Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cây cỏ ngọt hay còn được gọi là cúc ngọt, cỏ đường là dược liệu quen thuộc thích hợp cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cỏ ngọt còn được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề khác như huyết áp, giúp lợi tiểu, kiểm soát cân nặng, thanh nhiệt thải độc cho cơ thể.
Mô tả dược liệu cây cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt là dược liệu quen thuộc được dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý. Ngoài tên gọi này, dược liệu còn có nhiều cái tên khác như cúc ngọt, cỏ mật, cỏ đường,… Tên khoa học là Stevia Rebaudiana, thuộc họ cúc Asteraceae.
1. Đặc điểm dược liệu
Cây cỏ ngọt có những đặc điểm hình thái nổi bật như:
- Cây sống lâu năm nhưng có kích thước nhỏ, cao khoảng 100cm khi đã trưởng thành. Khi cây phát triển đến khoảng 6 tháng tuổi, phần gốc cây bắt đầu hóa gỗ. Các cành cây được phân ra tại gốc, trên cành non được bao phủ một lớp lông mịn.
- Lá cây mọc đối xứng, trên mặt lá hiện 3 gân kéo dài từ phần cuống. Lá có hình dạng như mũi mác, rộng 15cm – 30cm, dài khoảng 30cm – 60cm. Lá cũng được bao phủ một lớp lông mịn, một số lá phần mép có răng cưa.
- Hoa cây cỏ ngọt thường ra vào khoảng tháng 10 – 12 hàng năm, chúng nở thành cụm từ 5 bông. Hoa có 5 cánh, màu trắng, có mùi thơm nhẹ dễ chịu, phần nhụy thường lộ ra bên ngoài.
- Như tên gọi, dược liệu có vị ngọt đặc trưng, nhất là phần lá cây. Khi khô lại cây vẫn giữ được vị ngọt không thay đổi.
2. Phân bố
Cây cỏ ngọt thường phát triển tốt ở những nơi có khí hậu cận nhiệt đới, chẳng hạn tại các cao nguyên vịnh Amami, huyện Iguazu hoặc giữa biên giới nước Brazil và Paraguay. Tại nước ta, cây cỏ ngọt di thực vào kể từ năm 1990. Tuy nhiên giai đoạn này chúng không phổ biến như các dược liệu khác.
Hiện nay, sau khi đã tìm ra được nhiều lợi ích cho sức khỏe, cây cỏ ngọt bắt đầu được thu hái và chế biến bảo quản sử dụng. Ngoài ra, một số địa phương và các trung tâm dược liệu cũng bắt đầu nhân giống, trồng cây cỏ ngọt để thu hoạch phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Tại các tỉnh như Hưng Yên, Nghệ An, Hà Giang, Hòa Bình,… trồng loại dược liệu này khác phổ biến. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng không làm mất đi dược tính có sẵn trong cỏ ngọt. Chính vì thế, hiện nay với nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, dược liệu được nhân rộng nuôi trồng tại nhiều khu vực trong nước.
3. Bộ phận dùng
Sử dụng búp non và lá cây làm thuốc.
4. Thu hoạch và sơ chế
Cây cỏ ngọt được thu hái quanh năm, trong đó thời gian thu hoạch tốt nhất là vào tháng 8 hàng năm. Búp non và lá được thu hái sau đó cắt nhỏ. Không sử dụng phần lá đã già hay dập nát, hư hỏng có thể ảnh hưởng đến dược tính muốn hướng tới.
Xem thêm: Nấm Lim Xanh: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Sau khi thu hoạch dược liệu sẽ được phơi hoặc sấy khô. Bên cạnh đó, để đảm bảo giữ nguyên tác dụng dược liệu, người dùng thường phun ẩm lên dược liệu sau đó ủ trong túi từ 2 – 3 ngày. Tiếp đến mang dược phơi nắng thêm một lần nữa.
5. Bảo quản
Phần dược liệu đã hoàn thành sơ chế cho vào túi bảo quản nơi khô ráo, thoáng, tránh ẩm ướt, mối mọt. Ngoài ra, không để dược liệu ở nơi có ánh nắng trực tiếp có thể khiến dược liệu mất đi một phần dược tính, không đảm bảo tác dụng như ban đầu.
