Thuốc Chữa Viêm Loét Dạ Dày

4 thuốc Tây chữa viêm loét dạ dày phổ biến nhất:

  • Kháng sinh diệt Hp: Nếu viêm loét do vi khuẩn Hp, sử dụng kháng sinh kết hợp như Amoxicillin, Tinidazole, Doxycycline.
  • Thuốc kháng H2: Gồm Ranitidine, Famotidine, Nizatidine giúp cân bằng acid, giảm viêm đau dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton: còn được gọi là thuốc kháng tiết, đây là nhóm thuốc tác động vào tế bào đích có tác dụng ngăn chặn quá trình sản sinh ra acid. Bao gồm: Pantoprazole, Rabeprazole, Omeprazole.
  • Thuốc hạn chế tiết dịch vị: kiểm soát acid và dịch vị, ngăn cản dạ dày tiết ra quá nhiều và dẫn đến trào ngược lên thực quản. Bao gồm: Thuốc dạ dày chữ Y, Gastro, Thuốc chữa dạ dày chữ P
  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, ức chế vi khuẩn Hp.
  • Nhược điểm: Tiềm ẩn tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn.

3 Thực phẩm chức năng hỗ trợ viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Gastfuco: Chiết xuất từ thảo dược, bảo vệ đường tiêu hóa, hỗ trợ viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược.
  • Nhất Nhất: Dạng viên, chứa Bán hạ, cam thảo, mộc hương, hỗ trợ viêm loét, ợ chua, đau rát.
  • Cumargold: Tinh chất nghệ tươi, chữa lành vết viêm loét, ức chế vi khuẩn Hp, giảm ợ hơi, ợ chua.
  • Lưu ý: Thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ, không thay thế thuốc chữa bệnh. Tuân thủ liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý dễ gây ra biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và xử lý dứt điểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu, người bệnh nên sử dụng thuốc chữa viêm loét dạ dày – tá tràng để điều trị và ngăn chặn kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.

Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Loét Dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa thường gặp, đặc biệt phổ biến ở đối tượng từ 30 - 50 tuổi. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Bệnh hình thành khi tổn thương xuất hiện tại lớp niêm mạc hay màng lót trong của dạ dày - do tác động bào mòn của axit, pepsin của dạ dày và thức ăn.

Viêm loét dạ dày : Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị
Viêm loét dạ dày là gì? Nguy hiểm không?

Trường hợp không nhận biết và điều trị kịp thời, các vết loét bắt đầu lan rộng, ăn sâu vào dạ dày gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ vết loét xuất hiện ở là 95%, ở dạ dày khoảng 60% và tập trung ở khu vực bờ cong nhỏ.

Viêm loét dạ dày được chia thành 2 dạng chính là cấp và mãn tính. Cụ thể như sau:

  • Viêm loét dạ dạ dày cấp tính: Bệnh gây ra các triệu chứng đột ngột trong thời gian ngắn, ít để lại di chứng cho người bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm có khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Viêm loét dạ dày mãn tính: Diễn biến chậm, gây triệu chứng kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Việc điều trị ở giai đoạn mãn tính phức tạp và khó dứt điểm. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Viêm loét dạ dày không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Trường hợp không điều trị, viêm loét kéo dài khiến cơ thể suy nhược dẫn đến biến chứng nguy hiểm, không nên chủ quan.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày chủ yếu do vi khuẩn Hp gây ra. Bên cạnh đó còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác như tác dụng phụ của thuốc trị bệnh, thói quen ăn uống, sinh hoạt, do di truyền,...Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và trong đó có việc lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là một xoắn khuẩn gram âm, tồn tại trong môi trường dạ dày nhờ khả năng sản sinh enzyme kháng axit. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn phát triển với số lượng lớn, tấn công và gây tổn thương lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Các rối loạn trong dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra khiến cho người bệnh gặp nhiều vấn đề như viêm loét dạ dày, , thậm chí là ung thư dạ dày,...
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau điều trị bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ. Nhất là trường hợp người bệnh lạm dụng thuốc, sử dụng trong thời gian dài không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Niêm mạc dạ dày theo thời gian bị bào mòn, dẫn đến tổn thương, có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, stress trong thời gian dài ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Lúc này, đường ruột và dạ dày bị rối loạn chức năng, kích thích sản sinh nhiều dịch vị dạ dày khiến cho môn vị, huyết quản dạ dày co thắt, gây tổn tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Thói quen ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống tiêu hóa, trong đó có tình trạng viêm loét dạ dày . Đặc biệt là đối tượng thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no, ăn nhanh, vận động sau khi ăn, ăn thức ăn cay nóng,...
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Người nghiện rượu bia, hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh dạ dày. Nồng độ cồn trong rượu bia gây hại cho thực quản, đồng thời bào mòn niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho dịch vị tiết ra nhiều hơn, làm rối loạn hoạt động tiêu hóa.
  • Do bệnh lý: Viêm loét dạ dày cấp tính có thể xuất hiện sau khi người bệnh mắc các bệnh lý về bạch cầu, viêm ruột thừa, viêm phổi, suy thận, xơ gan, viêm phế quản,...
  • Do di truyền: Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, người có nhóm máu O hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh dạ dày có nguy cơ bị viêm loét dạ dày cao hơn người bình thường.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng viêm loét xảy ra ở dạ dày - có thể là do những yếu tố như dị ứng, nhiễm độc, mắc hội chứng zollinger ellison,...gây ra.

