U Xơ Tử Cung Ở Tuổi Mãn Kinh: Nguyên nhân và Hướng điều trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh thường ảnh hưởng ở phụ nữ ở độ tuổi 50. Bệnh đặc trưng bởi khối u lành tính xuất hiện tại cơ trơn tử cung và có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng như xuất huyết tử cung bất thường, tiểu tiện lắt nhắt, táo bón, tiểu nhiều lần,…

Nguyên nhân gây u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh

U xơ tử cung (Uterine fibroids) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng khối u lành tính xuất hiện ở cơ trơn tử cung. Bệnh lý thường ảnh hưởng đến nữ giới ở độ tuổi sinh sản (từ 25 – 50 tuổi). U xơ tử cung ít khi có khả năng chuyển thành khối u ác tính và cũng không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung.

U Xơ Tử Cung Ở Tuổi Mãn Kinh: Nguyên nhân và Hướng điều trị
U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh thường ảnh hưởng ở phụ nữ ở độ tuổi 50

Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 30 – 60% nữ giới lớn hơn 35 tuổi mắc bệnh u xơ tử cung, tỷ lệ này có xu hướng tăng đến 75% khi ở độ tuổi 50 – giai đoạn mãn kinh. Do đó, trong độ tuổi mãn kinh, phụ nữ thường có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạnh nhưng u xơ có kích thước lớn có thể gây xuất huyết tử cung bất thường, chèn ép vùng chậu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong buồng tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng,…

Trong giai đoạn mãn kinh, các thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ bệnh u xơ tử cung. Một trong các nguyên nhân chính gây ra bệnh lý là sự rối loạn của estrogen. Estrogen ở bệnh nhân bị u xơ tử cung thường cao hơn so với người bình thường.

Bên cạnh đó, trong độ tuổi sinh sản, nạo phá thai nhiều lần có thể khiến thành tử cung mỏng, dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho khối u phát triển trong giai đoạn sinh sản cũng như mãn kinh. Ngoài ra, bệnh lý ở tuổi mãn kinh có thể khởi phát ở phụ nữ mang thai quá nhiều lần.

Thực tế, bệnh u xơ tử cung ở giai đoạn mãn kinh thường dễ mắc phải. Chính vì vậy, phụ nữ cần chú ý theo dõi sức khoẻ, sớm nhận biết các biểu hiện bất thường và kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.

Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh

Theo các chuyên gia, bệnh u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh xuất hiện các triệu chứng lâm sàng tương tự như ở độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không có biểu hiện điển hình và đồng nhất. Trong khó đó ở một số trường hợp, u xơ tử cung có thể gây ra các triệu chứng ở mức độ nặng, bùng phát đột ngột và nghiêm trọng dần theo thời gian.

Dấu hiệu nhận biết 
Trường hợp xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường trong thời gian dài có thể mắc phải bệnh u xơ tử cung

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh:

  • Chảy máu bất thường: Trong độ tuổi mãn kinh, số lượng trứng đã giảm và lượng máu cũng sẽ ít hơn. Tuy nhiên, trường hợp xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường trong thời gian dài có thể mắc phải bệnh u xơ tử cung.
  • Đau bụng, cơ thể mệt mỏi: Khi bị u xơ tử cung, bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, đau lưng, suy nhược, tiểu nhiều lần.
  • Sưng đau ở bàng quang: Khi khối u lành tính phát triển, người bệnh thường có cảm giác đau bụng dưới thường xuyên. Ngoài ra, khi ấn vào bàng quang sẽ cảm nhận được một khối rắn, sưng đau.

U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có nguy hiểm không?

U xơ tử cung là khối u lành tính nên gần như không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, khối u có thể gia tăng kích thước theo thời gian và ảnh hưởng đến sức khoẻ, đồng thời gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ khác.

U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có nguy hiểm không? 
Hầu hết các trường hợp bị u xơ đều có thể trạng kém, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, da mặt kém sắc, thiếu tập trung

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở phụ nữ mãn kinh bị u xơ tử cung:

