Cây Mật Nhân – Tìm Hiểu Cách Sử Dụng Vị Thuốc Trị Bách Bệnh

Cây mật nhân (cây bá bệnh) nổi tiếng với công dụng tăng cường sinh lý nam giới. Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng trong quá trình điều trị nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, với thành phần dược tính mạnh, đòi hỏi người dùng cần sử dụng đúng cách để đảm bảo phát huy hiệu quả cũng như tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể, trong bài viết dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cung cấp thông tin cụ thể về đặc điểm, công dụng và hướng dẫn cách dùng dược liệu chuẩn y học.

Tổng quan về cây mật nhân

Cây mật nhân còn có nhiều tên gọi khác như cây bá bệnh, cây bách bệnh. Tên gọi khoa học của cây là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae. Tự lâu nay, mật nhân được sử dụng phổ biến trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại nhờ sở hữu nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Đặc điểm hình dạng

Có không ít người nhầm lẫn cây mật nhân và cây mật gấu. Vậy nên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ hướng dẫn cách nhận biết cây mật nhân rất đơn giản, chỉ cần đối chiếu các đặc điểm dưới đây:

  • Thân cây: Cây mật nhân thuộc loại cây bụi, thân gỗ, chiều cao từ 10 – 15m. Tuy nhiên thân cây nhỏ, mảnh, mọc thẳng. Từ thân chính mọc ra nhiều nhánh nhỏ và được phủ 1 lớp lông mỏng. Vỏ thân cây màu vàng ngà hoặc trắng xám.
  • Lá cây: Lá mật nhân là lá kép lông chim, lá chẵn, mọc đối xứng nhau, trung bình 1 lá kép có chiều dài khoảng 1m, chứa 20 – 40 lá chét. Lá chét chiều dài từ 5 – 20cm, hình trứng dài, cả 2 mặt lá đều nhẵn, dày, trong đó mặt lá trên màu xanh bóng, mặt lá dưới màu xanh nhạt hơn.
Cây mật nhân thuộc loại cây bụi, thân gỗ, chiều cao từ 10 - 15m
Cây mật nhân thuộc loại cây bụi, thân gỗ, chiều cao từ 10 – 15m
  • Hoa: Hoa cây bá bệnh là hoa lưỡng tính, màu đỏ nâu, thường mọc thành cụm. Cánh hoa mềm nhỏ, được bao phủ đầy lông. Mùa hoa nở vào tháng 3 – 4 hằng năm.
  • Quả: Quả cây bá bệnh hình trứng nhỏ, bên trong quả có hạt cứng. Khi còn non, quả màu xanh và khi chín chuyển màu nâu đỏ. Mùa quả rơi vào thời điểm tháng 5 – tháng 6.
  • Rễ cây mật nhân: Bộ rễ của cây mật nhân có lên nặng hàng chục kg. Vỏ ngoài của rễ màu vàng nâu, trơn láng, có nhiều rễ phụ nhỏ đâm ra. Phần ruột rễ màu trắng ngà và không có vân, sờ vào thấy cứng, có mùi thơm nhẹ.

Phân bố

cây mật nhân mọc ở đâu? Được biết, loại cây này có thể sống ở khu vực đất sỏi đá cằn cỗi, những vùng núi có độ cao dưới 100m hoặc các vùng trung du, đồi núi thấp. Đặc biệt, mật nhân có thể chịu được bóng râm nên được tìm thấy nhiều nhất tại những cánh rừng thưa ở Đông Nam Á, tập trung tại các nước như Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Tại Việt Nam, mật nhân mọc nhiều tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Thu hoạch và sơ chế

Cây mật nhân có thành phần dược tính rất cao nên ngoại trừ phần lá, hầu hết các bộ phận như thân, vỏ, rễ, quả mật nhân đều có thể sử dụng, tuy nhiên, trong đó rễ cây được sử dụng phổ biến hơn cả.

