bên cạnh câu hỏi “Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?” thì nhiều người bệnh còn thắc mắc bệnh lý có chữa được không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy tuyến thượng thận thường không thể điều trị dứt điểm, theo đó người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm túc điều trị, kết hợp xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, suy tuyến thượng thận thường không thể điều trị dứt điểm, theo đó người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời

Trong đó, hầu hết các trường hợp người bệnh được chỉ định sử dụng corticosteroid để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển của bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc trong thời gian điều trị.

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và một số triệu chứng đi kèm, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị khác. Trong đó, thay thế hormone được chỉ định với những trường hợp người bệnh không có khả năng tạo ra được hormone thay thế. Dưới đây là một số thường được sử dụng:

  • Thuốc hydrocortison: Thuốc thường được chỉ định thay thế hormone Cortisol ở người bị suy tuyến thượng thận. Thuốc được chỉ định từ 1 – 2 viên/ngày tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý.
  • Thuốc fludrocortisone acetate: Bác sĩ có thể chỉ định fludrocortisone acetate để thay thế lượng aldosterone bị thiếu hụt trong cơ thể. Thuốc thường được chỉ định mỗi ngày uống 1 viên.
  • Tiêm hydrocortison: Với những trường hợp bị khủng hoảng addisonian, nồng độ kali ở mức cao hoặc lượng đường ở mức quá thấp. Thuốc được tiêm trực tiếp qua tĩnh mạch và áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không? Chữa được không?” Đây được xem là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, cần được thăm khám và điều trị thời. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng việc chủ động điều trị và kết hợp các biện pháp chăm sóc hợp lý sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...