Viêm Khớp Vảy Nến

Viêm khớp vảy nến là một trong số thể vảy nến nghiêm trọng, cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu chậm trễ, tình trạng kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng vận động, tổn thương phổi, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch,…

Viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến là một trong số thể bệnh vảy nến có mức độ nguy hiểm cao. Người bệnh bị sưng đau tại các khớp kèm theo xuất hiện các mảng da đỏ, có vảy trắng bên ngoài. Tình trạng này liên quan đến hiện tượng viêm khớp tự miễn, mãn tính và thường khởi phát theo từng đợt. Nếu không kiểm soát, viêm khớp vảy nến có thể gây tổn thương, phá hủy cấu trúc làm suy giảm chức năng xương khớp, thậm chí dẫn đến tàn phế.

Viêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp vảy nến là gì?

Theo thống kê cho thấy, trong tổng số bệnh nhân mắc vảy nến, có khoảng 10% - 30% người bệnh gặp phải triệu chứng viêm khớp. Và trong đó, 80% người bệnh bắt đầu khởi phát các triệu chứng viêm khớp, 15% có biểu hiện viêm khớp song song với triệu chứng vảy nến thông thường, số còn lại viêm khớp trước khi xuất hiện các thương tổn trên da.

Nguyên nhân viêm khớp vảy nến

Bệnh vảy nến có mối liên quan mật thiết đến gen và hệ miễn dịch, được đánh giá là một trong những bệnh lý tự miễn mãn tính. Viêm khớp vảy nến cũng nằm trong số đó. Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa được kết luận. Tuy nhiên, chuyên gia chỉ ra hiện tượng viêm khớp da vảy nến chủ yếu do phản ứng tự miễn của cơ thể khiến các tế bào tăng sinh quá mức.

Nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến cũng liên quan đến hệ miễn dịch, di truyền và các yếu tố bùng phát

Ngoài ra, yếu tố di truyền và tác động tự môi trường cũng được xem là nguyên nhân làm bùng phát chứng vảy nến kèm theo viêm khớp. Cụ thể:

  • Do di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu cả bố và mẹ bị vảy nến thì người con khi sinh ra có khả năng mắc phải chứng bệnh này, tỷ lệ lên đến 50%. Trường hợp bố hoặc mẹ mắc vảy nến khớp, có khoảng 20% con cũng sẽ phát bệnh. Đối với đối tượng bố mẹ bình thường nhưng có ông bà nội, ngoại bị vảy nến thì tỷ lệ di truyền có phần trăm thấp hơn.
  • Do môi trường: Các yếu tố môi trường như thời tiết thay đổi, tác hại của chất kích thích (rượu bia, thuốc lá,...), căng thẳng, áp lực,...khiến vảy nến có cơ hội bùng phát. Ngoài ra, hiện tượng viêm khớp vảy nến cũng có thể xuất hiện ở đối tượng nhiễm HIV, người cao tuổi sức khỏe kém,...

Triệu chứng viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến gây ra triệu chứng nặng hoặc nhẹ dựa trên mức độ tổn thương ở mỗi người. Tuy nhiên do triệu chứng gần giống với các bệnh lý về xương khớp nên không ít trường hợp bị nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị sai hướng. Chính vì thế, bạn nên thăm khám để nhận diện tình trạng bệnh lý của bản thân trước khi đưa ra hướng xử lý sao cho phù hợp và an toàn nhất.

Các triệu chứng viêm khớp vảy nến cơ bản như sau, bạn đọc có thể dựa vào những dấu hiệu này để phát hiện sớm vấn đề của cơ thể:

  • Xuất hiện cơn đau bất thường ở các khớp, đồng thời quan sát thấy phần khớp có hiện tượng sưng tấy, ửng đỏ.
  • Vào buổi sáng khi ngủ dậy, các khớp bị tê cứng dẫn đến việc cử động trở nên khá khó khăn.
  • Ngoài khớp, các vùng gân xung quanh cũng bắt đầu có biểu hiện đau nhức. Tập trung chủ yếu tại các khu vực như gót chân, cổ tay, bàn tay. Cơn đau trở nên nặng nề hơn khi người bệnh cố vận động mạnh.
  • Da ở các khớp dày lên bất thường, một thời gian trở nên khô và bắt đầu bong tróc vảy.
  • Trường hợp vảy nến khớp ở tay, chân sẽ khiến cho các móng ở tứ chi đổi màu sang vàng hoặc đen, nâu. Bên cạnh đó móng tay còn bị lồi lõm, dày cộm bất thường.