Thu hoạch mật nhân được diễn ra quanh năm. Sau khi thu hái sẽ được bào chế dược bào chế dưới nhiều dạng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Dưới đây là một số cách chế biến cây mật nhân làm thuốc:

  • Phơi khô: Sau khi rửa sạch mật nhân, đem cắt thành các miếng nhỏ rồi phơi dưới nắng mặt trời hoặc sấy khô ở mức nhiệt cao. Đợi đến khi dược liệu khô hoàn toàn có thể cho vào túi kín và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.
  • Nghiền thành bột: Sau khi sấy khô, tiếp tục đem dược liệu đi tán thành bột mịn, bảo quản trong bình thủy tinh dùng dần.
  • Cao lỏng: Ngoài các cách chế biến trên, mật nhân còn được sử dụng điều chế thành cao lỏng. Tuy nhiên, cách thực này không phổ biến, thường được thực hiện trong nhà máy với quy trình công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng và giữ được trọn vẹn tác dụng của rễ cây mật nhân.
Có nhiều cách chế biến cây mật nhân làm thuốc
Có nhiều cách chế biến cây mật nhân làm thuốc

Xem thêm: Sâm Cau Đỏ: Đặc Điểm Nhận Biết Và Cách Sử Dụng Trị Bệnh Hiệu Quả

Thành phần hóa học

Chuyên gia cho biết, sau quá trình nghiên cứu và phân tích, kết quả cho thấy trong mật nhân chứa những hoạt chất như sau:

  • Thành phần tạo chất đắng trong vỏ cây: 2, 6 dimethoxybenzoquinon, Eurycomalacton.
  • Các hợp chất quassinoid, triterpen, alkaloid.
  • Rễ phân lập được 3 quassinoid: eurycomanol 2-0-b-D glucopyranosid, eurycomanol, 13b, 18 0 dihydroeurycomanol.
  • Một số thành phần khác như: eurycoinanol, campestrol, β – sitosterol, glucopyranosid,…

Tác dụng của cây mật nhân

“Cây mật nhân trị bệnh gì?” là băn khoăn của nhiều người. Các chuyên gia cho biết, tác dụng của cây mật nhân đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận.

Theo Y học cổ truyền, dược liệu có tính mát, vi đắng, tác động tới can và thận. Nhờ đó, dược liệu chuyên chủ trị các bệnh như đau nhức xương cốt, khí huyết hư.

Xét về Y học hiện đại, sau nhiều nghiên cứu, chuyên gia cho biết, cây bá bệnh có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh như:

  • Cải thiện sinh lý phái mạnh: Hoạt chất E. longifolia trong dược liệu có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, đưa máu tới dương vật, kích thích gia tăng testosterone. Nhờ đó, tăng cường sinh lý phải mạnh và cải thiện chất lượng tinh trùng. Ngoài ra còn giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh nam khoa như yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, rối loạn cương dương.
  • Cây mật nhân chữa ung thư: Một trong những tác dụng của cây bá bệnh chính là ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Cụ thể, trong thành phần cây có chứa hơn 60 hợp chất mang tác dụng chống oxy hóa, ức chế quá trình hình thành và phát triển của gốc tự do. Nhờ đó, giảm tỷ lệ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư cổ tử cung.
  • Uống cây mật nhân trị bệnh gan: Trong lá và thân mật nhân có chứa hợp chất acetone. Đây là hợp chất mang khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như xơ gan, suy giảm chức năng gan. Điều này cũng lý giải lý do mật nhân có mặt trong thành phần một số loại thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan hiện nay.
Cây bá bệnh có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh về gan
Cây bá bệnh có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh về gan
  • Cây mật nhân trị tiểu đường: Cây mật nhân có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu glucose trong ruột vào máu, giúp ổn định đường huyết. Đồng thời, các hoạt chất trong dược liệu này giúp tăng độ nhạy cảm insulin, tăng cường kiểm soát đường huyết trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
  • Cây mật nhân có trị mụn không? Câu trả lời là có. Rễ mật nhân được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá, mụn viêm, mụn bọc hiệu quả. Đồng thời, còn giúp mờ vết thâm mụn để lại nhanh chóng.
  • Giảm căng thẳng: Trong thành phần của cây mật nhân có chứa anxiolytic – hoạt chất có khả năng giảm lo âu hiệu quả. Một số nghiên cứu khác cũng chứng minh sử dụng dược liệu này giúp giảm nồng độ cortisol gây căng thẳng xuống mức thấp nhất.
  • Chữa đau xương khớp: Cây mật nhân hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng, tê nhức chân tay,… Hơn nữa còn có thể củng cố chức năng xương khớp tốt hơn.

Ngoài ra, dược liệu cũng được sử dụng trong điều trị các bệnh gout, nóng trong, tiểu dắt, tiểu buốt, mẩn ngứa, ghẻ chàm, đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy,…

11 bài thuốc sử dụng cây mật nhân chuẩn y học

Có nhiều cách sử dụng mật nhân trị bệnh như bài thuốc sắc, hoàn viên, hãm trà,… Tùy từng chứng bệnh, thầy thuốc sẽ áp dụng những bài thuốc riêng giúp trị bệnh hiệu quả. Cụ thể, dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 11 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.

