Cây Hương Nhu: Gợi Ý 9 Bài Thuốc Và Lưu Ý Khi Dùng Dược Liệu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,… Do đó, dược liệu này được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh như đái tháo đường, trị mụn, kháng khuẩn,…

Cây Hương Nhu: Đặc Điểm, Công Dụng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh
Cây hương nhu được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh như đái tháo đường, trị mụn, kháng khuẩn,…

Mô tả dược liệu hương nhu

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: É rừng, é tía, é đỏ, bạch hương nhu, hương thái, nhu hương nhung, mật phong thảo, mậu dược, sơn ông,…
  • Tên khoa học: Ocimum gratissimum Linn
  • Họ: Hoa môi – Lamiaceae

2. Đặc điểm thực vật

Hương nhu là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1 – 2m. Thân hình trụ, có màu nâu tía, hoá gỗ phần gốc. Phần thân non được bao phủ bởi lớp lông màu trắng, đôi khi màu xanh nhạt.

Lá mọc đối xứng, cuống dài từ 1 – 2cm, phiến lá có hình mũi mác, màu nâu tía, khía răng cưa và được bao phủ lớp lông ở 2 mặt. Gân lá hiện rõ và có màu tím đậm. Hoa có màu tím, mọc thành cụm từ nách lá dài 5 – 7cm, hình xim.

Đặc điểm thực vật
Hương nhu là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1 – 2m

Quả bế tư, được bao phủ bởi các đài hoa. Cây nở hoa vào tháng 5 – 6 và kết quả vào tháng 6 – 7 hàng năm. Khi vò các bộ phận của cây sẽ có mùi thơm đặc trưng.

3. Phân loại

Do có hình dáng khá giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn cây hương nhu và câu quế. Thực chất, hai loại cây này hoàn toàn khác nhau về dược tính và công dụng.

Theo các tài liệu y học, dược liệu hương nhu có 2 loại là màu trắng và màu tía.

  • Hương nhu tía: Đặc điểm của loại cây này là có màu tím từ lá, thân, cành và hoa đều có màu tím.
  • Hương nhu trắng: Thân, hoa và các gân lá của loại cây này có màu tía đặc trưng. Lá hương nhu trắng có màu xanh lục, ở mặt dưới nhạt hơn so với mặt trên.

Cả hai loại cây này đều được ứng dụng trong chữa trị bệnh. Tuy nhiên, tác dụng của hương nhu tía cao hơn so với hương nhu trắng.

4. Phân bố

Dược liệu thường mọc hoang và được tìm thấy ở một số nước Đông, Nam Á như Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia,…

Tại nước ta, loại cây này mọc nhiều ở vùng đất có khí hậu mát mẻ và chịu được khô hạn. Hương nhu được tìm thấy nhiều ở Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên,…

5. Thu hái – sơ chế

Các bộ phận của cây đều có chứa dược tính nên đều được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Nếu lấy phần cành, thân và lá thì có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, nếu lấy phần hoa thì cần thu hoạch vào tháng 5 – 6 lúc cây ra hoa.

Cây hương nhu sau khi thu hái về có thể dùng tươi hoặc phơi/ sấy khô để dùng dần. Bên cạnh đó, có để dùng dược liệu làm thành tinh dầu nhưng quy trình thường phức tạp và cần được thực hiện trong các nhà máy sản xuất dược liệu.

Thu hái - sơ chế
Các bộ phận của cây đều có chứa dược tính nên đều được thu hái để làm thuốc chữa bệnh

Các bước phơi/ sấy khô dược liệu, bao gồm:

  • Dược liệu sau khi thu hái về mang đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất, đất cát. Sau đó cắt thành từng khúc khoảng 3 – 4cm
  • Đem phơi dưới bóng râm đến khi khô hoàn toàn hoặc sấy ở nhiệt độ thấp

6. Bảo quản

Bảo quản dược liệu trong túi bóng kín, trong các lọ, để ở nơi thoáng mát, khô ráo.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, dược liệu chứa các thành phần hoá học đa dạng như tinh dầu eugenol, methyl eugenol, element, humulen, caryophylen oxy, B – caryophyllene,…

Vị thuốc hương nhu

1. Tính vị

Tính ấm nhẹ, vị cay, mùi thơm đặc trưng

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế và Vị

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn
  • Chủ trị: Đau bụng, nôn mửa, thanh thử, trị phù thũng, bì thuỷ, phong thuỷ,…

Theo y học hiện đại:

  • Giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống trầm cảm, tâm trạng lo âu
  • Chữa cảm mạo, hạ sốt, đau đầu, cảm lạnh
  • Kháng khuẩn, chống viêm, trị hôi miệng, mang lại hiệu quả trong chống nhiễm trùng
  • Bổ sung vitamin K cho cơ thể, chống oxy hoá và làm giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Hỗ trợ chữa trị các bệnh về dạ dày, đường hô hấp và đái tháo đường
  • Kích thích mọc tóc, chữa trị rụng tóc, giúp chân tóc chắc khoẻ hơn

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu hương nhu thường được dùng phổ biến ở dạng thuốc sắc, hoàn, tán để chữa bệnh. Liều dùng thông thường từ 8 – 20g/ ngày. Tuỳ vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khoẻ, thầy thuốc có thể gia giảm liều dùng phù hợp.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc hương nhu an toàn và lành tính. Mặc dù không chứa độc tính nhưng việc áp dụng bài thuốc không phù hợp hoặc dùng quá liều có thể ảnh hưởng đến kết quả chữa trị và sức khoẻ tổng thể.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc hương nhu an toàn và lành tính

Bài thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy:

  • Chuẩn bị: Tía tô, hương nhu mỗi vị 12g, mộc qua 9g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi sắc với nước 3 chén nước đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia lượng nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày

Bài thuốc chữa cảm, hạ sốt, đau đầu:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hương nhu tươi
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và pha với một ít nước ấm để uống. Phần bã đắp lên trán, thái dương để giúp hạ sốt, giảm đau đầu.

Bài thuốc chữa cảm lạnh:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hậu phác (tẩm gừng, nướng khô), đậu ván trắng (sao) mỗi vị 200g, hương nhu (sao) 500g. Các vị thuốc đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8 – 10g bột uống cùng với nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hương nhu khô 100g, đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g bột pha với nước sôi. Ngày uống 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị lá bưởi, lá hương nhu khô, ngải cứu (sả), lá tre, khuynh diệp, cành lá thanh táo, tía tô, gừng, húng chanh mỗi vị 15g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun với 2 lít nước. Dùng nước này để xông cơ thể để cải thiện bệnh lý.

Bài thuốc chữa hôi miệng:

  • Chuẩn bị 10g hương nhu
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch rồi cho vào ấm đun với 200ml nước khi cạn còn 100ml thì tắt bếp. Dùng nước này để ngậm rồi súc miệng đều đặn mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.

Bài thuốc chữa cảm vào mùa hè:

  • Chuẩn bị: Cát căn, hương nhu, điền cơ hoàng, diếp cá mỗi loại 12g, mộc hương 4g và xương bồ 8g.
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa phù thũng, nước tiểu đục:

  • Chuẩn bị: Cỏ tranh 30g, hương nhu 9g, ích mẫu thảo 12g
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chắt lấy nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày để cải thiện bệnh lý.

Bài thuốc chữa trường vị viêm cấp tính, kiết lỵ:

  • Chuẩn bị: Hồng lạt liệu, hương nhu, thanh hao mỗi vị 12g
  • Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh cải thiện.

Bài thuốc mọc tóc cho trẻ nhỏ:

  • Chuẩn bị: Hương nhu 40g
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc với 200ml nước đến khi cô đặc. Trộn nước thuốc với mỡ lợn rồi dùng hỗn hợp này thoa lên da đầu của trẻ. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần. Lưu ý cần vệ sinh da đầu của trẻ trước khi bôi, không dùng trên vùng da có vết thương hở, chảy máu, lở loét.

Bài thuốc trị rụng tóc:

  • Chuẩn bị: Lá hoặc vỏ bưởi, cây hương nhu, bồ kết khô mỗi vị 10g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đun cùng với 3 lít nước. Pha với nước lạnh vừa đủ dùng để gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần để giúp cải thiện tình trạng rụng tóc.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng dược liệu chữa bệnh

Để đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất khi dùng dược liệu hương nhu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng dược liệu cho người âm hư, khí hư, ra nhiều mồ hôi, mắc bệnh ho lao, người vừa phẫu thuật xong hoặc chuẩn bị phẫu thuật.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ hương nhu.
  • Dược liệu có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng hoặc gây ra phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc Pentobarbital.
  • Không áp dụng các bài thuốc từ hương nhu liên tục trên 6 tuần. Tránh lạm dụng dược liệu vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Cây hương nhu là dược liệu quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và có độ an toàn cao. Tuy nhiên, trước khi dùng dược liệu này, người bệnh cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...