Tràn Dịch Khớp Gối Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu Thì Khỏi?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là bệnh lý thường gặp, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, khả năng vận động. Theo các chuyên gia, tràn dịch khớp gối có tự khỏi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? Giải đáp

Tràn dịch khớp gối xảy ra khi chất lỏng dư thừa tích tụ ở trong hoặc quanh khớp gối. Bệnh lý có thể liên quan đến chấn thương sụn chêm hoặc dây chằng ở đầu gối, viêm khớp.

Tràn Dịch khớp Gối Có Tự Khỏi Không? Mất bao lâu thì khỏi?
Theo các chuyên gia, tràn dịch khớp gối có tự khỏi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Thông thường, khớp gối chứa một lượng chất lỏng tại khớp nhằm hỗ trợ hoạt động, đồng thời làm giảm ma sát. Tuy nhiên, khi khớp gối bị chấn thương, viêm khớp hoặc viêm khớp tự miễn, lượng chất lỏng có thể tích tụ ở đầu gối và gây ra tình trạng sưng viêm.

Các triệu chứng tràn dịch khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói chung tùy thuộc vào nguyên nhân gây tích tụ chất lỏng ở đầu gối. Trường hợp khởi phát do viêm khớp, các biểu hiện thường khá nghiêm trọng. Tuy nhiên cơn đau thường có xu hướng cải thiện khi nghỉ ngơi, thư giãn. Tình trạng tràn dịch khớp gối có thể khiến đầu gối sưng nóng, khó uốn cong hoặc duỗi thẳng hoàn toàn.

Bệnh lý do chấn thương có thể gây bầm tím ở mặt trước, phía sau và hai bên mặt đầu gối. Bên cạnh đó, chấn thương khiến bệnh nhân không thể chịu được sức nặng ở đầu gối, cơn đau tiến triển nặng nề hơn.

Về vấn đề “Tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi không?” Các chuyên gia nhận thấy, bệnh lý không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị sớm để phòng ngừa các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh lý có thể tiến triển nặng và gây ra các vấn đề như:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Tổn thương khớp nghiêm trọng, phá hủy khớp

Do đó, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường ở khớp gối hoặc nghi ngờ bị tràn dịch khớp gối, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy biểu hiện nhiễm trùng như khớp sưng đỏ, nóng rát da, viêm, không thể cử động đầu gối.

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?

Có thể nhận thấy, tràn dịch khớp cổ chân và tràn dịch khớp gối nói riêng không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị sớm và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để kiểm soát bệnh lý.

Theo đó, thời gian hồi phục khi bị tràn dịch khớp gối còn tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, biện pháp điều trị và khả năng đáp ứng. Bên cạnh đó, tình trạng tràn dịch khớp gối mất bao lâu thì khỏi còn liên quan đến tình trạng sức khỏe, sức đề kháng của người bệnh. Hệ miễn dịch suy yếu có thể khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn, thời gian phục hồi lâu hơn so với người bình thường.

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?
Thời gian hồi phục khi bị tràn dịch khớp gối còn tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, triệu chứng,…

Chính vì vậy, rất khó xác định tình trạng tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi hẳn. Cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng, dự phòng biến chứng là bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị. Chủ động điều trị sẽ rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi chức năng vận động nhanh chóng.

Các biện pháp điều trị tràn dịch khớp gối

Đối với trường hợp tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ, khởi phát bởi nguyên nhân thông thường. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng lâm sàng, cải thiện khả năng vận động ở khớp gối.

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi được xem là một trong những cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà. Theo đó, bệnh nhân tránh những hoạt động tác động lên khớp gối hoặc những hoạt động thể thao trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên khi bùng phát triệu chứng. Điều này giúp khớp gối được nghỉ ngơi, phục hồi, đồng thời tránh những tổn thương khác.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên nghỉ ngơi nhiều hơn 2 ngày. Bên cạnh đó, tránh tình trạng bất động khớp hoàn toàn. Bạn nên uốn hoặc co duỗi khớp gối nhẹ nhàng và thực hiện nhiều lần trong ngày. Điều này có thể giúp hạn chế tình trạng cứng khớp, đồng thời tăng cường phạm vi hoạt động của khớp.