1. Bài thuốc chữa bệnh gout

Bệnh gout là dạng viêm khớp phổ biến khiến người bệnh phải chịu những cơn đau sưng tấy khớp đột ngột và dữ dội. Để trị bệnh, ngoài sử dụng thuốc Tây y, bài thuốc từ cây mật nhân cũng mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Người bệnh có thể chọn lựa một trong ba cách sau:

Cách 1: Sắc nước rễ mật nhân

  • Dùng 20g rễ mật nhân đem rửa sạch, sau đó đem sắc cùng 1.2 lít nước.
  • Đợi đến khi nước sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp, rót nước ra cốc, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
  • Nên uống liên tục đến khi bệnh gout thuyên giảm.

Cách 2: Cách ngâm rượu cây mật nhân

  • Phơi khô 40g rễ mật nhân, thái mỏng và sao vàng cùng 50g chuối hột khô.
  • Cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh và ngâm cùng 200ml rượu trắng.
  • Đậy kín nắp, sau khoảng 5 ngày có thể sử dụng được.
  • Mỗi khi khớp chân khớp tay sưng đau, có thể dùng rượu xoa bóp nhẹ nhàng để nhanh chóng cải thiện tình trạng trên. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống mỗi ngày 30ml, chia để thành 2 bữa trưa và tối trong ngày.
Ngâm rượu cây mật nhân chữa bệnh gout
Ngâm rượu cây mật nhân chữa bệnh gout

Cách 3: Pha bột mật nhân

  • Phơi khô vỏ, thân và rễ mật nhân. Đem toàn bộ dược liệu đi sao vào rồi tán thành bột mịn.
  • Mỗi ngày pha 10g bột với 300ml nước sôi và uống khi còn ấm nóng. Nên uống sau bữa ăn để hiệu quả phát huy tốt nhất.

2. Bài thuốc cải thiện và tăng cường chức năng gan

Có nhiều yếu tố như rượu bia, thuốc lá, các thực phẩm không lành mạnh khiến chức năng gan dần suy giảm. Điều này khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công và đối diện với những bệnh lý nguy hiểm. Để cải thiện và tăng cường chức năng gan, bạn có thể thực hiện bài thuốc sau:

  • Cách 1: Lấy 30g mật nhân đem sắc với 1 lít nước, đợi khi nước sôi, cạn 1 nửa thì tắt bếp, chắt thuốc ra cốc uống trong ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị dược liệu gồm 10g mật nhân, 30g diệp hạ châu, 70g cà gai leo. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc với 1 lít nước. Đợi đến khi nước cạn còn 500ml thì tắt bếp, rót nước thuốc ra cốc, chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.

3. Bài thuốc chữa kinh nguyệt rối loạn

Đối với tình trạng nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt hằng tháng ra không đều có thể sử dụng rễ mật nhân hãm nước uống hằng ngày.

  • Chuẩn bị dược liệu: 15g rễ mật nhân sắc.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị, sau đó cho vào ấm sắc với 500ml nước. Đợi đến khi thuốc sôi, cạn còn 1 nửa thì tắt bếp và chắt nước thuốc ra cốc. Mỗi ngày uống 1 thang, sau 7 ngày tình trạng rối loạn kinh nguyệt được khắc phục.

4. Bài thuốc trị chứng đau bụng đi ngoài

Sử dụng cây mật nhân kết hợp với các dược liệu như hậu phác, vỏ quýt, củ bồ bồ,… có thể điều trị tình trạng đau bụng đi ngoài, chướng bụng ăn không tiêu.

  • Chuẩn bị dược liệu: 50g mật nhân, 100g vỏ quýt, 100g hậu phác, 100g hoắc hương, 100g củ bồ bồ, 100g dây rơm, 100g dây mơ, 100g cam thảo nam, 50g củ gấu, 50g củ sả, 50g tiêu lốt.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu trên, sau đó đem phơi khô và tán mịn. Mỗi ngày dùng 12g pha nước nóng để uống thay trà. Sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy chứng bệnh giảm rõ rệt.

