Viêm Cổ Tử Cung Sau Sinh: Dấu hiệu và Cách điều trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm cổ tử cung sau sinh nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng. Đặc biệt là nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của phụ nữ. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Viêm cổ tử cung sau sinh là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Viêm cổ tử cung sau sinh là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Phụ nữ mắc phải chứng bệnh này gặp phải các triệu chứng khó chịu. Trường hợp không phát hiện và can thiệp điều trị sớm, viêm tử cung sau sinh có nguy cơ phát sinh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của phụ nữ.

Viêm cổ tử cung sau sinh là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Viêm cổ tử cung sau sinh là một trong những bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe phụ nữ

Tình trạng này xuất hiện khi cổ tử cung bị viêm nhiễm trong quá trình sinh nở hoặc do tác động từ tác nhân bên ngoài xâm nhập gây hại cổ tử cung. Khi đó, bề mặt cổ tử cung có sự thay đổi, trở nên sần sùi, viêm loét và có nguy cơ bị nhiễm trùng. Viêm cổ tử cung sau sinh so với viêm cổ tử cung khi mang thai khó điều trị và dễ chuyển biến nặng hơn.

Viêm cổ tử cung xảy ra sau sinh nở có khả năng biến chứng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách. Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra nếu tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát:

  • Gây bệnh vùng chậu: Người bị viêm cổ tử cung có khả năng mắc các bệnh lý viêm nhiễm khác do tổn thương ở cổ tử cung lan rộng. Đặc biệt hại khuẩn có thể di chuyển gây hại cho tử cung, ống dẫn trứng, tấn công vào buồng trứng,… Các bộ phận xung quanh cổ tử cung bị ảnh hưởng, làm phát sinh nhiều triệu chứng khiến người bệnh đau đớn nghiêm trọng, thậm chí gây nhiễm trùng khoang bụng dẫn đến tử vong.
  • Ung thư cổ tử cung: Từ tình trạng viêm nhiễm, bệnh có thể chuyển sang ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc cổ tử cung bị phá hủy nặng nề, hình thành các khối u ác tính.
  • Vô sinh – hiếm muộn: Trường hợp viêm nhiễm không được kiểm soát, phụ nữ có nguy cơ đối mặt với tình trạng hiếm muộn, hoặc vô sinh vĩnh viễn khi các tổn thương không được sửa chữa.

Chính vì thế, khi nhận thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Viêm cổ tử cung sau sinh nếu nhận biết ở giai đoạn đầu có thể điều trị kiểm soát an toàn. Bệnh kéo dài lan rộng sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và có nhiều nguy cơ phát sinh biến chứng.

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung sau sinh

Viêm cổ tử cung sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Ở giai đoạn này cơ thể có thể chưa phục hồi, hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu khiến cho các tác nhân gây hại có điều kiện tấn công. Một số yếu tố làm phụ nữ sau sinh bị viêm nhiễm cổ tử cung có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung sau sinh
Sau sinh cơ thể phụ nữ, đặc biệt là vùng kín chưa phục hồi, có thể bị hại khuẩn tấn công
  • Nhiễm trùng: Trong quá trình sinh nở, phụ nữ phải rạch tầng sinh môn để em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Tác động này có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tại vết rách nếu phụ nữ không chăm sóc đúng cách. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị hại khuẩn tấn công, làm viêm nhiễm vùng kín, trong đó đặc biệt là vị trí cổ tử cung.
  • Mất cân bằng nội tiết: Hormone sinh dục thay đổi khiến cho phụ nữ gặp phải các vấn đề sau sinh. Thông thường, giai đoạn này nồng độ estrogen trong cơ thể trở nên thiếu hụt, trong khi đó progesterone dư thừa tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập.
  • Vệ sinh kém: Sau khi sinh, vùng kín phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là lượng dịch tiết sẽ ra nhiều hơn. Nếu phụ nữ không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày, lâu dần vi khuẩn, nấm ngứa có thể tấn công, gây hại cho bộ phận sinh dục.
  • Quan hệ tình dục sớm: Phụ nữ cần hạn chế sinh hoạt tình dục sau khi sinh để tránh làm tổn thương “cô bé”. Giai đoạn sau sinh còn khá nhạy cảm, các cơ quan chưa phục hồi, môi trường âm đạo mất cân bằng, khiến cho việc quan hệ có thể gây đau và viêm nhiễm. Do đó, chị em nên kiêng một thời gian sau đó mới trở lại sinh hoạt tình dục bình thường.