  • U thoái hoá: Sau một thời gian phát triển, khối u lành tính có thể bị thoái hoá kính (lõi trong khối u biến thành dịch có màu nâu), thoái hoá dạng vôi (vôi hoá vỏ khối u tiến dần về lõi u), thoái hoá dạng nang (lõi u biến thành chất lỏng có màu trắng đục). U thoái hoá thường gây sốt nhẹ, đau cấp. tăng bạch cầu trong máu.
  • Nhiễm trùng: U xơ có thể bị nhiễm trùng và hoại tử. Biến chứng này đặc trưng bởi tình trạng sốt, đau hạ vị dữ dội, ớn lạnh, toàn thân suy sụp,…
  • Thiếu máu: Thiếu máu thường là hệ quả do xuất huyết bất thường kéo dài. Hầu hết các trường hợp bị u xơ đều có thể trạng kém, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, da mặt kém sắc, thiếu tập trung.
  • Xoắn khối u: Biến chứng xoắn khối u thường xuất hiện ở u xơ có cuống. Tình trạng này gây ra các biểu hiện như nôn mửa liên tục, đau bụng dữ dội, choáng, ngất do đau, bí trung đại tiện. Xoắn khối u có thể gây viêm phúc mạc và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh u xơ tử cung

Đa số các trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh bị u xơ đều không có biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh lý có thể gây ra một số triệu chứng nặng, có tính điển hình cao. Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, yêu cầu thực hiện những kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết.

Chẩn đoán bệnh u xơ tử cung 
Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, yêu cầu thực hiện những kỹ thuật cận lâm sàng

Thăm khám lâm sàng:

  • Xuất hiện các triệu chứng điển hình như xuất huyết tử cung bất thường và các triệu chứng xảy ra do chèn ép vùng hạ vị
  • Thể trạng bình thường hoặc cơ thể thiếu máu, xanh xao
  • Có triệu chứng phúc mạc (tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, sốt, chướng bụng, khát nước, lượng nước tiểu giảm,…) do khối u thoái hoá hoại tử.

Cận lâm sàng:

  • Siêu âm: Kỹ thuật này giúp phát hiện khối u nằm ở thành tử cung. Hình ảnh từ siêu âm còn giúp loại trừ khả năng bị u nang buồng trứng.
  • MRI: MRI được đánh giá là kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý chính xác giúp bác sĩ xác định kích thước cũng như vị trí khối u. Tuy nhiên, kỹ thuật này có chi phí cao nên chỉ được thực hiện trong những trường hợp khó chẩn đoán hoặc loại trừ khả năng bị Sarcoma mô mềm.
  • Chụp X-quang hệ tiết niệu (UIV): Kỹ thuật này nhằm đánh giá mức độ chèn ép lên thận, niệu quản.

Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của từng trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

  • Xuất huyết tử cung bất thường (bệnh ác tính của niêm mạc tử cung, bệnh tăng sinh nội mạc tử cung)
  • Có khối u ở hạ vị (lạc nội mạc ở cơ tử cung, polyp tử cung, mang thai)
  • Đau vùng chậu (u nang buồng trứng xoắn, lạc nội mạc buồng trứng, thai ngoài tử cung, lạc nội mạc cơ tử cung, viêm phần phụ)

Các phương pháp điều trị u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh

Trong độ tuổi mãn kinh, sức khoẻ của nữ giới có xu hướng giảm sút nhiều hơn so với nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bất kỳ ở độ tuổi nào, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh u xơ dứt điểm là điều rất cần thiết. Nếu phát hiện bệnh quá muộn, không điều trị kịp thời, khối u phát triển kích thước lớn có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề.

Tuy nhiên, với các trường hợp bị u xơ tử cung đều không gây ra các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách theo dõi bệnh lý trong một thời gian. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xác định khối u lành tính và loại bỏ nguy cơ u buồng trứng.

Thực tế, nếu khối u xơ có xu hướng teo dần đi trong giai đoạn mãn kinh thì gần như không cần can thiệp y tế. Bệnh nhân cần theo dõi khối u 1 lần/ năm nhằm đánh giá quá trình tăng trưởng của u xơ. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, người bệnh sẽ được điều trị bằng hai phương pháp chính là dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc điều trị được chỉ định đối với u xơ tử cung có triệu chứng. Những loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động sản sinh estrogen của buồng trứng nhằm làm giảm kích thước khối u, cải thiện xuất huyết tử cung bất thường.