5. Bài thuốc thanh nhiệt, trị nóng trong người

Để điều trị tình trạng nóng trong người, khí huyết không lưu thông, thầy thuốc sẽ chỉ định người bệnh áp dụng bài thuốc sau đây:

  • Chuẩn bị dược liệu: 6g rễ mật nhân, 8g rau muống biển, 8g tang chi, 8g dây gùi, 8g rễ ô môi, 8g cỏ xước, 12g đậu đen, 10g hà thủ ô, 2g dây ký ninh.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó đem sắc với 1 lít nước. Đợi đến khi nước sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp, chia nước ra nhiều cốc để uống đều trong ngày.

6. Bài thuốc dùng mật nhân kích thích hệ tiêu hóa

Vị thuốc này còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng bệnh khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, chán ăn,… hiệu quả.

  • Chuẩn bị dược liệu: 20g rễ mật nhân, 10g quả chuối sứ.
  • Cách thực hiện: Đem chuối sứ phơi khô và nước vàng. Sau đó cho 2 nguyên liệu vào bình, rót thêm 1 lít rượu trắng vào. Đóng kín nắp trong 7 ngày. Sau thời gian này có thể lấy ra sử dụng. Lưu ý mỗi ngày chỉ uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 20ml vào sáng, trưa và tối để cải thiện tình trạng sức khỏe.

7. Bài thuốc điều trị kiết lỵ, tiêu chảy

Tình trạng kiết lỵ, tiêu chảy sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi sử dụng trà quả mật nhân. Người bệnh làm theo hướng dẫn như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu: Quả mật nhân.
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày hãm 1 bình nước quả mật nhân uống thay trà. Sau 5 – 7 ngày triệu chứng kiết lỵ sẽ giảm rõ rệt.

8. Bài thuốc tẩy giun và giải độc rượu

Ít ai biết rằng, sử dụng rễ mật nhân có tác dụng tẩy giun và giải độc rượu hiệu quả. Cụ thể, cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu: 30g rễ mật nhân.
  • Cách thực hiện: Sau khi chuẩn bị dược liệu theo đúng định lượng, bạn cho dược liệu vào ấm, đun với 600ml nước, chờ khi nước sôi, cạn còn 1 nửa thì tắt bếp và rót nước thuốc ra cốc, bỏ phần bã. Nên nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày và uống khi còn ấm để hiệu quả phát huy tối đa.
Sử dụng rễ mật nhân có tác dụng tẩy giun và giải độc rượu
Sử dụng rễ mật nhân có tác dụng tẩy giun và giải độc rượu

9. Bài thuốc từ mật nhân cải thiện sinh lý nam giới

Đối với tình trạng nam giới yếu sinh lý, suy giảm ham muốn tình dục, có dấu hiệu mắc các bệnh nam khoa như rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, liệt dương, xuất tinh sớm,… có thể sử dụng bài thuốc kết hợp giữa mật nhân, linh chi đen và nhân sâm theo công thức dưới đây:

  • Chuẩn bị dược liệu: 40g mật nhân, 50g linh chi đen, 50g nhân sâm.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu trên đi tán thành bột mịn, sau đó điều chế thành viên. Tùy từng tình trạng bệnh, thầy thuốc sẽ chỉ định liều uống riêng.

10. Bài thuốc dùng cây mật nhân hỗ trợ trị tiểu đường

Để thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể sắc mật nhân uống hằng ngày.

  • Chuẩn bị dược liệu: 20g mật nhân.
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu đi rửa sạch, thái thành các lát mỏng rồi sao vàng. Cho nguyên liệu đã vàng vào nồi, sắc với 500ml nước. Nên uống khi thuốc còn ấm nóng để hiệu quả đạt được tốt nhất.

11. Bài thuốc chữa mẩn ngứa, chàm ghẻ ở trẻ nhỏ

Mẩn ngứa, chàm ghẻ ở trẻ em xảy ra rất phổ biến. Ngoài các bài thuốc sử dụng lá khế, lá chè xanh,… mẹ có thể áp dụng bài thuốc tắm với lá cây mật nhân để giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho con.

  • Chuẩn bị dược liệu: 1 nắm lá cây mật nhân.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá mật nhân, ngâm với nước muối trong 5 phút để diệt hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Cho dược liệu vào đun với 1 lít nước, sau đó ngâm vùng da bị mẩn ngứa vào, dùng lá chà nhẹ nhàng để tăng hiệu quả điều trị.
Lá mật nhân chữa mẩn ngứa, chàm ghẻ ở trẻ nhỏ
Lá mật nhân chữa mẩn ngứa, chàm ghẻ ở trẻ nhỏ

Một số câu hỏi liên quan đến cây mật nhân

Không chỉ quan tâm đến tác dụng, người dùng còn muốn tìm hiểu nhiều vấn đề xoay quanh dược liệu này. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc trả lời một số câu có lượng tìm kiếm lớn nhất thời gian gần đây:

  • Tác hại của cây mật nhân thế nào?