Để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, bác sĩ sẽ giúp người bệnh xác định nguyên nhân gây bệnh sau đó đưa ra phác đồ phù hợp. Chủ động thăm khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro không mong muốn.

Nhận biết bệnh viêm loét dạ dày thông qua những cơn đau bất thường ở vùng thượng vị, chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,...Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau:

Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày
Viêm loét gây đau vùng thượng vị, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,...

  • Đau vùng thượng vị: Khu vực thượng vị nằm trên rốn, dưới ức. Tình trạng viêm loét xuất hiện sẽ khiến thượng vị - nơi chứa dạ dày và thực quản, xuất hiện cơn đau bất thường. Đặc biệt là khi người bệnh bị đói, đau vào lúc nửa đêm, buổi sáng khi ngủ dậy, đau sau khi ăn 3 giờ. Cơn đau vùng thượng vị có thể lan rộng đến lưng, đau từ âm ỉ đến quặn từng cơn.
  • Đầy bụng: Tổn thương niêm mạc dạ dày - ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa thức ăn. Do đó, người bệnh lúc này sẽ nhận thấy bụng có dấu hiệu căng tức, đầy hơi thường xuyên.
  • Buồn nôn, nôn: Viêm loét dạ dày như đã đề cập sẽ làm rối loạn hoạt động tiêu hóa. Từ đó, thức ăn tồn đọng lại trong dạ dày lên men và gây ra hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản. Điều này khiến cơ thể người bệnh xuất hiện các cơn buồn nôn, nôn, kèm theo triệu chứng ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon: Viêm loét gây ra các cơn đau bất thường. Chúng có thể xuất hiện vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh. Bên cạnh đó, thức ăn không được tiêu hóa gây đầy bụng khiến người bệnh ngủ không ngon giấc.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa hoạt động kém có thể gây táo bón, tiêu chảy thường xuyên. Người bệnh có thể bị sụt cân hoặc tăng cân bất thường.

Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng kể trên, kèm theo những dấu hiệu như mệt mỏi, ngất xỉu, khó thở, nôn ói, phân có máu hoặc màu đen sẫm, đau dữ dội,...Nhiều khả năng lúc này bạn đang gặp biến chứng của viêm loét dạ dày , cần được cấp cứu và điều trị ngay lập tức.

Các loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Hiện nay trên thị trường không khó để tìm được các loại thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng đem lại tác dụng tối đa cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn từ các chuyên gia. Hãy cùng tìm hiểu top 7 thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tốt nhất.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng Tây y

Thuốc Tây là lựa chọn khá phổ biến, tác dụng nhanh, hiệu quả mạnh. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng nhất định.
Thuốc kháng sinh diệt Hp
Nếu nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp, thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp. Những loại thuốc kháng sinh này không sử dụng một cách đơn lẻ mà được kết hợp với nhau để điều trị.

Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng thường được đông đảo bệnh nhân lựa chọn
Thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng thường được đông đảo bệnh nhân lựa chọn

Một số nhóm thuốc phổ biến, thường được kê trong phác đồ bao gồm:

  • Nhóm thuốc lactam: Amoxicillin,  Penicillin, Ampicillin
  • Nhóm quinolon, imidazoles: Tinidazole, Metronidazol, Secnidazole,…
  • Nhóm thuốc cyclin: Doxycycline, Tetracycline
  • Nhóm thuốc macrolides:  Erythromycin,  Roxithromycin, Clarithromycin, Azithromycin,…
  • Nhóm thuốc  Bisthmus: Pepto Bismol,  Trymo, Denol.

Thuốc kháng H2
Thuốc kháng H2 được chia thành các phác đồ điều trị theo từng giai đoạn cụ thể, tiêu biểu như sau:

  • Thuốc kháng H2 thế hệ 2: Ranitidine (Zantac, Raniplex, Zantac, Histac, Lysin, Aciloc…)
  • Thuốc kháng H2 thế hệ 3: Famotidine (Servipep,  Quamatel, Pepcidine, Pepcid, Pepdine)
  • Thuốc kháng H2 thế hệ 4 thường được chỉ định sử dụng Nizaxid (Nizatidine)

Thuốc kháng H2 là loại thuốc được sử dụng để cân bằng quá trình tiết dịch acid trong dạ dày, do đó sẽ làm giảm được tình trạng viêm đau dạ dày, hạn chế tổn thương, bào mòn do dịch vị gây ra. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc sao cho hợp lý.
Thuốc ức chế bơm proton 
Thuốc ức chế bơm proton còn được gọi là thuốc kháng tiết, đây là nhóm thuốc tác động vào tế bào đích có tác dụng ngăn chặn quá trình sản sinh ra acid. Các loại thuốc nhóm proton thường được sử dụng bao gồm: Pantoprazole, Rabeprazole, Omeprazole,….

Các phác đồ Tây y điều trị bệnh thường được sử dụng kết hợp nhiều thuốc
Các phác đồ Tây y điều trị bệnh thường được sử dụng kết hợp nhiều thuốc

Đây được đánh giá là nhóm thuốc có tác dụng mạnh nhất nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh. Tác dụng phụ chủ yếu là nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, giảm sức đề kháng của cơ thể, nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và mắc một số bệnh lý khác.
Thuốc hạn chế tiết dịch vị
Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát acid và dịch vị, ngăn cản dạ dày tiết ra quá nhiều và dẫn đến trào ngược lên thực quản. Thông thường bác sĩ chỉ định một số thuốc hạn chế tiết dịch vị sau:

  • Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Có xuất xứ từ Hàn Quốc, được bào chế ở hỗn hợp dịch; Giúp giảm đau dạ dày, điều trị viêm loét và kiểm soát acid trong dạ dày hiệu quả.
  • Gastro: Là thuốc điều trị giúp giảm tình trạng đau nhức dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP, trung hòa dịch vị acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn chặn tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu do trào ngược dạ dày.
  • Thuốc chữa dạ dày chữ P (Phosphalugel): Xuất xứ từ Pháp, là thuốc có tác dụng chữa các bệnh lý về dạ dày như: viêm dạ dày cấp và mãn tính, viêm thực quản, trào ngược dạ dày,...

Thuốc chữa đau dạ dày chữ P được sử dụng khá phổ biến
Thuốc chữa đau dạ dày chữ P được sử dụng khá phổ biến

LƯU Ý: Việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Người bệnh cần tìm hiểu rõ để có thể lựa chọn được thuốc thích hợp nhất với tình trạng bệnh.

  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, có khả năng ngăn ngừa hoạt động và ức chế vi khuẩn HP phát triển gây bệnh rất tốt. Đồng thời, thuốc còn giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm loét khó chịu.
  • Nhược điểm: Đây là nhóm thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng dễ để lại tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, tá tràng,... Đặc biệt là tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc dễ khiến bệnh tái phát và khó xử lý dứt điểm về sau.

Khi dùng các thuốc Tây này, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn từ BS chuyên khoa để tránh phản tác dụng khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị viêm loét dạ dày tá tràng

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng từ Tây y, trong một số trường hợp người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực phẩm chức năng Gastfuco
Gastfuco là sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược như cam thảo dây, bồ công anh, lá khôi, khổ sâm và rất nhiều tá dược tốt khác. Sản phẩm có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa, đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản,....

