Thuốc Chữa Viêm Đại Tràng Co Thắt
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dù viêm đại tràng co thắt chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng hiện nay đã có nhiều loại thuốc đặc hiệu giúp kiểm soát và giảm bớt triệu chứng bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt phù hợp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn.
Tổng quan bệnh lý viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, là một trong những dạng viêm đại tràng mãn tính thường gặp ở nhiều người. Bệnh hình thành khi ruột già bị rối loạn chức năng, tuy nhiên không gây ra những tổn thương thực thể về mặt tổ chức, sinh hóa, giải phẫu cho cơ quan này. Bệnh khá dai dẳng, kéo dài mãn tính và tái phát nhiều lần.
Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh là nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Thường xảy ra ở nhóm đối tượng từ 20 - 50 tuổi. Do không gây tổn thương thực thể nên bệnh được xếp vào nhóm lành tính. Tuy nhiên, hiện nay chứng bệnh này vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Chủ yếu tập trung vào điều trị bằng thuốc và kết hợp thay đổi thói quen sống, sinh hoạt.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt cho đến hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác. Bệnh gây ra các triệu chứng dựa trên sự rối loạn chức năng của đại tràng và thường không dẫn đến các tổn thương như viêm loét, khối u hay loạn sản tế bào,...
Do đó, chuyên gia đánh giá các yếu tố dưới đây có khả năng cao là nguyên nhân gây bệnh:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Một số nghiên cứu cho rằng, tình trạng rối loạn chức năng đại tràng có liên quan đến vấn đề rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Bởi nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt sau khi mắc viêm đại tràng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Rối loạn hệ thần kinh não - ruột: Có thể nói hệ thần kinh não - ruột có mối liên hệ mật thiết đối với hoạt động của nhu động dạ dày - đường ruột. Điều này lý giải vì sao khi hệ thần kinh não - ruột rối loạn kéo theo các vấn đề dạ dày, đại tràng, suy giảm nhu động ruột. Kết quả, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng bất thường như đau bụng, tiêu chảy, táo bón hay đầy hơi,...
- Rối loạn nhu động ruột: Người bệnh có nhu động đại tràng nhanh hoặc chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân gây nên sự rối loạn này ở người viêm đại tràng co thắt đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể.
- Viêm ruột và nhiễm trùng nặng: Tế bào trong ruột tăng lên là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng, tiêu chảy. Đây được xem là nguyên nhân gây bệnh. Không những thế, khi ruột bị nhiễm trùng do bị vi khuẩn, virus tấn công cũng có thể làm khởi phát hội chứng ruột kích thích, gây triệu chứng tiêu chảy nặng.
- Thói quen ăn uống kém khoa học: Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh có thể xuất hiện ở người có thói quen ăn uống kém khoa học. Cụ thể, người thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng, dùng chất kích thích, nước có ga,...dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, trường hợp ăn ít chất xơ, không bổ sung probiotic khiến hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn cũng tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm khởi phát hội chứng ruột kích thích.
- Rối loạn nội tiết tố ở nữ: Đây là nguyên nhân vì sao số lượng bệnh nhân nữ bị viêm đại tràng co thắt cao hơn nam giới. Sự rối loạn nội tiết tố nữ thường kéo theo nhiều rối loạn khác trong cơ thể. Chính vì vậy, một số bệnh nhân cảm nhận triệu chứng bệnh nặng nề hơn khi đến kỳ hành kinh.
- Các yếu tố khác: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những bệnh nhân có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Chẳng hạn thường xuyên thức khuya, chịu áp lực, căng thẳng kéo dài, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng thuốc tân dược,...
Trên đây là những yếu tố chính có khả năng gây bệnh. Để việc điều trị thuận lợi và hiệu quả, bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng, sau đó xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi đưa ra giải pháp điều trị cho từng người bệnh. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường lặp đi lặp lại, hãy chủ động thăm khám y tế để kịp thời can thiệp kiểm soát bệnh, phòng ngừa rủi ro.