Mật nhân là dược liệu có nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho cơ thể như: Nôn nao, chóng mặt, dị ứng da, đường huyết tăng giảm bất thường,…. Vậy nên, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ bài thuốc nào nếu chưa được thầy thuốc hướng dẫn.

  • Ai không nên sử dụng cây mật nhân?

Một số đối tượng không nên sử dụng dược liệu để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: Người bị cao huyết áp, người bị suy giảm chức năng nội tạng, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ dưới 9 tuổi, người bị dị ứng với thành phần trong dược liệu.

  • Rễ cây mật nhân kỵ gì?

Khi sử dụng rễ mật nhân, bạn lưu ý tránh kết hợp với một số dược liệu khác như hành tỏi, đương quy, quế, tam thất,…. vì các dược liệu này kiêng kỵ nhau, nếu sử dụng chung sẽ gây một số phản ứng không tốt như nóng trong, nổi mụn, táo bón.

  • Dùng bao nhiêu mật nhân mỗi ngày?

Các thầy thuốc cho biết, mật nhân không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ sử dụng từ 5 – 8g khô. Đối với mức độ bệnh khác nhau, thầy thuốc sẽ chỉ định tăng giảm liều lượng cho phù hợp nhất. Vậy nên người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Giá bán cây mật nhân bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, cây mật nhân tươi được bán với mức giá khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg. Đối với rễ mật nhân cao tuổi (từ 15 – 20 năm) sẽ khoảng 200.000đ/1kg. Dưới đây là mức giá khảo sát cụ thể cho từng loại:

  • Rễ mật nhân khô thái miếng: 120.000 đồng/kg.
  • Cây mật nhân tươi nguyên rễ: 120.000 đồng/kg.
  • Cao mật nhân: 250.000 đồng/100g.
  • Rễ mật nhân 15 tuổi: 200.000 đồng/kg.
  • Rễ mật nhân đỏ: 500.000 đồng/kg.
  • Rễ mật nhân đen: 500.000 đồng/kg.
Cây mật nhân tươi được bán với mức giá khoảng 120.000 - 150.000 đồng/kg
Mật nhân được bán với mức giá khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg

Bạn dễ dàng mua được dược liệu tại các hiệu thuốc Đông y, các trung tâm nuôi trồng dược liệu hoặc tại các cửa hàng cung cấp dược liệu. Ngoài ra, mật nhân cũng được cung cấp thông qua hình thức website hoặc cửa hàng trực tuyến. Dù mua ở đâu, người dùng cũng cần đảm bảo lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Lưu ý khi sử dụng cây mật nhân chữa bệnh

Việc nắm bắt cách sử dụng cây mật nhân vô cùng quan trọng bởi cây có dược tính khá mạnh, nếu sử dụng sau cách sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng dược liệu này.

  • Để tránh tác dụng phụ của cây mật nhân, bạn lưu ý sử dụng dược liệu đúng cách, đúng liều lượng cho phép. Chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 5 – 8g dược liệu khô.
  • Mỗi loại dược liệu sẽ có tính vị khác nhau, nếu kết hợp sai cách sẽ gây những phản ứng bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, trước khi muốn kết hợp mật nhân với dược liệu nào, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
  • Cây mật nhân ngâm rượu mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên về bản chất vẫn là rượu nên người bệnh không dùng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Liều lượng được khuyến nghị là 10 – 15ml/lần, ngày uống 2 lần vào các bữa trưa và tối.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hạ đường huyết, nổi mẩn,… cần ngưng sử dụng và đến phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra kịp thời.
  • Bên cạnh đó, để tăng tốc độ trị bệnh, bạn cần kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn,…
Ngưng sử dụng dược liệu khi cơ thể có triệu chứng bất thường
Ngưng sử dụng dược liệu khi cơ thể có triệu chứng bất thường

Trên đây là thông tin chi tiết về cây mật nhân. Đây là dược liệu rất tốt cho sức khỏe, nhưng để đảm bảo phát huy hiệu quả công dụng và tránh gây tác dụng phụ, người dùng cần đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc. Đồng thời cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào các bài thuốc từ dược liệu mà chỉ sử dụng như biện pháp hỗ trợ điều trị.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...