Thuốc Gastfuco có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả
Thuốc Gastfuco có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả

Đối tượng sử dụng Gastfuco: Người viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày tái phát nhiều lần hoặc bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Liều dùng:

  • Trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ.
  • Trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng lần đầu sử dụng mỗi ngày 4 viên chia làm 2 lần và dùng trong thời gian 1 tháng.
  • Người viêm loét dạ dày - tá tràng lâu năm nên uống ngày 6 viên, chia làm 2 lần trong vòng 1 tháng. Sau 1 tháng thì giảm liều dùng xướng còn 4 viên một ngày, chia làm 2 lần và thời gian dùng từ 2 đến 3 tháng.

Thuốc chữa đau dạ dày Nhất Nhất
Thuốc chữa đau dạ dày Nhất Nhất là sản phẩm được điều chế thành dạng viên với các thành phần thảo dược tự nhiên như: Bán hạ, cam thảo, mộc hương, chè dây, trần bì,…

Thuốc dạ dày Nhất Nhất cũng là một trong những thuốc dạ dày phổ biến trên thị trườngThuốc dạ dày Nhất Nhất cũng là một trong những thuốc dạ dày phổ biến trên thị trường
Thuốc dạ dày Nhất Nhất cũng là một trong những thuốc dạ dày phổ biến trên thị trường

Công dụng:

  • Dùng để điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mãn tính.
  • Hỗ trợ điều trị chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, đau rát vùng thượng vị và rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh ăn không tiêu, chán ăn,...

Liều dùng: Người bệnh ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên vào lúc đói.
Thuốc trị đau dạ dày Cumargold
Cumargold là thuốc được bào chế từ các thảo dược có trong tự nhiên, đặc biệt thành phần chính đó là tinh chất nghệ tươi. Trong nghệ tươi có chứa thành phần Curcumin đây là hoạt chất có tác dụng giúp nhanh lành vết loét.
Tác dụng:

  • Chữa lành vết viêm loét nhanh chóng, giảm nhanh các cơn đau và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày hiệu quả.
  • Ngoài ra có tác dụng gây ức chế vi khuẩn Hp, hạn chế tác nhân đau dạ dày, tá tràng và giảm nhanh chứng ợ hơi, ợ chua.

Cumargold là một trong những TPCN giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Cumargold là một trong những TPCN giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên thuốc.
  • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Người bệnh nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ để có thể hấp thu thuốc tốt nhất.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc dạng thực phẩm chức năng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần nhớ

  • Đây là sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng HỖ TRỢ phục hồi để nâng cao hiệu quả điều trị chứ KHÔNG PHẢI là thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng Vì vậy, chúng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Để điều trị dứt điểm, thì người bệnh cần sử dụng kết hợp một số phương pháp khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc kết hợp thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Trong quá trình sử dụng, nên dùng đúng liều lượng, tránh lạm dụng khiến cơ thể nhờn thuốc hoặc để lại tác dụng phụ không đáng có.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng đạt

Một số lưu ý giúp người bệnh sử dụng thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng đạt hiệu quả cao:

  • Sử dụng thuốc đúng theo liều lượng và chỉ dẫn, tránh lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh nên ăn những thực phẩm tốt cho dạ dày và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại. Nên bổ sung nhiều vitamin, protein, chất xơ và các thực phẩm có nhiều tinh bột như: Rau quả tươi, bánh mì, thịt đỏ, mật ong,... Bên cạnh đó cần hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, các loại đồ uống có ga, rượu bia, cà phê, trà đặc,...
  • Người bệnh nên ăn đúng bữa tránh tình trạng bỏ bữa, ăn quá muộn, quá no hoặc nằm nghỉ ngay sau khi ăn vì những thói xấu này có thể gia tăng áp lực và làm bệnh dạ dày trầm trọng thêm.
  • Chế độ nghỉ ngơi làm việc khoa học cũng góp phần giảm tối đa nguy cơ viêm dạ dày, tá tràng. Vì vậy, người bệnh không nên để cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Cần thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và cải thiện chức năng dạ dày.
  • Nên thăm khám thường xuyên để theo dõi tình trạng viêm trong dạ dày, nếu tình trạng trạng viêm không thuyên giảm có thể thay thuốc điều trị phù hợp.