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt có nhiều điểm tương đồng với một số bệnh lý về đường tiêu hóa khác khiến nhiều người nhầm lẫn. Một số dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt đặc trưng, bạn đọc nên lưu ý như sau:
Đau bụng quặn thắt
Nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra tình trạng đau quặn bụng khó chịu. Trong đó, bệnh viêm đại tràng co thắt khiến cho người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, quặn thắt kèm theo tình trạng đầy hơi chướng bụng, ợ nóng khá khó chịu, thường xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, lo lắng quá mức.
Không những thế, người bệnh lúc này cũng sẽ cảm nhận thấy những cơn đau bắt đầu xuất hiện sau khi ăn những món ăn chua, cay, đồ tái sống, hải sản. Tuy nhiên, tình trạng đau quặn bụng khó chịu sẽ sớm cải thiện sau khi người bệnh xì hơi hoặc đi đại tiện.
Rối loạn đại tiện
Khi bị viêm đại tràng co thắt, người bệnh thường đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Một số bệnh nhân còn bị táo bón xen kẽ giữa những đợt tiêu chảy. Bên cạnh đó, cơn đau bụng vẫn tiếp diễn ngay cả khi người bệnh đã đi đại tiện xong, khiến người bệnh muốn đi đại tiện tiếp. Quan sát phân thường có đầu rắn, đuôi nát kèm theo mùi hôi khó chịu và lẫn chất nhầy nhớt.
Các triệu chứng toàn thân
Cơ thể người bệnh xanh xao, mệt mỏi, suy nhược do viêm đại tràng co thắt kéo dài, lặp lại nhiều lần. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, hồi hộp, căng thẳng và rối loạn giấc ngủ. Lúc này, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy toàn thân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Khó nuốt thức ăn, nôn không rõ nguyên nhân, cân nặng giảm sút nhanh chóng.
- Chảy máu trực tràng, biểu hiện thiếu máu, thường xuyên tiêu chảy vào ban đêm.
- Đại tiện bất thường, kèm theo cơn đau dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã xì hơi hoặc đi đại tiện.
Trên đây là những dấu hiệu điển hình để nhận biết viêm đại tràng co thắt. Mặc dù được xem là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng dai dẳng của bệnh gây ra không ít ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động thăm khám và kiểm soát bệnh khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên.
Thuốc giảm đau, cải thiện co thắt đại tràng
Khi các đợt viêm đại tràng bùng phát, bệnh nhân có thể gặp cơn đau bụng, co thắt. Để khắc phục những triệu chứng khó chịu này, bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt, cải thiện tình trạng đầy hơi, rối loạn tiêu hoá. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau mà liều lượng, thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh.
No-spa
No-spa là thuốc giảm đau do co thắt tiêu hoá, thường được chỉ định trong điều trị các hội chứng ruột kích thích. Thuốc chứa hoạt chất chính là Drotaverine Hydrochloride 40mg, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Liều lượng:
- Người lớn: 1-2 viên No-spa/lần, 3 lần/ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên/lần, 2-5 lần/ngày.
- Trẻ từ 1-6 tuổi: ½-1 viên/lần, ngày 2-3 lần.
Cách dùng: Đường uống.
Chỉ định:
- Điều trị cơn đau do co thắt dạ dày, ruột, hội chứng ruột kích thích, bệnh sỏi mật/túi mật/viêm đường mật, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, viêm bể thận.
- Kiểm soát cơn đau cơ trên do loét dạ dày tá tràng, co thắt môn vị, viêm tuyến tụy, táo bón...
- Giảm đau đầu hoặc những cơn đau liên quan đến mạch máu, bệnh phụ khoa.
Chống chỉ định:
- Đối tượng mẫn cảm hoạt chất Drotaverine Hydrochloride.
- Bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc suy tim mức độ nặng.
- Người bị blốc nhĩ - thất độ II-II.
- Trẻ em dưới 1 tuổi.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, táo bón, đau nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp, nổi ban ngứa, phù mạch, mề đay...