Tình trạng viêm sẽ diễn tiến theo 3 giai đoạn chính, cụ thể như sau:

Nhận biết các triệu chứng viêm khớp vảy nến
Tình trạng viêm khớp vảy nến bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhẹ đến phức tạp

  • Giai đoạn 1: Triệu chứng khởi phát nhẹ, người bệnh khó phát hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng đau nhức xương khớp khác. Lúc này, khớp chỉ hơi sưng và phạm vi chuyển động của chúng có phần bị thu hẹp. Tuy nhiên tình trạng này có thể xuất hiện song song hoặc đến vài năm sau khi đã mắc vảy nến mới xuất hiện.
  • Giai đoạn 2: Triệu chứng bắt đầu trở nên rõ ràng hơn. Người bệnh cần phải can thiệp điều trị tích cực nếu không muốn gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
  • Giai đoạn 3: Mô xương chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng do vảy nến gây ra. Khớp có xu hướng bị biến dạng, mở rộng. Cần nhanh chống điều trị để ngăn chặn các rủi ro xảy ra, gây hại nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.

Viêm khớp vảy nến có thể gây ra các triệu chứng ở một hoặc cả hai bên cơ thể. Với mỗi dạng viêm khác nhau tình trạng và mức độ ảnh hưởng của bệnh cũng sẽ khác nhau. Để tránh nhầm lẫn thành các bệnh lý xương khớp, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi can thiệp điều trị.

Các dạng viêm khớp vảy nến

Tương tự như vảy nến nói chung, viêm khớp vảy nến cũng được phân chia thành các loại tương ứng như sau:

  • Viêm khớp đối xứng: Người bệnh sẽ nhận thấy hiện tượng viêm thường xuất hiện đối xứng giữa hai bên cơ thể. Nếu vảy nến xuất hiện ở đầu gối trái thì tổn thương cũng xuất hiện tương tự ở đầu gối phải. Mặc dù triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên trường hợp viêm khớp vảy nến có mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn, đồng thời nguy cơ biến dạng thấp hơn so với bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo thống kê, có đến 1/2 tổng số bệnh nhân viêm khớp vảy nến phát triển ở dạng này.
  • Viêm khớp không đối xứng: Không chỉ có trường hợp khớp bị viêm đối xứng nhau, ở một số vùng khớp chỉ bị ảnh hưởng ở một bên cơ thể. Lúc này, tại vị trí khớp bị viêm bạn có thể quan sát thấy da chuyển đỏ kèm theo cơn đau nhức âm ỉ. Có khoảng 35% trường hợp gặp viêm khớp không đối xứng và thường bị ảnh hưởng nhẹ.
  • Viêm khớp liên đốt xa: Với tình trạng này ghi nhận khoảng 10% trong tổng số bệnh nhân gặp phải. Viêm các khớp liên đốt xa chủ yếu tập trung ở móng tay.
  • Viêm khớp trục: Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là cột sống và xương chậu. Người bệnh phải trải qua những cơn đau đớn dữ dội, không thể cử động được như bình thường. Ngoài ra, bàn tay, chân, cẳng chân, cánh tay, hông cũng bị ảnh hưởng. Có khoảng 10% số ca bệnh bị viêm khớp trục.
  • Viêm khớp ngoại biên biến dạng: Mặc dù chỉ có khoảng 5% số bệnh nhân rơi vào trường hợp này, tuy nhiên tình trạng viêm được nhận định là tương đối nặng. Khu vực bàn tay, chân có thể bị biến dạng nghiêm trọng. Không những thế, cổ và lưng dưới cũng chịu tổn thương, kèm theo các cơn đau đớn nặng nề.

Viêm khớp vảy nến nguy hiểm không?

