Uống Nước Dừa Nhiều Có Tốt Không? Những Chú Ý Quan Trọng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nước dừa là một loại đồ uống thơm ngon, tươi mát và phù hợp với khẩu vị của mọi đối tượng. Trong thành phần của nước dừa cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Vậy nếu uống nước dừa nhiều có tốt không? Uống nhiều nước dừa có ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc giải đáp những băn khoăn thắc mắc này.

Uống nước dừa nhiều có tác dụng gì?

Nước dừa là loại nước được chiết xuất từ quả dừa tươi. Bảng thành phần của nước dừa bao gồm các chất như sau:

  • Nước: Chiếm 95 – 97% thành phần của dừa là nước.
  • Đường: Chiếm 1,4%, lượng đường trong dừa bao gồm fructose, glucose và sucrose.
  • Khoáng chất: Chiếm 0,5%, bao gồm kali, magie, natri, canxi,…
  • Vitamin: Chiếm 0,2%, bao gồm vitamin C, vitamin B, vitamin E.
  • Chất xơ: Chiếm 0,2%, bao gồm một số chất xơ như lignin, cellulose, hemicellulose.
  • Protein và chất béo: Chiếm 0,5%, bao gồm protein và chất béo như axit lauric, capric và caprylic.
Nước dừa có chứa rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Nước dừa có chứa rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Với hàm lượng dưỡng chất trên, có thể thấy nước dừa là một loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng của nước dừa có thể bạn chưa biết: 

  • Tăng cường sức khỏe: Trong thành phần của nước dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe, giúp người dùng luôn khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nước dừa có chứa nhiều enzym giúp tiêu hóa tốt, cải thiện tình trạng táo bón, đầy bụng, chướng bụng. Ngoài ra, loại nước này còn có tính kiềm nhẹ, giúp cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày.
  • Chăm sóc da: Với thắc mắc uống nước dừa nhiều có đẹp da không thì câu trả lời là Có. Nước dừa có tính mát, giúp làm dịu da, giảm sưng viêm, mẩn đỏ, đồng thời dung cấp độ ẩm cho da luôn mềm mại, khỏe mạnh.
  • Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng axit lauric trong nước dừa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
  • Phòng chống sỏi thận: Trong thành phần của nước dừa có chứa potassium và magnesium. Những khoáng chất này có tác dụng ức chế sự hình thành của sỏi trong thận, giảm nguy cơ bị sỏi thận.
  • Cải thiện tim mạch: Nước dừa có chứa axit béo không no thực vật axit lauric và capric, giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Từ đó ngăn ngừa các vấn đề tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
  • Điều hòa huyết áp: Potassium là một loại khoáng chất quan trọng có trong nước dừa, giúp điều chỉnh huyết áp, cải thiện sự hoạt động của cơ và hệ thần kinh.
  • Hỗ trợ giảm cân: Nước dừa giúp làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó duy trì sự cân bằng hormone insulin, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Làm đẹp tóc: Nước dừa có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp mái tóc luôn bóng mượt, chắc khỏe, giảm gãy rụng.

Giải đáp câu hỏi uống nước dừa nhiều có tốt không?

Có thể thấy nước dừa mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy nếu uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, KHÔNG NÊN uống nước dừa quá nhiều trong ngày và đặc biệt không nên uống nước dừa mỗi ngày.

Mỗi ngày uống 1 trái dừa có tốt không là băn khoăn của nhiều người
Mỗi ngày uống 1 trái dừa có tốt không là băn khoăn của nhiều người

Đối với những người khỏe mạnh, bạn chỉ nên uống từ 1-2 quả dừa mỗi ngày và từ 2-3 quả dừa mỗi tuần. Không nên sử dụng quá liều lượng này vì sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe.

Uống nước dừa nhiều có tác hại gì?

Thực tế, bất cứ loại thực phẩm nào khi quá lạm dụng cũng đều không tốt cho sức khỏe. Vậy uống nước dừa nhiều có tác hại gì không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu sử dụng nước dừa quá nhiều sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe, cụ thể: 

  • Đầy bụng: Nước dừa có chứa nhiều chất xơ và fructose, có khả năng nhuận tràng tự nhiên, khi uống quá nhiều có thể dẫn đến đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy. Do đó đối với người bị  hội chứng ruột kích thích nên hạn chế uống nước dừa.
  • Hạ huyết áp: Uống nhiều nước dừa có thể gây hạ huyết áp, đặc biệt là những người bị huyết áp thấp. Khi uống nước dừa, chất kali trong nước dừa có thể làm cho tế bào thần kinh bị mất cân bằng, gây mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu.
  • Tăng đường huyết: Nước dừa có ít đường hơn các loại quả khác. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ gây tăng đường huyết. Điều này hoàn toàn không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Mất cân bằng điện giải: Nước dừa có chứa nhiều kali, magie, natri,…. Nếu uống nhiều nước dừa sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề về tim mạch, thần kinh như: Mệt mỏi, khó thở, đau đầu, co cơ,…
  • Không tốt cho thận: Nước dừa chứa nhiều kali, khi dùng quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về thận. Từ đó bạn sẽ gặp phải các vấn đề như buồn nôn, mệt mỏi, tiểu ít, đau đầu,… Chưa kể việc uống nhiều nước dừa còn khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều. từ đó gây mất nước và ảnh hưởng đến thận.

Một số câu hỏi liên quan khác

Bên cạnh thắc mắc uống nước dừa nhiều có tốt cho sức khỏe không, dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bà bầu uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?