Spasfon
Spasfon là thuốc giảm đau nhờ cơ chế chống co thắt, thư giãn cơ đường mật, đường ruột.... Đây đồng thời cũng là thuốc chữa viêm đại tràng co thắt giúp kiểm soát, làm giảm triệu chứng bệnh.
Liều lượng:
- Dạng viên nén: 2 viên/lần, ngày dùng 3 lần.
- Thuốc tiêm: 1-3 ống/ngày.
- Viên đạn: 3 viên/ngày.
- Ngậm dưới lưỡi: 2 viên/ngày.
Cách dùng: Uống, tiêm, ngậm dưới lưỡi tùy theo dạng bào chế được bác sĩ kê đơn.
Chỉ định:
- Giảm đau do chức năng tiêu hoá, đường mật bị rối loạn.
- Điều trị co thắt tử cung trong thời gian mang thai.
- Xử lý cơn đau cấp do bệnh phụ khoa.
- Kiểm soát đau bụng dưới do co thắt niệu quản cấp tính.
Chống chỉ định: Dị ứng trên da/dưới da, mề đay, phù mạch, tụt huyết áp, sốc phản vệ.
Tác dụng phụ: Đối tượng mẫn cảm với hoạt chất trong thuốc, người bị tắc nghẽn ruột, liệt ruột cơ năng và trẻ dưới 1 tuổi.
Duspatalin
Duspatalin được biết đến là loại thuốc giúp giảm đau do rối loạn chức năng tiêu hoá và đường mật. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, hoạt chất chính là Mebeverine Hydrochloride.
Liều lượng: 1 viên/lần, dùng 2-3 lần/ngày.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định:
- Điều trị đau bụng và co cứng cơ, rối loạn đại tràng và tình trạng khó chịu ở ruột non do hội chứng ruột kích thích.
- Kiểm soát co thắt dạng dạ dày - ruột thứ phát do bệnh lý thực thể.
Chống chỉ định: Trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Duspatalin.
Tác dụng phụ: Phản ứng dị ứng, sưng tấy mặt, phù mạch, nổi mụn, sốc phản vệ.
Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt giúp giảm táo bón
Nếu bệnh nhân tiêu tiểu không thường xuyên, bị táo bón thì các loại thuốc nhuận tràng sẽ được chỉ định. Nhóm thuốc có tác dụng làm mềm phân, thúc đẩy nhu động ruột. Kết hợp với việc sử dụng những thuốc chữa viêm đại tràng co thắt này, người bệnh cần ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để cải thiện tiêu hoá.
Forlax
Forlax là thuốc điều trị triệu chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hoá ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ, nhất là khi lạm dụng/dùng sai cách.
Liều lượng: 1-2 gói/ngày, sử dụng 1 lần vào buổi sáng.
Cách dùng: Hoà tan với nước uống trực tiếp.
Chỉ định:
- Điều trị táo bón cho đối tượng trên 8 tuổi.
- Chỉ là biện pháp điều trị táo bón tạm thời kết hợp chế độ ăn uống nhiều chất xơ, sinh hoạt khoa học trong 3 tháng. Nếu đã tuân thủ phác đồ nhưng triệu chứng táo bón vẫn tồn tại nên tìm nguyên nhân khác.
Chống chỉ định:
- Người bị viêm ruột nặng hoặc đại tràng phình nhiễm độc.
- Bệnh nhân thủng đường tiêu hoá hoặc có nguy cơ gặp tình trạng này.
- Trường hợp tắc ruột hoặc nghi ngờ tắc ruột, hẹp ruột.
- Đối tượng đau bụng không rõ nguyên nhân.
- Những người mẫn cảm với hoạt chất Macrogol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, đi tiểu gấp, tiểu không tự chủ, phù mạch, phát ban, ngứa ngáy, mất nước do rối loạn điện giải...
Macrogol
Thuốc điều trị táo bón, nhuận tràng Macrogol chứa hoạt chất chính là Macrogol. Có thể sử dụng loại thuốc này cho người lớn, trẻ em từ 8 tuổi trở lên.
- Liều lượng: 1-2 gói, uống 1 lần.