Trên đây là một số nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung sau sinh. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ góp phần giúp bác sĩ xác định hướng điều trị phù hợp hơn. Đồng thời, đây cũng là cảnh báo để mẹ bỉm sau sinh biết cách chăm sóc và phòng ngừa viêm cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung sau sinh

Thận trọng với những viêm nhiễm phụ khoa sau sinh, trong đó có tình trạng viêm cổ tử cung. Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như trên đã đề cập. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường dưới đây, chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám sớm:

Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung sau sinh
Chủ động đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường
  • Đau lưng, vùng chậu: Viêm nhiễm cổ tử cung sau sinh gây ra các cơn đau đớn khó chịu ở vùng bụng dưới, thắt lưng, dọc xuống háng.
  • Huyết trắng bất thường: Huyết trắng là chất dịch âm đạo tiết ra giúp cấp ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vùng kín. Tuy nhiên khi vùng kín bị viêm nhiễm, dịch tiết ra có sự bất thường về màu sắc, kết cấu. Âm đạo đôi khi chảy ra chất dịch như mủ, có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Sưng âm đạo: Âm đạo bị sưng tấy, ngứa ngáy và đau rát.
  • Viêm lan rộng: Các khu vực xung quanh bị viêm nhiễm lan rộng. Phụ nữ cảm thấy đau rát khi tiểu tiện, tiểu có máu,… do buồng trứng, niệu đạo, bàng quang bị viêm nhiễm.
  • Triệu chứng khác: Bên cạnh các biểu hiện kể trên, tình trạng viêm cổ tử cung còn gây ra các biểu hiện toàn thân khác như chóng mặt, buồn nôn và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bởi, nếu viêm nhiễm phụ khoa kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản mà còn có nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị viêm cổ tử cung sau sinh

Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán bệnh cho phụ nữ. Nếu xác định vấn đề bệnh nhân đang gặp phải là hiện tượng viêm cổ tử cung sau sinh, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị khắc phục phù hợp, giúp người bệnh phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Dưới đây là các hướng được áp dụng hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị tại nhà

Sử dụng các biện pháp kiểm soát viêm cổ tử cung tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên lành tính thường phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Tuy nhiên, phương án này không điều trị bệnh dứt điểm hoàn toàn, chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Do đó, trường hợp nhận thấy bệnh ngày càng nặng nề, người bệnh cần được khám và điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp chăm sóc tại nhà có thể tham khảo các mẹo giúp kiểm soát triệu chứng dưới đây:

Chẩn đoán và điều trị viêm cổ tử cung sau sinh
Dùng thảo dược thiên nhiên điều trị viêm cổ tử cung sau sinh giai đoạn nhẹ tại nhà

Dùng húng quế: Cây húng quế được sử dụng trong chế biến món ăn. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng làm thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều vấn đề, trong đó có bệnh viêm cổ tử cung sau sinh giai đoạn nhẹ. Lá cây húng quế chứa các chất giúp kháng khuẩn, giảm viêm tốt. Cách dùng đơn giản:

  • Hái một nắm lá húng quế tươi, ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch tạp chất.
  • Sau đó cho lá vào cối giã nát rồi đun với 2 chén nước lọc.
  • Đun đến khi hỗn hợp sền sệt dùng để làm chất vệ sinh vùng kín.
  • Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể sử dụng nước nấu từ lá húng quế uống mỗi ngày để cải thiện viêm nhiễm từ bên trong.

Dùng ngải cứu: Loại cây này được sử dụng làm thuốc điều trị viêm cổ tử cung, trong đó có các vấn đề về phụ khoa như viêm cổ tử cung. Nhờ cây ngải cứu có chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, ức chế và loại bỏ các hại khuẩn bên trong âm đạo. Sử dụng theo cách sau:

  • Dùng 20g ngải cứu khô, rửa sạch rồi cho vào nồi.
  • Nấu nguyên liệu với 300ml nước trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Sau đó chắt lấy nước, để nguội rồi dùng rửa, vệ sinh vùng kín.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, kiên trì trong khoảng 1 tuần giúp cải thiện các triệu chứng.