6. Thành phần hóa học
Các thành phần hóa học có trong cây cỏ ngọt như Steviol (loại đường không chứa năng lượng tuy nhiên vị ngọt gấp 300 lần so với đường kính thông thường, bên cạnh đó còn có chất béo, protein, cùng với carbohydrate,…
Vị thuốc cây cỏ ngọt
1. Tính vị
Dược liệu có vị ngọt đặc trưng.
2. Quy kinh
Chưa có nghiên cứu.
3. Tác dụng dược lý
Cây cỏ ngọt là dược liệu quen thuộc, được ghi chép trong nhiều tài liệu thuốc Đông y. Ngoài ra, Y học hiện đại cũng nghiên cứu và tìm ra cỏ ngọt trị bệnh gì. Theo Đông y, cây có vị ngọt, tác dụng trong hạ huyết áp, lợi tiểu, giảm chảy máu chân răng, chữa bệnh tiểu đường, thông tiểu, lợi tiểu, tiêu khát,…
Bên cạnh đó, như đã đề cập bên trên, cỏ ngọt chứa hàm lượng dưỡng chất phong phú, đa dạng. Trong đó đặc biệt là các chất như protein, stervoil, chất béo, rebauside, carbohydrate,… Chúng đều là các thành phần từ thiên nhiên, lành tính nên khi dùng giảm thiểu được rủi ro phát sinh tác dụng phụ.
Đặc biệt, steviosie, rebauside là hai thành phần chủ yếu tạo vị ngọt cho dược liệu. Tuy nhiên các thành phần này thường không bị nhiệt phân, không lên men hoặc bị các vi khuẩn, nấm tấn công gây hư hại. Không những thế, kiểm tra độ pH của dược liệu phù hợp với sức khỏe, không ảnh hưởng đến cơ thể.
4. Cây cỏ ngọt có tác dụng gì?
Cỏ ngọt mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe, chẳng hạn:
- Cỏ ngọt trị bệnh gì? Cỏ ngọt chứa các hoạt chất giúp ổn định huyết áp cho người bệnh, dùng điều trị tình trạng tăng huyết áp.
- Có hiệu quả trong việc ổn định đường huyết, thích hợp cho đối tượng mắc bệnh tiểu đường.
- Sử dụng làm nguyên liệu chữa trị các bệnh răng miệng như chảy máu chân răng ở người bị viêm lợi. Nhờ vào khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, do đó người bệnh có thể dùng nước cỏ ngọt súc miệng để giảm các triệu chứng khó chịu.
- Dược liệu còn có tác dụng trong phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, ổn định và khắc phục hội chứng chuyển hóa.
- Uống nước cỏ ngọt có tác dụng gì? Điều trị rối loạn mỡ máu, giúp giảm lipit máu, tăng khả năng làm việc, tập trung, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể,…
- Cỏ ngọt chứa chất tạo ngọt tự nhiên có thể cung cấp đường cho cơ thể, vì đường này không chứa calo nên người dùng có thể yên tâm, đặc biệt là đối tượng mắc chứng đái tháo đường. Ngoài ra, dược liệu còn được sử dụng cho đối tượng phải kiêng ngọt, hỗ trợ giảm cơn thèm ngọt cho người bị béo phì,…
5. Ai nên dùng cỏ ngọt?
Sử dụng dược liệu cho những nhóm đối tượng như:
- Người mắc bệnh tiểu đường, dư cân béo phì, bệnh nhân đã phẫu thuật cắt ghép dạ dày phải kiêng đường kính trong thời gian điều trị, phục hồi.
- Dùng cho người mắc bệnh cao huyết áp, người bị tim mạch, phụ nữ có thai không thể dùng cam thảo bắc.
- Dùng cho người bị bí tiểu, đang dùng thuốc chữa digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
- Dùng cho người muốn cải thiện sức khỏe, làm đẹp da.
6. Cách dùng và liều lượng
Dùng cỏ ngọt hãm với nước như hãm trà hoặc có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Sử dụng khoảng 8g – 12g hãm với nước sôi hoặc sắc nấu nước uống. Ngoài ra,
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ ngọt
Sử dụng cây cỏ ngọt làm thuốc hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người bị đái tháo đường, thuốc chữa huyết áp cao,… nhờ vào những công dụng tuyệt vời kể trên. Tham khảo các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu như sau:
1. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường
Chuẩn bị: 2,5 gram lá cỏ ngọt khô.