- Cách dùng: Pha uống vào buổi sáng.
- Chỉ định: Điều trị táo bón cho đối tượng trên 8 tuổi, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả.
- Chống chỉ định: Người bị viêm ruột nặng, đau bụng không rõ nguyên nhân, tắc ruột hoặc nghi ngờ tắc ruột, thủng đường tiêu hoá.
- Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, sốc phản vệ, phù mạch, nổi mề đay, mẩn ngứa…
Các thuốc chống tiêu chảy
Với những bệnh nhân viêm đại tràng, triệu chứng tiêu chảy hoàn toàn có thể xảy ra. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm chậm nhu động ruột, tạo màng bảo vệ niêm mạc nhu động ruột để ức chế tiêu chảy. Do vậy, đây cũng được xem là nhóm thuốc chữa viêm đại tràng co thắt phổ biến.
Smecta
Smecta được bào chế dưới dạng thuốc bột (bột hỗn dịch pha uống). Thuốc có tác dụng trị tiêu chảy, bảo vệ niêm mạc tiêu hoá.
Liều lượng:
- Người lớn: 3 gói/ngày, duy trì trong 7 ngày, có thể tăng liều nếu cần thiết.
- Trẻ em trên 2 tuổi: Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày 4 gói/ngày. Sau đó, 4 ngày tiếp theo giảm xuống 2 gói/ngày.
Cách dùng: Pha với nước, uống trực tiếp.
Chỉ định:
- Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp và mạn cho người lớn, trẻ em trên 2 tuổi.
- Kiểm soát triệu chứng đau do rối loạn chức năng ruột ở người lớn.
Chống chỉ định:
- Đối tượng quá mẫn Diosmectite hoặc bất cứ thành phần nào của Smecta.
- Trẻ dưới 2 tuổi.
- Bệnh nhân táo bón nặng.
Tác dụng phụ: Táo bón, đầy hơi, nôn, phát ban, phù mạch, mề đay...
Imodium
Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt Imodium có tác dụng điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn, trẻ em trên 12 tuổi.
Liều lượng:
- Liều khởi đầu: 2 viên, sau đó giảm còn 1 viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng.
- Liều thông thường: 3-4 viên Imodium/ngày.
- Tổng liều mỗi ngày: Tối đa 6 viên.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định:
- Điều trị tiêu chảy cấp cho người lớn, trẻ em trên 12 tuổi.
- Kiểm soát triệu chứng tiêu chảy cấp liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người trên 18 tuổi.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn Loperamid Hydrochlorid.
- Trẻ dưới 12 tuổi.
- Bệnh nhân lỵ cấp, phân lẫn máu kèm sốt cao.
- Đối tượng viêm loét dạ dày cấp.
- Người mắc viêm ruột do vi trùng xâm lấn.
- Những trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc.
Tác dụng phụ: Đau đầu, buồn nôn, táo bón, đầy hơi, chóng mặt, khô miệng, khó tiêu, mẩn ngứa,...
Thuốc giúp xử lý chướng bụng, đầy hơi
Để giải quyết chứng đầy hơi khó chịu bệnh nhân viêm đại tràng có thể được chỉ định sử dụng các thuốc có tác dụng trị đầy hơi, chướng bụng.
Carbophos
Carbophos thuộc nhóm thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi và kháng viêm. Trong trường hợp bệnh nhân bị đầy hơi, chướng bụng thì Carbophos cũng xuất hiện trong đơn thuốc chữa viêm đại tràng co thắt.
- Liều lượng: 1-2 viên/lần.
- Cách dùng: Nhai trực tiếp.
- Chỉ định: Điều trị triệu chứng khó tiêu, đầy hơi đường ruột cho người lớn trên 18 tuổi.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm than thực vật hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Tác dụng phụ: Phân sậm màu, tăng Canxi huyết, thiếu hụt Canxi thận, tắc ruột…
Debridat
Debridat có tác dụng hỗ trợ điều hoà nhu động ruột, điều trị triệu chứng đau do rối loạn chức năng tiêu hoá và ống mật. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng.