Viêm khớp vảy nến khi biến chứng không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ thống xương khớp mà còn nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Theo đó, tim mạch, phổi, thận,...có thể bị tác động nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm chức năng khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy cơ. Cụ thể như sau:

  • Viêm màng bồ đào: Người bệnh nhận thấy mắt bị đỏ, sưng, nổi bóng nước khi bệnh vảy nến viêm khớp biến chứng. Đây được gọi là hiện tượng viêm màng bồ đào. Nếu không kịp thời điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến viêm bờ mi, biến đổi hình dạng của mí, nguy cơ lông mi cọ vào nhãn cầu hoặc khiến mắt bị khô khó chịu.
  • Rối loạn chuyển hóa nặng: Người bệnh có thể bị tăng huyết áp đột ngột, tăng đường huyết, cholesterol trong máu,...
  • Biến chứng tiểu đường: Đây là một trong những biến chứng nguy hại mà viêm khớp vảy nến gây ra. Theo nghiên cứu, hai tình trạng này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có đến 53% người mắc viêm khớp nặng có biên chứng tiểu đường tuýp 2.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc bệnh viêm khớp vảy nến có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường (tỷ lệ đến 43%). Các dạng bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,...đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi.
  • Loãng xương: Trường hợp này thường gặp ở những phụ nữ sau khi đã mãn kinh. Tình trạng viêm khớp khiến mật độ xương thấp, tăng tốc độ thoái hóa xương khớp. Đây cũng là tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc chữa corticosteroid điều trị vảy nến khiến thiếu hụt canxi, vitamin D cung cấp cho xương.
  • Bệnh hô hấp: Biến chứng viêm khớp vảy nến dẫn đến viêm phổi kẽ, hình thành tổn thương và sẹo cho phổi. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy các biểu hiện bất thường như thường xuyên ho, khó thở, hơi thở gấp gáp,...

Không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng vận động các khớp, hiện tượng viêm khớp do vảy nến gây ra có thể làm phát sinh các biến chứng nguy hại như trên. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động trong khám và điều trị nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn gây hại đến công việc và sức khỏe.

Một số lưu ý khi mắc viêm khớp vảy nến

Khi mắc viêm khớp vảy nến, người bệnh có thể phải trải qua nhiều triệu chứng bên ngoài lẫn đau nhức xương khớp bên trong. Điều này không chỉ ảnh hưởng cuộc sống mà còn kéo theo nhiều hệ lụy đối với sức khỏe nếu không sớm kiểm soát chứng bệnh này. Song song với đó, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau đây để góp phần thúc đẩy quá trình điều trị và đảm bảo an toàn sức khỏe:

  • Hạn chế vận động mạnh, tránh lao động quá sức ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp. Bạn nên tiếp tục duy trì vận động tuy nhiên chỉ tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng, không thực hiện các động tác quá sức. Để tăng cường trao đổi chết trong cơ thể và không khiến xương khớp xơ cứng, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, bơi, tập yoga,...
  • Không sử dụng thuốc lá để bảo vệ phổi, không sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích để bảo vệ gan. Ngủ đủ giấc, dành thời gian thư giãn cơ thể, giữ tinh thần thoải mái giúp bệnh mau chống hồi phục, đồng thời phòng tránh nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
  • Khi cơn đau xuất hiện, bạn có thể áp dụng mẹo giảm đau bằng cách chườm nóng, chườm lạnh, massage nhẹ nhàng và thư giãn.
  • Chăm sóc sức khỏe thông qua điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học hơn. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung đầy đủ thịt cá. Tuy nhiên bạn nên chế biến đơn giản, tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ngọt như bánh kẹo có thể khiến chứng viêm nhức khớp nghiêm trọng hơn. Tránh bỏ bữa và nên duy trì vóc dáng cân đối nhằm giảm áp lực cho xương khớp đang tổn thương.
  • Thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy cơn đau bất thường xuất hiện thường xuyên. Đặc biệt trong thời gian điều trị nên kết hợp theo dõi y tế, nếu biện pháp can thiệp không phù hợp nên chuyển sang biện pháp khác phù hợp hơn.

Viêm khớp vảy nến là dạng bệnh lý nguy hại, có khả năng gây biến chứng nặng nề. Chính vì thế, bạn đọc nên chủ động thăm khám và điều trị nếu nhận thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh. Đồng thời, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng các rủi ro không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...