Viêm Cổ Tử Cung Khi Mang Thai Do Đâu Và Chữa Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm cổ tử cung khi mang thai có sao không? Cần phải điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé? Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai phát hiện bệnh lý viêm cổ tử cung và lo lắng không biết phải làm như thế nào. Theo đó, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một vài thông tin quan trọng để có cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phù hợp nhất.

Bà bầu bị viêm cổ tử cung do những nguyên nhân nào?

Viêm cổ tử cung là bệnh lý không còn xa lạ ở nữ giới, thường xảy ra khi các chị em đang trong độ tuổi sinh sản, sau sinh, đang mang thai hoặc đã từng quan hệ tình dục. Bệnh xuất hiện bởi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm, đồng thời còn có thể hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Viêm cổ tử cung khi mang thai là vấn đề đáng lo ngại, bởi lúc này thai nhi có thể chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ các loại nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh. Lúc này trẻ có thể chậm phát triển, dễ sinh non hoặc nặng hơn là sảy thai.

Cụ thể các nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung ở bà bầu là:

Nội tiết tố bị rối loạn

Nội tiết tố trong thời điểm mang thai sẽ có những thay đổi rất lớn. Khi này các chị em có thể bị vi khuẩn tấn công vào vùng kín do nội tiết tố làm môi trường pH thay đổi. Các yếu tố gây bệnh sẽ bùng phát một cách mạnh mẽ, từ đó xuất hiện ngứa ngáy, đau rát và nhiều triệu chứng thường gặp khác của viêm cổ tử cung. Ngoài ra, làn da của các chị em cũng có những sự thay đổi rất rõ rệt. Da sạm nám, nổi nhiều mụn trứng cá, lỗ chân lông ngày càng to hơn và không còn được căng tràn sức sống như ban đầu.

Suy giảm hệ miễn dịch gây viêm cổ tử cung khi mang thai

Nguyên nhân thứ hai cần qua tâm ở những người bị viêm cổ tử cung trong giai đoạn mang thai đó là suy giảm hệ miễn dịch. Thông thường, trong thời điểm 3 tháng đầu, các mẹ bầu thường sẽ bị ốm nghén dẫn tới chán ăn, giấc ngủ không được tốt. Từ đó cơ thể thiếu hụt nhiều dưỡng chất và làm giảm khả năng miễn dịch cũng như đề kháng.

Vì vậy, các loại nấm khuẩn gây bệnh viêm nhiễm sẽ rất dễ tấn công vào vùng kín. Khi này các chị em không chỉ bị viêm cổ tử cung, thậm chí còn có thể bị viêm âm đạo, viêm lộ tuyến với các mức độ bệnh lý khác nhau.

Môi trường pH trong âm đạo bị mất cân bằng

Thông thường, môi trường bên trong âm đạo sẽ có cả lợi khuẩn và hại khuẩn để đảm bảo sự cân bằng. Tuy nhiên khi các hại khuẩn phát triển quá mạnh mẽ do một yếu tố kích thích nào đó, sẽ dẫn tới sự chênh lệch và từ đó gây ra mất cân bằng pH. Đặc biệt ở giai đoạn mang thai nội tiết tố sẽ thay đổi lớn và rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi mạnh hơn vì vậy các chị em sẽ dễ bị ngứa ngáy âm đạo, viêm nhiễm cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung khi mang thai do quan hệ tình dục không an toàn

Thực tế bệnh viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể xảy ra bởi việc quan hệ tình dục không an toàn. Theo đó, nếu như nữ giới quan hệ với các tư thế quá mạnh bạo hoặc đối phương bị bệnh lậu, giang mai đều sẽ dễ dàng gây ra viêm nhiễm âm đạo, viêm cổ tử cung. Đây đều là những bệnh lý rất dễ tái phát, có thể diễn biến phức tạp và xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm cổ tử cung khi mang thai

Không biết cách vệ sinh vùng kín

Nguyên nhân này cũng rất thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm cổ tử cung khi mang thai hiện nay. Vùng kín cần phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, sử dụng các dung dịch vệ sinh phù hợp, không chứa các chất tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hương liệu. Ngoài ra, những người có thói quen thụt rửa sâu vào trong âm đạo hoặc sau khi vệ sinh không thấm khô vùng kín, đều dễ tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập tấn công và gây bệnh phụ khoa.

Đồng thời, rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày cũng là yếu tố làm mất sự cân bằng của pH trong âm đạo. Từ đó dẫn tới viêm nhiễm tổn thương.