Liều lượng: 1 viên/lần, mỗi ngày 3 lần.
Cách dùng: Đường uống.
Chỉ định: Điều trị đau do rối loạn nhu động ruột, khó chịu đường ruột hoặc các rối loạn chức năng đường tiêu hoá và ống mật.
Chống chỉ định: Những trường hợp mẫn cảm với Trimebutin Maleat trong thuốc.
Tác dụng phụ: Rối loạn miễn dịch, phản ứng trên da: Hồng ban da, viêm da tróc vảy, ngứa, mề đay, viêm da tiếp xúc...
Motilium-M
Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt Motilium-M chứa hoạt chất chính là Domperidon Maleat. Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nôn và buồn nôn.
Liều lượng: 1 viên/lần, tối đa ngày 3 viên.
Cách dùng: Đường uống.
Chỉ định: Điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn do vấn đề tiêu hoá, rối loạn chức năng tiêu hoá.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn Domperidon.
- Bệnh nhân u tuyến yên.
- Trường hợp bị suy gan từ trung bình đến nặng.
- Đối tượng đang dùng thuốc ức chế CYP3A4 mạnh hoặc thuốc kéo dài khoảng QT.
Tác dụng phụ: Khô miệng, giảm ham muốn tình dục, căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, tiêu chảy, nổi mề đay, phát ban…
Thuốc sát trùng đường ruột
Nhóm thuốc sát trùng đường ruột có tác dụng loại bỏ vi khuẩn có hại, chống nhiễm trùng liên quan đến viêm đại tràng. Tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Metronidazole
Metronidazole là thuốc kháng khuẩn, chống động vật nguyên sinh chứa hoạt chất chính là Metronidazole. Với bệnh nhân viêm đại tràng co thắt, đôi khi thuốc cũng được chỉ định.
Liều lượng: 500mg/lần, 3 lần/ngày.
Cách dùng: Uống Metronidazole trong hoặc sau bữa ăn.
Chỉ định:
- Điều trị nhiễm Amip, vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn hiếu khí.
- Kiểm soát triệu chứng viêm ruột, tiêu chảy, viêm loét dạ dày - tá tràng.
Chống chỉ định: Trường hợp quá mẫn Metronidazole hoặc Nitroimidazol khác.
Tác dụng phụ: Nôn, buồn nôn, giảm bạch cầu, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, nước tiểu sẫm màu, ngứa ngáy...
Ciprofloxacin
Ciprofloxacin được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng, không đáp ứng kháng sinh thông thường. Nếu bệnh nhân viêm đại tràng co thắt xuất hiện triệu chứng nhiễm khuẩn, Ciprofloxacin có thể sẽ được sử dụng.
Liều lượng: 250-750mg/làm, liều 1 và 2 cách nhau 12 giờ.
Cách dùng: Đường uống.
Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn nặng trong các trường hợp không đáp ứng kháng sinh thông thường.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn Ciprofloxacin hoặc đang dùng Tizanidine.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn nôn, lo lắng, phát ban, viêm mũi, nhức đầu, nổi ban ngứa, sưng khớp, tăng tiểu cầu/bạch cầu…
Khuyến cáo khi dùng thuốc chữa viêm đại tràng co thắt
Các loại thuốc chữa viêm đại tràng co thắt có tác dụng hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, từng bước cải thiện sức khỏe người bệnh. Song để đem lại hiệu quả tối ưu mỗi người cần chú ý:
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi không được chỉ định, không dùng đơn thuốc của người khác.
- Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, thời gian sử dụng, phác đồ kết hợp dùng thuốc - ăn uống - sinh hoạt giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
- Kết hợp chế độ ăn giàu chất xơ, rau củ quả tươi, uống nhiều nước. Tránh ăn thức ăn chứa mỡ động vật, sử dụng rượu bia, đồ ăn cứng, đồ cay nóng.
- Luôn ăn chín - uống sôi để bảo vệ đường ruột, tiêu hoá tránh gây thêm những kích thích.
- Tích cực tập luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng để năng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.