Mẹ bầu uống nước dừa nhiều có tốt không? Có nên uống nước dừa 3 tháng đầu?… là những băn khoăn thắc mắc được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Như đã chia sẻ ở trên, nước dừa mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, nước dừa giúp bổ sung nước cho cơ thể và tăng lượng nước ối, được khuyến khích dùng cho các mẹ bầu bị thiếu ối. Liều lượng sử dụng nước dừa phù hợp cho thai phụ là khoảng 100 – 150ml/ngày. 

Uống nước dừa nhiều khi mang thai có tốt không? Câu trả lời là có nhưng cần chú ý đến liều lượng
Uống nước dừa nhiều khi mang thai có tốt không? Câu trả lời là có nhưng cần chú ý đến liều lượng

Tuy nhiên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng nước dừa. Nguyên nhân là bởi nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, đầy bụng, làm ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Nước dừa được sử dụng tốt nhất ở 3 tháng giữa của thai kỳ, sau đó giảm dần vào 3 tháng cuối. Bởi trong nước dừa có chứa đường. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây tiểu đường thai kỳ hoặc gây tăng cân khó kiểm soát 

Trẻ em uống nước dừa nhiều có tốt không?

Nước dừa có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể của trẻ như: Cải thiện tiêu hóa, cân bằng điện giải, tăng cường hệ miễn dịch, giúp kháng nấm, kháng khuẩn, bảo vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên cha mẹ không nên cho bé uống nước dừa với hàm lượng lớn một cách thường xuyên mà chỉ cho trẻ dùng với liều lượng nhỏ. Đặc biệt với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn non nớt thì cha mẹ không nên cho con uống nước dừa. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mẹ có thể cho trẻ uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê nước dừa.

Phụ nữ uống nhiều nước dừa có tốt không?

Nữ giới có nên uống nhiều nước dừa không? Các chuyên gia cho biết nước dừa là một loại đồ uống mang đến nhiều lợi ích cho phái nữ. Cụ thể:

  • Giúp làm đẹp da: Nước dừa có chứa cytokinin và kinetin, giúp chống oxy hóa, cấp ẩm cho da và loại bỏ mụn trứng cá.
  • Giảm đau bụng kinh: Nước dừa rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp giảm đau bụng kinh và tạo máu, là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho nữ giới trong ngày “đèn đỏ”.
  • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: Nước dừa hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm kinh, làm tan cục máu đông và tránh hiện tượng mất nước trong chu kỳ kinh nguyệt. Đối với những người bị chậm kinh, nước dừa còn hỗ trợ tái tạo máu, giúp đẩy máu kinh ra ngoài.

Uống nước dừa nhiều có tăng cân không?

Có thể khẳng định uống nước dừa KHÔNG hề gây tăng cân hay béo phì bởi loại đồ uống này chứa ít calo, ít đường. So với những loại nước giải khát khác thì nước dừa khá thân thiện với sức khỏe. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng tối đa 2 cốc nước dừa/ngày. Dùng nước dừa thay nước lọc có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe.

Uống nước dừa đúng cách sẽ không gây tăng cân
Uống nước dừa đúng cách sẽ không gây tăng cân

Ăn hoặc uống nước cốt dừa nhiều có tốt không?

Tương tự như nước dừa, nước cốt dừa cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, tăng cường miễn dịch, giảm viêm, giúp da và tóc khỏe mạnh. Tuy nhiên nước cốt dừa có chứa nhiều calo hơn so với nước dừa thông thường và cao hơn nhiều so với các loại sữa có nguồn gốc thực vật khác như sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân. Thường xuyên sử dụng nước cốt dừa có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, tăng cân.

Lưu ý khi sử dụng nước dừa

Bên cạnh những thắc mắc về việc uống nước dừa có tốt không, trong quá trình sử dụng dừa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không uống nước dừa sau khi vừa tập luyện thể thao hoặc lao động nặng vì có thể khiến bạn bị bủn rủn, giảm phản xạ. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi trước để cơ thể phục hồi lại rồi mới sử dụng nước dừa.
  • Một số người có cơ địa bị dị ứng với dừa thì tốt nhất nên tránh sử dụng nước dừa tươi, cơm dừa hoặc nước cốt dừa.
  • Những người bị lạnh bụng, dễ nhiễm lạnh hoặc đang bị cảm cúm, cảm lạnh thì nên hạn chế uống nước dừa.
  • Nước dừa sẽ rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách. Vì vậy nếu thấy nước dừa bị chua thì không nên tiếp tục sử dụng vì sẽ làm tăng nguy cơ bị đau bụng và tiêu chảy.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ làm tăng tần suất tiểu đêm, gây mất ngủ, khó ngủ.
  • Không uống nước dừa để qua đêm vì thành phần của nước dừa đã bị thay đổi, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nên chọn những quả dừa tươi mới được hái, chưa qua xử lý hoặc chứa chất bảo quản. Nước dừa tươi thường có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loại nước dừa đóng chai.
  • Nếu sử dụng nước dừa đóng chai hãy kiểm tra ngày hết hạn trên bao bì để đảm bảo an toàn.
  • Một số loại nước dừa mua sẵn có thể được thêm đường để tăng hương vị. Hãy chọn các sản phẩm không đường hoặc có ít đường.
  • Nếu bạn mua nhiều nước dừa nhưng chưa dùng hết ngay thì hãy lưu trữ và bảo quản đúng cách. Tốt nhất nên để nước dừa trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng càng sớm càng tốt, tránh để quá lâu vi khuẩn sẽ xâm nhập, đồng thời chất lượng của nước dừa cũng sẽ bị suy giảm.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc uống nước dừa nhiều có tốt không? Mỗi ngày uống 1 trái dừa có tốt không? Nước dừa là một loại đồ uống thơm ngon, tươi mát lại khá lành tính. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng cũng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Vì vậy bạn cần chú ý liều lượng trước khi sử dụng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...