Mẹo chữa viêm loét dạ dày tại nhà" đề cập đến các mẹo chữa trị viêm loét dạ dày tại nhà thông qua thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Thay Đổi Dinh Dưỡng và Sinh Hoạt:

Chế Độ Ăn Uống:

  • Bổ sung lợi khuẩn từ canh súp miso, sữa chua, sữa nấm kefir.
  • Tăng cường chất xơ từ rau củ để điều tiết axit dạ dày.
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin A và C để hỗ trợ lành vết loét.

Chế Độ Sinh Hoạt:

  • Tập luyện đều đặn để cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng và lo lắng.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Cách Chữa Trị Tây Y:

Thuốc:

  • Sử dụng thuốc chẹn H2 để giảm tiết axit.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc như Bismuth, sucralfat, misoprostol.
  • Sử dụng thuốc ức chế bơm proton để ức chế tiết axit.

Phẫu Thuật: Nếu tình trạng nghiêm trọng, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần của dạ dày.

Cây Thuốc Nam:

  • Mơ Lông: Sử dụng lá mơ lông sau khi xử lý để giảm dấu hiệu viêm loét.
  • Nhọ Nồi: Sử dụng lá nhọ nồi để giảm đau và cầm máu.
  • Lược Vàng: Sử dụng lược vàng để giảm dấu hiệu và ngăn chặn lan rộng của vết loét.

Lưu ý Sau Phẫu Thuật:

  • Thực hiện chế độ ăn uống dạng lỏng sau phẫu thuật.
  • Bổ sung rau củ và protein để hỗ trợ phục hồi cơ thể.
  • Chia nhỏ bữa ăn và thói quen ăn chậm nhai.
  • Hạn chế vận động mạnh sau phẫu thuật.

Các Bài Thuốc Đông Y:

  • Bài Thuốc 1: Sắc xuyên luyện tử, đương quy, mạch đông, sa sâm, sinh địa, câu kỷ tử.
  • Bài Thuốc 2: Sử dụng bồ hoàng và ngũ linh chi.
  • Bài Thuốc 3: Sắc hạt dành dành, hoàng liên, hoàng cầm, sơn thù, mai mực, đại táo, mạch nha, cam thảo.

Nhớ tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đạt được kết quả tốt.


Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Đối với người mắc viêm loét dạ dày, việc ăn uống đúng cách là quan trọng để giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi.

Người bệnh nên tập trung vào các thực phẩm như:

  • Rau Chân Vịt: Rất giàu chất xơ thấp, giúp kích thích hoạt động của đường ruột mà không tăng áp lực đáng kể lên dạ dày.
  • Sữa Chua và Mật Ong: Chứa men vi sinh và có khả năng làm dịu tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột.
  • Củ Nghệ và Cà Chua: Cả hai đều chứa chất chống oxy hóa và curcumin, giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.
  • Rau Củ Màu Xanh Đậm: Như cà rốt, cải xanh, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Đậu Nành: Chứa men vi sinh, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và là một nguồn protein dễ tiêu hóa.
  • Thực Phẩm Chứa Vitamin A, B, C, E: Như cà chua, củ cải, đu đủ, giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Củ Nghệ: Có chứa curcumin, giúp giảm đau và hỗ trợ phục hồi vết thương dạ dày.
  • Hạt và Quả Hạch Như Hạt Điều và Hạt Óc Chó: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Người bệnh nên hạn chế thực phẩm:

  • Tránh Thực Phẩm Cay Nóng: Gây kích thích và có thể làm tăng axit dạ dày.
  • Hạn Chế Chất Kích Thích: Rượu, thuốc lá, và cà phê có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Kiêng Ăn Thức Ăn Muối Chua: Giảm nguy cơ kích ứng dạ dày và giữ ổn định axit.
  • Hạn Chế Thực Phẩm Chứa Nhiều Chất Béo: Giúp tránh tình trạng khó tiêu và tạo áp lực lên dạ dày.

Người bệnh có thể hoàn toàn sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm loét dạ dày - tá tràng được giới thiệu trên đây để điều trị bệnh. Tuy nhiên, hãy luôn liên hệ với BS chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý hiệu quả, đảm bảo tác dụng khỏi bệnh lâu dài. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm lựa chọn tốt nhất để nhanh chóng thoát khỏi bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc “Trong Uống Ngoài Bôi” Xử Lý Viêm Da Cơ Địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính khó xử lý. Đa số người...

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...