Do các bệnh phụ khoa khác

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, viêm cổ tử cung trong giai đoạn mang bầu cũng có thể xảy ra bởi bệnh nhân có các bệnh lý nền như: Viêm lộ tuyến, viêm âm đạo. Các triệu chứng viêm nhiễm không được kiểm soát kịp thời, chữa trị sai cách sẽ dẫn tới biến chứng tổn thương lan sang các khu vực khỏe mạnh, trong đó có cổ tử cung. Vì vậy, bệnh nhân cần phải điều trị triệt để các bệnh lý phụ khoa đang gặp phải để tránh xảy ra các rủi ro nghiêm trọng.

Dấu hiệu cho thấy cổ tử cung bị viêm nhiễm

Nhận biết được sớm các dấu hiệu của viêm nhiễm cổ tử cung sẽ giúp các chị em nhanh chóng có những biện pháp điều trị, khắc phục kịp thời. Từ đó hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Theo đó, dù chỉ thấy các triệu chứng không rõ ràng, mẹ bầu vẫn nên tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức. Khi này, các bác sĩ sẽ có các kỹ thuật thăm khám, chẩn đoán để có thể đánh giá được vấn đề các chị em đang gặp phải. Thông thường, những triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh sẽ là ngứa ngáy vùng kín, có dấu hiệu đau rát, tiết ra nhiều khí hư có mùi hôi tanh, đôi khi bị xuất huyết bất thường.

Cụ thể các triệu chứng như sau:

  • Chị em nhận thấy khí hư tiết ra nhiều hơn, có mùi hôi tanh và màu sắc chuyển sang xanh hoặc vàng, đôi khi còn lẫn cả máu trong dịch nhầy.
  • Vùng kín thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy và có dấu hiệu sưng đỏ. Đôi lúc sẽ thấy nóng rát rất khó chịu, đặc biệt khi các chị em đi vệ sinh.
  • Khi quan hệ tình dục sẽ thấy rất đau rát, thậm chí còn bị chảy máu.
  • Cơn đau bụng dưới diễn ra khá liên tục và mức độ ngày càng tăng mạnh.
Dấu hiệu nhận biết 
Viêm cổ tử cung gây ra cảm giác nóng rát vùng kín, nhất là sau khi đi vệ sinh

Khi mang thai bị viêm cổ tử cung có nguy hiểm không?

Viêm cổ tử cung trong giai đoạn mang bầu có nguy hiểm không là vấn đề được các chị em vô cùng quan tâm, lo lắng. Theo đó, các bác sĩ chia sẻ rằng, nếu như chúng ta có thể nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng kịp thời những biện pháp điều trị thích hợp, sẽ hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả hai mẹ con. Ngược lại, có nhiều biến chứng sẽ xảy ra nếu như bệnh nhân chủ quan không điều trị kịp thời gồm:

Đối với mẹ bầu:

  • Viêm cổ tử cung khi mang thai sẽ gây ra các biểu hiện rất khó chịu, bứt dứt khiến mẹ bầu ăn uống không ngon, giấc ngủ cũng bị gián đoạn. Từ đó tâm lý sẽ xảy ra những căng thẳng lo lắng.
  • Bệnh lý này khi chữa sai cách hoặc chậm trễ đều có thể dẫn tới nguy cơ xuất hiện thêm nhiều bệnh lý phụ khoa khác.
  • Các chị em có thể gặp phải những tổn thương ở buồng trứng, buồng tử cung, ống dẫn trứng.

Đối với thai nhi: 

  • Viêm cổ tử cung khi mang thai sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của trẻ. Bé sau khi chào đời thường sẽ bị nhẹ cân, cơ thể ốm yếu, dễ sinh bệnh, đồng thời còn có nguy cơ sinh non khá cao.
  • Trẻ sau khi chào đời có thể bị suy giảm thị lực, viêm kết mạc mắt hoặc nặng nhất là mù lòa bởi sự tấn công từ các vi khuẩn.

Cách điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai

Có bầu bị viêm cổ tử cung cần phải điều trị như thế nào, để có thể đảm bảo sự an toàn cho mẹ cũng như không gây ảnh hưởng tới thai nhi? Khi này, các bác sĩ sẽ cần xét yếu tố mức độ bệnh lý, các dấu hiệu bệnh nhân đang mắc phải cũng như tình trạng sức khỏe có mắc bệnh lý nền nào hay không. Qua đó sẽ xây dựng phác đồ sao cho phù hợp nhất.