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những liệu pháp thường được áp dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà vì dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Người bệnh chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên khi đầu gối bị đau nhức, sưng nóng để giúp:

  • Cơ thắt các mạch máu, hạn chế lượng máu đến đầu gối và phòng ngừa viêm nhiễm
  • Hạn chế hoạt động sản xuất dịch ở đầu gối, điều này có thể làm giảm đau, sưng viêm và khó chịu ở đầu gối
  • Làm giảm các tín hiệu đau từ não bộ

Bệnh nhân có thể chườm lạnh ở đầu gối bị tổn thương từ 10 – 20 phút, ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để cải thiện bệnh lý. Khi chườm, không để nước đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh, tổn thương các mô. Bên cạnh đó, biện pháp này không phù hợp cho người bị tổn thương thần kinh hoặc mắc Hội chứng Raynaud.

3. Nâng cao đầu gối

Nâng cao đầu gối có thể giúp hạn chế lượng máu lưu thông đến đầu gối. Từ đó giúp giảm sưng, viêm khớp, khó chịu, đồng thời hỗ trợ cải thiện cơn đau đáng kể. Tốt nhất, bạn nên nâng cao chân bị ảnh hưởng cao hơn so với tim để cải thiện các triệu chứng lâm sàng hiệu quả.

Nâng cao đầu gối
Nâng cao đầu gối có thể giúp hạn chế lượng máu lưu thông đến đầu gối

Bệnh nhân có thể nằm với đầu gối được kê cao hoặc ngồi với chân có đầu gối bị tràn dịch khớp đặt trên ghế thấp. Tuy nhiên, việc nâng cao chân khi ngồi thường không mang lại hiệu quả tốt như khi nằm.

Người bị tràn dịch khớp mãn tính nên cân nhắc mua gối kê cao chân chuyên dụng. Những loại gối này thường được làm từ xốp, có thiết kế đặc biệt nhằm giúp người bệnh thoải mái hơn.

4. Băng đầu gối

Việc sử dụng băng đàn hồi băng đầu gối có thể hạn chế và làm giảm sưng viêm đáng kể. Bạn nên dùng loại băng co giãn có độ rộng khoảng 8 – 10cm khi băng đầu gối. Băng có chiều rộng nhỏ hơn có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn tuần hoàn máu, dẫn đến tổn thương đầu gối.

Khi băng, cần chú ý tránh băng quá chặt, nới lỏng băng khi nhận thấy áp lực lên đầu gối. Việc băng quá chặt có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó phát sinh các triệu chứng khác như ngứa ran, đau đớn, tê, sưng tấy hoặc khiến đầu gối trở nên lạnh.

5. Xoa bóp đầu gối

Xoa bóp đầu gối có thể giúp chất lỏng dễ dàng thoát ra khỏi khớp, giảm sưng đầu gối. Tuy nhiên, việc massage cần thực hiện thận trọng để hạn chế các tổn thương khác ở đầu gối. Theo đó, bạn có thể tự massage tại nhà hoặc đến những cơ sở y tế chuyên môn để được massage chuyên nghiệp.

Xoa bóp đầu gối
Xoa bóp đầu gối có thể giúp chất lỏng dễ dàng thoát ra khỏi khớp, giảm sưng đầu gối

Để tự massage đầu gối tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, bạn cần bôi trơn đầu gối với dầu thầu dầu. Khi massage có thể làm giảm đau, giảm viêm và hạn chế ma sát gây tổn thương trong quá trình thực hiện.

6. Bài tập cho khớp gối

Thực tế nhận thấy, khớp gối không chỉ chịu áp lực từ những hoạt động thông thường mà còn bị chèn ép bởi trọng lượng của cơ thể. Từ đó khiến cơn đau và các biểu hiện đi kèm do bệnh lý gây ra có xu hướng tiến triển nặng nề.

Để hạn chế áp lực cũng như cải thiện cơn đau, người bệnh nên thực hiện một số động tác dành riêng cho khớp gối. Tuy nhiên, những bài tập này cần được thực hiện khi cơn đau ở khớp gối đã giảm hẳn. Việc tập luyện khi khớp gối sưng đau có thể khiến các triệu chứng do bệnh lý gây ra nghiêm trọng hơn.

