Viêm Cổ Tử Cung Có Gây Chậm Kinh không? [Tìm Hiểu]
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không? là thắc mắc của nhiều người bệnh. Bởi đây là một trong những những bệnh lý thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Theo các chuyên gia, bệnh viêm cổ tử cung có thể gây ra một số rối loạn kinh nguyệt, trong đó có biểu hiện chậm kinh.
Chậm kinh là hiện tượng gì?
Kinh nguyệt là phản ứng sinh lý có tính chu kỳ xảy ra ở nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên xuất hiện khi các bé gái bước vào độ tuổi dậy thì. Đây là dấu hiệu đánh dấu khả năng sinh sản ở nữ giới. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 21 – 35 ngày, nếu khoảng cách của ngày kết thúc hành kinh ở chu kỳ trước với ngày đầu tiên của kỳ hành kinh tiếp theo trên 35 ngày được gọi là chậm kinh.
Chậm kinh là thuật ngữ đề cập đến một dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới. Tình trạng này khá phổ biến ở độ tuổi dậy thì do nồng độ nội tiết tố trong cơ thể chưa được ổn định. Thông thường, sau 1 – 2 năm, tình trạng này sẽ được cải thiện hoàn toàn, chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ điều đặn hơn. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi 45, nội tiết tố có xu hướng giảm mạnh, điều này ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chậm kinh là hiện tượng mà chị em có thể gặp phải khi bước vào giai đoạn này.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tình trạng chậm kinh diễn ra thường xuyên có thể là hệ quả của chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, tập luyện thể thao quá sức, căng thẳng kéo dài,… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng, từ đó gây ra các rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Bên cạnh đó, chậm kinh cũng có thể xảy ra trong trường hợp gặp các vấn đề về tuyến giáp.
Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?
Viêm cổ tử cung đề cập đến tình trạng niêm mạc ở cổ tử cung bị tổn thương và viêm nhiễm. Do cổ tử cung có vị trí tiếp giáp ở giữa âm đạo và buồng tử cung nên tình trạng viêm nhiễm ở vị trí này có thể lan rộng, gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát.
Bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là nữ giới trong độ tuổi sinh sản (từ 20 – 35 tuổi) đã quan hệ tình dục. Bệnh thường khởi phát do nấm, virus, vi khuẩn, trong đó, phổ biến nhất là do lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và Chlamydia trachomatis chiếm khoảng 75%. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác.
Khi bị viêm cổ tử cung, chị em có thể đối mặt với các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày như đau rát khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo lẫn máu (không trong kỳ hành kinh), ngứa ngáy ở vùng kín,…
Nhiều người bệnh thắc mắc “Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?” Theo các chuyên gia, tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, cụ thể là chậm kinh với các lý do sau:
- Trường hợp bị viêm cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến quá trình bong tróc lớp niêm mạc mỗi khi hành kinh và gây chậm kinh.
- Viêm nhiễm ở cổ tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng nề. Lúc này tình trạng viêm lan rộng đến ống dẫn trứng, buồng trứng,… Từ đó, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh sản, quá trình rụng trứng diễn ra không đều và hiện tượng chậm kinh kéo dài.
- Các triệu chứng viêm cổ tử cung tác động tiêu cực đến tâm lý, nhiều chị em có thể rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, tự ti,… Điều này kích thích cơ thể sản sinh ra một số hormone dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Thực tế, tình trạng chậm kinh do viêm cổ tử cung đồng nghĩa với việc bệnh lý đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Bệnh nếu không được thăm khám – chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Trường hợp viêm cổ tử cung khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
Cần làm gì khi bị chậm kinh do viêm cổ tử cung?
Có thể nhận thấy, viêm cổ tử cung có thể tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Bệnh nếu không được can thiệp điều trị đúng cách có thể gây suy giảm suy khỏe sinh sản ở nữ giới.
Do đó, nếu nghi ngờ bản thân bị chậm kinh kéo dài do viêm cổ tử cung, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như sau:
- Chậm kinh có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như ảnh hưởng từ chế độ ăn, tác động từ tâm lý hoặc do bệnh lý. Để xác định nguyên nhân cụ thể, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.
- Bạn nên khám phụ khoa tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Điều này giúp quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Trường hợp được xác định chậm kinh do viêm cổ tử cung, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng. Tránh tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát sinh rủi ro.
- Bên cạnh tuân thủ phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh đúng cách, sinh hoạt điều độ. Bởi đây là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh lý.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm cổ tử cung có gây chậm kinh không?” và một số vấn đề liên quan. Có thể nhận thấy, hiện tượng chậm kinh có thể xảy ra do viêm cổ tử cung nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!