Mẹ bầu cần thăm khám và thực hiện đúng nghĩa chỉ dẫn từ bác sĩ

Viêm cổ tử cung trong quá trình mang thai là bệnh lý không thể chủ quan xem nhẹ, cần phải có các biện pháp chữa trị thích hợp theo sự chỉ dẫn từ các bác sĩ. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, chị em cần sớm đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám kiểm tra chi tiết.

Từ đây, các bác sĩ sẽ có những kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe và chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc để loại bỏ dấu hiệu viêm nhiễm.

Số thuốc có thể sử dụng để trị viêm cổ tử cung khi mang thai:

  • Nystatin.
  • Neomycin.
  • Polymyxin B.

Thuốc sẽ nhanh chóng tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm cổ tử cung. Loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát vùng kín thường gặp. Đồng thời tránh gây ra các ảnh tác động tiêu cực tới thai nhi.

Thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị phù hợp

Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu bị viêm cổ tử cung có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra. Đây được đánh giá là biện pháp có độ an toàn cao, lành tính và thúc đẩy tốc độ điều trị.

Dưới đây là một số mẹo chữa viêm cổ tử cung khi mang thai tại nhà được áp dụng phổ biến:

  • Bổ sung tỏi vào chế độ ăn: Tỏi là nguyên liệu có khả năng chống viêm và kháng khuẩn mạnh, an toàn cho mẹ bầu. Do đó, người bị viêm tử cung có thể bổ sung nguyên liệu này vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Ăn sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận rằng, việc bổ sung sữa chua cho cơ thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn. Đây là yếu tố quan trọng nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế bệnh viêm cổ tử cung tiến triển nặng nề.
  • Dùng lá chè xanh: Dùng nước lá chè xanh vệ sinh vùng kín là một trong những cách chữa viêm cổ tử cung cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả. Các thành phần, hoạt chất trong thảo dược này có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn nhẹ, khử mùi hôi khó chịu do bệnh lý gây ra. Chỉ cần dùng 1 nắm lá chè xanh, rửa sạch rồi đun với 2 lít nước. Đổ nước ra chậu đựng, đợi đến khi nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa vùng kín.

Chế độ chăm sóc khoa học

Trong thời gian điều trị bệnh viêm cổ tử cung, mẹ bầu cần phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu ở vùng kín.

Chế độ chăm sóc khoa học
Bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, các loại hạt,…

Cách chăm sóc mẹ bầu khi bị viêm cổ tử cung:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Chỉ vệ sinh bên ngoài, tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • Khi lau vùng kín, cần lau từ trước ra sau hậu môn. Bởi nếu làm theo chiều ngược lại có thể khiến các tác nhân gây bệnh từ hậu môn tấn công vào vùng kín.
  • Không mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt. Thay vào đó, chọn mặc quần lót vừa vặn, chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng.
  • Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời, tránh tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt vì có thể khiến dịch tiết âm đạo tiết nhiều hơn.
  • Cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm cổ tử cung. Đối với bệnh lý không lây nhiễm, hoạt động tình dục có thể kích thích niêm mạc và khiến triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
  • Mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, nên dành nhiều thời gian mang thai.
  • Nên uống đủ nước cho cơ thể để tăng cường đào thải độc tố, điều tiết quá trình chuyển hóa.

Biện pháp phòng ngừa viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai

Viêm cổ tử cung ở nữ giới có nguy cơ tái phát cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau khi điều trị, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thăm khám sức khỏe thai kỳ đều đặn để đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi. Đồng thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.
  • Sử dụng bao cao su và những biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vi khuẩn, virus, nấm gây ra bệnh lý có thể tấn công và làm tổn thương, viêm nhiễm cổ tử cung.
  • Thay toàn bộ quần lót sau khi điều trị viêm cổ tử cung do nhiễm trùng. Hoặc bạn ngâm rửa với xà phòng, phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt hoàn toàn virus, vi khuẩn,…
  • Trường hợp bệnh lý tái phát, cần đề nghị bạn đời cùng thăm khám để được điều trị triệt để, hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
  • Bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, sữa chua, ngũ cốc, các loại hạt,…

Viêm cổ tử cung khi mang thai cần phải được chữa trị đúng cách và kịp thời. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà, điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trực tiếp đe dọa tới sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ, để có thể đẩy lùi bệnh thật nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...