Thực hiện:
- Sơ chế cây thuốc cho sạch sẽ sau đó cho vào nồi nấu cùng với 200ml nước.
- Khi nước sôi thì nhỏ lửa, đun tiếp tục cho nước cạn lại còn khoảng 50ml.
- Chắt thuốc ra uống từ từ khi còn ấm giúp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Uống mỗi ngày 2 lần, kiên trì áp dụng để sớm đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Nhờ các dược chất có trong thuốc giúp ngăn chặn quá trình tăng lượng đường huyết, hạn chế bệnh tiểu đường bùng phát. Ngoài ra, chất ngọt trong dược liệu không tác động đến đường máu, phù hợp với người đang mắc phải chứng bệnh nguy hại này.
2. Bài thuốc cải thiện tình trạng huyết áp cao
Chuẩn bị: 6 gram cỏ ngọt, 10 gram hoa hòe, 4 gram hoa cúc, 12 gram quyết minh tử.
Thực hiện:
- Dược liệu rửa sạch sao đó để ráo nước, phơi khô hoặc đem sao vàng trước khi dùng.
- Sắc nấu cùng với 600ml nước đến khi sôi, nhỏ lửa và đun cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml.
- Chắt lấy nước thuốc uống mỗi ngày kiên trì giúp ổn định huyết áp.
3. Bài thuốc hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Chuẩn bị: 7.6 gram lá cỏ ngọt khô.
Thực hiện:
- Dược liệu sắc lấy nước uống, đun trên lửa nhỏ để hoạt chất tiết ra trong nước.
- Chắt lấy nước thuốc uống mỗi ngày đều đặn giúp kiểm soát cân nặng.
Nhờ vào chất ngọt tự nhiên giúp giảm cơn thèm ăn, hạn chế nhu cầu nạp đường và tinh bột. Vì thế cân nặng của bạn được kiểm soát, thích hợp cho người đang bị thừa cân, béo phì.
4. Bài thuốc phòng bệnh tim mạch
Sử dụng lá cỏ ngọt hãm với nước sôi như hãm trà uống hàng ngày giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, mỡ máu, và nhiều bệnh lý khác. Do dược liệu chứa các hoạt chất giúp hỗ trợ làm ổn định glucose trong máu. Sử dụng kiên trì tuy nhiên chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ.
Một số lưu ý khi dùng cây cỏ ngọt
Sử dụng cây cỏ ngọt giúp hỗ trợ khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe, nhất là đối tượng đang bị tiểu đường, thừa cân, người mắc bệnh huyết áp cao,… Tuy nhiên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị trong quá trình sử dụng bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Dùng với liều lượng phù hợp, không lạm dụng để tránh nguy cơ phát sinh một số tác hại của cỏ ngọt.
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi, đặc biệt là dùng cỏ ngọt chung với thuốc Tây, Đông y nếu không được bác sĩ, thầy thuốc hướng dẫn. Bởi, việc sử dụng bừa bãi có nhiều rủi ro dẫn đến tương tác thuốc gây hại cho sức khỏe.
- Bà bầu uống cỏ ngọt được không? Không tự ý dùng cho đối tượng phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em. Tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe, cập nhật với bác sĩ các triệu chứng bất thường nếu có để được xử lý sớm.
- Tránh dùng các dụng cụ đun nấu thuốc bằng kim loại. Bạn nên sử dụng các dụng cụ bằng sứ đun thuốc là tốt nhất.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để sớm cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cây cỏ ngọt là dược liệu quen thuộc được dùng làm nguyên liệu chữa bệnh, chế biến món ăn. Theo ghi chép từ xa xưa loại dược liệu này có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ngoài ra, Y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều hoạt chất có lợi trong dược liệu giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Trước khi dùng bạn nên tìm hiểu kỹ cỏ ngọt kết hợp với gì mang lại hiệu quả cao, đồng thời tham khảo ý kiến thầy thuốc để có hướng điều trị bệnh an toàn nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!