Sử dụng thuốc Tây điều trị 
Sử dụng thuốc điều trị được chỉ định đối với u xơ tử cung có triệu chứng

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Thuốc Progestin: Thuốc Progestin có tác dụng ức chế hormone estrogen, từ đó làm giảm kích thước của khối u.
  • GnRH đối vận: Loại thuốc này có tác dụng cải thiện các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra như đau lưng, mệt mỏi, đau xương chậu, tiểu khó,…
  • Danazol: Thuốc Danazol giúp kiểm soát tình trạng cường kinh, rong kinh, hỗ trợ thu nhỏ kích thước u xơ.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bệnh nhân. Nhất là phụ nữ mãn kinh dùng thuốc Tây dễ gặp phải các triệu chứng như tính khí nóng nảy, chứng bốc hỏa,…

2. Điều trị ngoại khoa

Trong độ tuổi mãn kinh, khi phụ nữ không còn nhu cầu sinh sản, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ khối u để phòng ngừa bệnh tái phát. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật là cắt bỏ khối u và cắt bỏ hoàn toàn tử cung.

  • Cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Phương pháp này thường được áp dụng với trường hợp nữ giới ở độ tuổi mãn kinh vì đã có đủ con, không có mong muốn sinh con. Phương pháp phẫu này này giúp khắc phục các triệu chứng nặng, ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Cắt u xơ: Phương pháp này được áp dụng trong những trường hợp khối u lành tính phát triển kích thước lớn, không đáp ứng điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh mổ hở hoặc nội soi.

3. Các bài thuốc Đông y điều trị

Trường hợp mắc bệnh nền không được chỉ định dùng thuốc Tây hoặc không muốn điều trị theo phương pháp Tây y, người bệnh có thể lựa chọn chữa u xơ tử cung bằng Đông y. Theo Đông y, u xơ tử cung tiền mãn kinh xảy ra bởi sự rối loạn nội tiết, tà khí xâm nhập.

Các bài thuốc Đông y điều trị
Các bài thuốc Đông y có tác dụng đào thải độc tố, hỗ trợ làm teo khối u, bồi bổ khí huyết

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng đào thải độc tố, hỗ trợ làm teo khối u, bồi bổ khí huyết, bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kinh giới khô, mè đen mỗi vị 6g, ích mẫu 30g, chích cam thảo 3g, xuyên khung 15g, đào nhân 9g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng hương phụ chế 7g, tam thất 10g, trần bì 1g. Trộn tất cả dược liệu rồi tán bột mịn. Mỗi lần dùng một ít bột thuốc pha với nước ấm và uống trực tiếp.

3. Một số mẹo dân gian chữa bệnh

Đối với trường hợp xuất hiện các khối u có kích thước nhỏ, triệu chứng không quá rõ rệt, người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng, đồng thời hỗ trợ thu nhỏ kích thước khối u.

Bên cạnh hỗ trợ điều trị bệnh lý, một số thảo dược còn giúp thanh lọc cơ thể, điều hòa khí huyết, tăng cường sức khoẻ tổng thể. Theo đó, người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên trong chữa trị bệnh u xơ tử cung như cây thầu dầu, giấm táo, ngải cứu, cây bồ công anh,…

Phòng ngừa u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh

Bệnh u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh 
Mỗi ngày dành từ 20 – 30 phút để tập luyện thể dục và tập ít nhất 3 buổi/ tuần

Cách phòng ngừa bệnh u xơ tử cung ở tuổi mãn kinh:

  • Mỗi ngày dành từ 20 – 30 phút để tập luyện thể dục và tập ít nhất 3 buổi/ tuần. Bên cạnh phòng ngừa các bệnh phụ khoa, hoạt động thể chất còn ngăn ngừa loãng xương, duy trì thể trạng khỏe mạnh, đồng thời làm chậm quá trình lão hoá.
  • Nên kiểm soát cân nặng thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện khoa học. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, ở người bị thừa cân – béo phì làm tăng 10 – 20% nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung.
  • Đảm bảo ngủ từ 7 – 8 tiếng/ ngáy, ngủ đúng giờ, hạn chế căng thẳng quá mức và rối loạn nội tiết tố.
  • Nên tham vấn chuyên khoa trước khi sử dụng những chế phẩm có chứa estrogen. Bởi việc tăng sinh nội tiết tố quá mức có thể kích thích khối u xuất hiện ở thành tử cung.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin D, chất chống oxy hoá vào chế độ ăn hàng ngày. Hạn chế dầu mỡ, thịt đỏ, đồ uống chứa cồn, muối đường.
  • Cần thăm khám phụ khoa từ 1 – 2 lần/ năm để kịp thời phát hiện và điều trị những vấn đề bất thường.

U xơ tử cung ở tuổi mãn kinh có thể được khắc phục hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trường hợp chủ quan, không điều trị khiến khối u tăng kích thước có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay khi các biểu hiện bất thường để được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...