Những dấu hiệu cảnh báo nên đến bệnh viện
Trong thời gian sử dụng thuốc chữa viêm đại tràng co thắt, điều trị bệnh theo phác đồ nếu gặp các triệu chứng sau bạn nên lập tức đến bệnh viện:
- Sút cân.
- Đại tiện ra máu.
- Vùng bụng hoặc hậu môn có khối.
- Cơ thể suy nhược.
- Mệt mỏi.
- Lo âu kéo dài.
- Tiêu chảy nặng.
- Đầy hơi kéo dài.
- Đau bụng quặn thắt.
Việc áp dụng các mẹo chữa tại nhà cho bệnh viêm đại tràng co thắt mang lại ưu và nhược điểm.
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, đơn giản, chi phí tiết kiệm, nguyên liệu dễ kiếm.
- Nhược điểm: Hiệu quả không cao, không phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân và có thể gây biến chứng khi sử dụng sai cách.
Khi thực hiện, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách và công thức hữu ích:
Bài Tập Giảm Viêm Đại Tràng Co Thắt:
- Nằm Ngửa Giãn Cơ: Nằm thư thế ngửa, duỗi thẳng 2 chân để giảm đau và giữ cho hệ tiêu hóa ổn định.
- Tập Bụng: Duy trì nhịp thở đều trong khi nâng thân trên và giữ vị trí.
- Cúi Người: Đứng thẳng, cúi gập lưng để giảm căng thẳng.
Hít Thở Sâu và Massage:
- Hít Thở Sâu: Hít thở đều để ổn định tâm lý và hỗ trợ nhu động ruột.
- Massage: Xoa đều bụng để giảm co thắt.
Dùng Nguyên Liệu Tự Nhiên:
- Uống Trà Xanh: Trà xanh chứa polyphenol giúp loại bỏ tổn thương và kích thích niêm mạc đại tràng.
- Bạc Hà: Cung cấp L-menthol giảm cơn co thắt và có tác dụng chống viêm.
- Vừng Đen: Chứa omega-3 giúp làm lành tổn thương đại tràng.
Cây Thuốc Nam:
- Lược Vàng: Giảm đau, kháng viêm, và giúp phục hồi niêm mạc đại tràng.
- Lá Mơ Lông: Chống viêm và hỗ trợ hoạt động ruột.
Phương Pháp Đông Y:
- Bấm Huyệt: Áp dụng các điểm bấm huyệt như Đại Trường Du, Việt Tiểu Trường Du, Quan Nguyên.
Bài Thuốc Uống:
- Bài Thuốc Số 1 và 2: Sử dụng các dược liệu như trần bì, đại táo, bạch truật để nấu nước sắc uống.
Lưu ý rằng việc kiên trì và tuân thủ là quan trọng, và nên thăm bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hóa gặp phải nhiều vấn đề khó chịu và cần sự chăm sóc đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng. Bài viết đã đề cập đến vai trò quan trọng của chế độ ăn uống trong quá trình điều trị và cung cấp một số gợi ý về thực phẩm nên và không nên ăn.
Những điểm chính:
- Chế độ dinh dưỡng quan trọng trong điều trị: Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc điều trị viêm đại tràng co thắt và những thay đổi cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa: Nhóm thực phẩm như sữa chua, thực phẩm giàu chất xơ, omega-3, và ngũ cốc nguyên cám, được cho là có lợi cho việc giảm triệu chứng và hỗ trợ tiêu hóa.
- Hạn chế thực phẩm không lợi: Một số thực phẩm nên tránh như rau củ chứa nhiều chất xơ, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, và thức uống kích thích.
- Lưu ý về lối sống và chế độ dinh dưỡng: Việc duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cùng với việc giữ tinh thần thoải mái và tránh stress.
Thuốc chữa viêm đại tràng co thắt chỉ được sử dụng theo đơn khi có chỉ định từ bác sĩ. Do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, không tự ý mua sử dụng hoặc thay thế bằng thuốc khác. Trong thời gian điều trị nếu nhận thấy những bất thường ở đường tiêu hoá cần tạm ngưng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!