Hoạt động thể chất đều đặn còn giúp ổn định cân nặng, đồng thời làm giảm mức độ chèn ép lên đầu gối. Để việc tập luyện diễn ra thuận lợi, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên vật lý trị liệu. Nếu tự ý tập luyện có thể dẫn đến tổn thương khớp, bao hoạt dịch có xu hướng tăng sản xuất dịch nhầy và khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.

7. Sử dụng thuốc không kê đơn

Với những trường hợp cơn đau không đáp ứng các biện pháp trên, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để cải thiện triệu chứng bệnh lý. Trong đó, Acetaminophen thường dùng trong khắc phục cơn đau tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Loại thuốc này có khả năng giảm đau, hạ nhiệt độ tại khớp và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, không dùng thuốc cho người gặp các vấn đề về gan, thiếu hụt G6PD, người bệnh nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Acetaminophen.

Sử dụng thuốc không kê đơn
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để cải thiện triệu chứng bệnh lý

Các loại thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin,…) thường được dùng khi cơn đau do tràn dịch khớp gối không đáp ứng Acetaminophen. Nhóm thuốc này có thể không phù hợp với người bị viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, các vấn đề nghiêm trọng ở đường tiêu hóa hoặc polyp dạ dày.

Thuốc giảm đau không kê toa có thể cải thiện cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc tối đa trong vòng 10 ngày. Trường hợp có ý định dùng thuốc trong thời gian dài, người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

8. Chọc hút dịch khớp gối

Khi các biểu hiện tràn dịch khớp gối tiến triển nặng nề, bác sĩ có thể xem xét chọc hút dịch nhằm loại bỏ chất lỏng tích tụ ở đầu gối. Chất lỏng ở đầu gối có thể được phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định nguyên nhân khởi phát.

Phương pháp chọc hút dịch khớp gối được thực hiện thông qua kim tiêm, ống tiêm nhằm loại bỏ chất lỏng ở đầu gối. Bác sĩ chuyên khoa có thể thực hiện gây tê cục bộ nhằm giảm đau, khó chịu.

Trước khi chọc hút dịch khớp gối, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ nếu:

  • Dị ứng thuốc, thuốc gây mê, cao su
  • Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, gồm thuốc không kê toa và các sản phẩm bổ sung
  • Rối loạn chảy máu, nhiễm trùng
  • Đang hoặc nghi ngờ mang thai

Quá trình chọc hút dịch khớp gối có thể gây ra cảm giác khó chịu trong thời gian ngắn. Sau khi hoàn toàn, dịch khớp sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định các nguyên nhân liên quan.

Tràn dịch khớp gối khi nào cần gặp bác sĩ?

Đa số các trường hợp bị tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện tốt thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp triệu chứng tiến triển nặng, xảy ra cho chấn thương hoặc bệnh lý tiềm ẩn cần can thiệp y tế sớm để kiểm soát triệu chứng.

Tràn dịch khớp gối khi nào cần gặp bác sĩ? 
Cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề

Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Bị đau, sưng đầu gối nghiêm trọng
  • Gặp khó khăn khi uốn cong đầu gối hoặc duỗi thẳng hoàn toàn
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Những biểu hiện không được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà
  • Đầu gối chuyển màu đỏ hoặc cảm giác ấm khi chạm vào
  • Đầu gối không thể chịu được trọng lượng cơ thể
  • Cảm giác đau nhói khi đứng dậy từ tư thế ngồi xổm

Bên cạnh đó, người bị viêm dạng thấp, bệnh gout có thể gây sưng tấy ở đầu gối. Do đó, nếu xuất hiện các biểu hiện như sốt, nổi mẩn đỏ, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Những tổn thương ở đầu gối tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Những phương pháp ngoại khoa có thể bao gồm nội soi khớp, thay thế đầu gối trong trường hợp cần thiết.

Bài biết đã giải đáp thắc mắc “Tràn dịch khớp gối có tự khỏi không? Mất bao lâu thì khỏi?” cũng như một số vấn đề liên quan. Theo đó, bệnh lý không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...