Dùng cây ích mẫu: Đây là thảo dược quen thuộc được dùng trong điều trị nhiều vấn đề phụ khoa. Trong đó, các dược chất có trong loại cây này mang lại tác dụng trong hỗ trợ, khắc phục các triệu chứng viêm cổ tử cung, cải thiện sức đề kháng và giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Dùng theo cách:

  • Sử dụng 10g ích mẫu, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào nồi đun với 2 lít nước cho đến khi nước cạn còn một nửa.
  • Chắt lấy nước thuốc chai thành 2 lần uống hết trong ngày.

Sử dụng nha đam: Nha đam ngoài công dụng làm thức uống, món ăn còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Loại cây thiên nhiên này có tình mát, giúp thanh nhiệt, thải độc, làm lành vết thương,… Nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất phong phú, nha đam giúp ức chế vi khuẩn, hỗ trợ giảm viêm nhiễm vùng kín. Dùng theo cách:

  • Dùng một bẹ nha đam tươi, rửa sạch cắt bỏ phần vỏ ngoài, chỉ lấy phần nhựa trong suốt.
  • Cho nha đam vào nồi nước đun lấy nước vệ sinh vùng kín hằng ngày.

Các mẹo chữa kể trên giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu, cải thiện tình trạng viêm nhiễm vùng kín, cổ tử cung. Tuy nhiên như đã đề cập, mẹo dân gian chỉ nên áp dụng cho đối tượng bệnh nhẹ. Đồng thời người bệnh nên kết hợp thăm khám y tế để kiểm tra mức độ phục hồi của cơ thể.

Điều trị y tế

Áp dụng các biện pháp điều trị y tế đối với tình trạng viêm nhiễm từ trung bình đến nặng nề, tùy vào mức độ tổn thương của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể dùng thuốc điều trị hoặc kết hợp với biện pháp xâm lấn nhằm loại bỏ ổ viêm nhiễm. Cách chữa như sau:

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc tân dược cho kết quả nhanh, giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, việc dùng thuốc tân dược cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng để phòng tránh các rủi ro cho trẻ nhỏ. Thông thường, thay vì dùng đường uống, bác sĩ sẽ ưu tiên cho bệnh nhân dùng viên đặt, dạng bôi.

Chẩn đoán và điều trị viêm cổ tử cung sau sinh
Dùng thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc uống chữa viêm cổ tử cung sau sinh theo phác đồ của bác sĩ

Thuốc có công dụng ức chế hoạt động và tiêu diệt hại khuẩn. Trong đó, dạng thuốc đặt âm đạo được ưa chuộng nhiều nhất do dễ dùng. Một số dạng thuốc đặt được dùng phổ biến hiện nay như polygynax, promestriene, nystatin,… Tùy tình trạng mỗi bệnh nhân, thuốc sẽ được chỉ định phù hợp.

Bên cạnh các thuốc kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại khác như:

  • Thuốc kháng khuẩn: Sử dụng theo phác đồ, không tự ý dùng để tránh gây hại cho sự phát triển của trẻ. Thường dùng loại azithromycin, amoxicillin 500mg, dùng với liều lượng 3 lần mỗi ngày. Không sử dụng thuốc kéo dài hơn 1 tuần.
  • Thuốc dạng bôi: Có tác dụng cải thiện triệu chứng nóng rát, ngứa ngáy âm đạo. Ngoài ra, thuốc cũng giúp phòng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng ra các bộ phận khác. Một số loại thường dùng như neomycin, nizoral, clotrimazol,…

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp dùng bừa bãi, quá liều có thể phát sinh các phản ứng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bỉm. Ngoài ra, việc dùng thuốc đường uống không theo phác đồ có nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Can thiệp ngoại khoa

Trường hợp viêm cổ tử cung sau sinh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa. Dựa vào mức độ tổn thương, phương pháp điều trị sẽ được chỉ định phù hợp. Bệnh nhân sẽ được tư vấn trước khi điều trị. Một số thủ thuật được thực hiện như:

Chẩn đoán và điều trị viêm cổ tử cung sau sinh
Trường hợp viêm nhiễm nặng cần can thiệp điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa
  • Áp lạnh: Phương pháp thực hiện thông qua việc sử dụng nhiệt độ cực lạnh, tác động vào vị trí tổn thương để phá hủy các mô bất thường.
  • Đốt điện cổ tử cung: Đốt các vị trí bị viêm loét ở cổ tử cung, giúp loại bỏ nấm và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Điều trị viêm cổ tử cung bằng dao leep: Tế bào tổn thương được cắt bỏ bằng quai dây điện với điện thế thấp.
  • Laser: Thủ thuật sử dụng tia laser tác động lên vùng tổn thương ở tử cung, phá hủy các tế bào bệnh. Tuy nhiên so với các biện pháp khác, phương pháp này sẽ không hoàn toàn loại bỏ hết vi khuẩn hoặc nấm, khả năng tái phát cao.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định mổ mở trong trường hợp viêm nhiễm chuyển thành khối u ác tính, nhằm kéo dài tiên lượng sống tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy áp dụng phương pháp ngoại khoa xâm lấn ít hoặc xâm lấn nhiều đều tiềm ẩn các rủi ro nhất định. Do đó, chị em nên tìm hiểu địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, có bác sĩ giỏi để thực hiện.

Dùng thuốc Đông y

Ngoài hai hướng điều trị kể trên, người bệnh còn quan tâm đến phương pháp chữa viêm cổ tử cung sau sinh bằng Đông y. Bởi so với thuốc tân dược, thuốc Đông y lành tính, ít gây tác dụng phụ. Thuốc an toàn cho mẹ bầu và sau sinh. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt, bệnh nhân nên chọn lựa địa chỉ thăm khám uy tín.

Một số bài thuốc Đông y được áp dụng như:

  • Bài thuốc ngâm rửa: Sử dụng các nguyên liệu như nghiệt bì, ban trượng can, cỏ ngọc và thiên lý quang mỗi vị 30g. Sau khi rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi nấu cùng với nước vừa đủ. Chắt lấy nước ngâm rửa vùng kín mỗi ngày, dùng liên tục 3 – 7 ngày để giảm nhanh triệu chứng.
  • Bài thuốc uống: Dùng nguyên liệu mỗi vị 5g như vạn niên nhung, đông trùng hạ thảo, dã nhân sâm, bạch đại thọ, cam bản ma. Sắc nấu nước uống mỗi ngày một thang, dùng liên tục trong vòng 7 ngày, nghỉ 5 ngày rồi dùng tiếp 7 ngày.

Sử dụng thuốc Đông y hỗ trợ điều trị triệu chứng, khắc phục nguyên nhân sâu xa gây bệnh và cải thiện các vấn đề liên quan khác. Người bệnh nên kiên trì áp dụng, tuân thủ theo hướng dẫn, không tự ý kết hợp các vị thuốc, loại thuốc bừa bãi để tránh gặp phải các phản ứng tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm cổ tử cung sau sinh

Viêm cổ tử cung sau sinh nói riêng và các bệnh lý phụ khoa nói chung khác có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ nếu không phát hiện, điều trị sớm. Do đó, chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy vùng kín có các biểu hiện bất thường sau sinh.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm cổ tử cung sau sinh
Phụ nữ sau sinh cần chăm sóc cơ thể, vùng kín đúng cách, bảo vệ sức khỏe sinh sản

Ngoài ra, để phòng ngừa viêm nhiễm, chị em phụ nữ cần chăm sóc vùng kín đúng cách, chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản. Một số lưu ý dành cho bạn đọc như sau:

  • Phụ nữ sau khi sinh cần kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu để tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương sau sinh.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, không lạm dụng dung dịch vệ sinh hàng ngày. Ưu tiên các sản phẩm có thành phần lành tính, phù hợp, không thụt rửa vào bên trong âm đạo.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, không nên mặc quần lót chật khiến vùng kín đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,…
  • Vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông tốt hơn. Mẹ bỉm sau sinh có thể tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ,… Hạn chế căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến nội tiết tố.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra vết thương sau sinh để có cách khắc phục sớm nếu phát sinh vấn đề.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm cổ tử cung sau sinh. Đây là một trong các bệnh lý quen thuộc hiện nay, nhiều chị em gặp phải. Đừng nên chủ quan nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Bạn nên chủ động khám và điều trị sớm, phòng tránh rủi ro cho sức khỏe sinh sản.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...