Quả Táo Mèo: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán Dược Liệu

Quả táo mèo được dùng phổ biến để ngâm rượu nhằm điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, loại quả này còn được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác giúp phát huy tối đa công dụng cải thiện sức khỏe. Cụ thể các bài thuốc này được thực hiện như thế nào sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về quả táo mèo

Táo mèo còn được gọi là Sơn tra, Chua chát,… thuộc họ Hoa hồng, danh pháp khoa học là Rosaceae. Tương tự như các loại dược liệu khác, quả táo mèo cũng có những đặc trưng riêng về hình dạng, phân bố, thành phần hóa học, cách thu hoạch và phân bố. Cụ thể như sau:

Đặc điểm hình dạng

Quả táo mèo có thể dễ dàng nhận diện thông qua những đặc điểm hình dạng đặc trưng như sau:

  • Thân cây: Cây táo mèo thuộc dòng cây thân gỗ bán thường xanh, độ cao của cây trung bình từ 2 – 5m. Cây có nhiều cành nhánh, khi cành nhỏ có màu nâu tía, lông rậm. khi cành cây trưởng thành sẽ chuyển thành màu nâu đen và không còn lông nữa.
  • Lá cây: Lá cây táo mèo hình mác, đỉnh nhọn và rụng rất sớm. Cuống lá có độ dài từ 0.5 – 2cm và phủ 1 lớp lông tơ.
  • Hoa: Hoa táo mèo mọc thành cụm từ 3 – 5 bông, đường kính khoảng 2.5cm. Đài hoa hình chuông, lá đài hoa hình mác tam giác, đều được phủ 1 lớp lông tơ giống lá. Cánh hoa màu trắng, dạng thuôn dài, mỗi bông có khoảng 30 nhị. Hoa táo thường mọc vào khoảng tháng 2 – tháng 3 trong năm.
  • Quả: Quả hình cầu, có màu vàng, đường kinh từ 2 – 3cm. Vỏ quả hơi sần, khi chín có chuyển dần sang màu vàng đỏ. Khi ăn sẽ thấy vị chua chát, không quá ngọt. Thường quả sẽ phát triển mạnh nhất trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9.
Cây táo mèo có độ cao của cây trung bình từ 2 - 5m
Cây táo mèo có độ cao của cây trung bình từ 2 – 5m

Phân bố

Táo mèo được tìm thấy nhiều tại các sườn núi hoặc bụi rậm với độ cao từ 2000 – 3000m. Hiện nay, cây phân bố chủ yếu tại Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, Bhutan, phía Tây Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, táo mèo mọc hoang nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái,…

Thu hoạch và sơ chế

Dược liệu sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Táo mèo sấy khô nên được bảo quản trong túi kín, cất nơi khô ráo thoáng mát, không ẩm mốc, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh hư hỏng.

Thành phần hóa học

Nhằm hiểu rõ hơn về táo mèo, các chuyên gia đã thực hiện cuộc phân tích chuyên sâu về thành phần hóa học trong loại quả này. Kết quả cho thấy, trong táo mèo có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, cụ thể như sau: Acid Crataegic, Protid, Calci, Vitamin C, Sắt, Acetylcholin, Acid Citric, Acid Oleanic, Ursolic, Acid Cafiic, Oligomeric procyanidins, Hydrat Cacbon, Phospho, Phytosterin, Tanin, Các dẫn xuất Triterpenne, Các phenolic đơn giản, Các Flavonoid,…

Tác dụng của quả táo mèo đối với sức khỏe

Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh, nhưng không phải ai cũng biết rõ ăn quả táo mèo có tác dụng gì? Các tác dụng của dược liệu này được công nhận bởi cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cụ thể như sau:

Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua, hơi chát, tính ấm, tác dụng kiện vị tiêu thực, hóa tích. Vậy nên, dược liệu này chuyên chủ trị chứng tích trệ, tiêu chảy, đau tinh hoàn, đau bụng, hậu sản ứ trệ, nước ối ra không hết,…

Tùy vào tình trạng bệnh, táo mèo sẽ được kết hợp cùng một số dược liệu khác với định lượng thích hợp.

Táo mèo chủ trị chứng tích trệ, tiêu chảy, đau tinh hoàn, đau bụng
Táo mèo chủ trị chứng tích trệ, tiêu chảy, đau tinh hoàn, đau bụng

Xem thêm: Cây Ngái Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu 7 Bài Thuốc Trị Bệnh Hiệu Quả

Y học hiện đại

Các nghiên cứu chuyên sâu trong Y học hiện đại đã giúp phát hiện ra nhiều công dụng tuyệt vời của táo mèo. Cụ thể, dưới đây là những lợi ích người dùng nhận được khi sử dụng loại quả này.

  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn: Các hoạt chất trong táo mèo có tác dụng thúc đẩy bài tiết pepsin dịch vị và acid mật. Nhờ đó, sử dụng táo mèo đúng cách có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi chướng bụng.
  • Hỗ trợ giảm cân: Táo mèo có lượng calo thấp và hàm lượng chất xơ cao nên khi sử dụng giúp người dùng no lâu, tránh nạp vào cơ thể đồ ăn vặt. Bên cạnh đó, táo mèo có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tránh gây tích tụ các dưỡng chất từ đồ ăn trong cơ thể, nhờ đó giảm tỉ lệ hình thành mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Chữa bệnh cao huyết áp: Tác dụng của quả táo mèo ngâm rượu là điều trị chứng cao huyết áp, giảm các triệu chứng bệnh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn lipid máu,…
  • Điều trị viêm khớp: Trong táo mèo có chứa các hoạt chất như lưu huỳnh, sắt, flo, phốt pho, silicon,… giúp giảm các cơn đau khớp, chân tay nhức mỏi hiệu quả. Đồng thời, trong loại quả này cũng có chứa enzyme thúc đẩy hấp thu canxi và các dưỡng chất thiết yếu, giúp hệ xương khớp luôn được chắc khỏe.
  • Giúp đẹp da: Táo mèo được sử dụng trong làm đẹp nhờ khả năng cung cấp độ ẩm cho da, thu nhỏ lỗ chân lông, cung cấp các vitamin và khoáng chất ngăn ngừa lão hóa. Đồng thời, các hoạt chất trong táo mèo cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giúp làn da mịn màng trắng sáng.

Bài thuốc sử dụng quả táo mèo chữa bệnh

Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ 10 bài thuốc sử dụng quả táo mèo trị bệnh hiệu quả, đang được thầy thuốc đánh giá cao nhất hiện nay.

1. Bài thuốc chữa đầy bụng

Để nhanh chóng giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, bạn có thể áp dụng bài thuốc với táo mèo dưới đây, chỉ trong 2 – 3 ngày các triệu chứng khó chịu sẽ hoàn toàn biến mất.

  • Chuẩn bị: 30g táo mèo khô.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch táo mèo, sau đó đem sắc với 300ml nước. Uống ngay khi còn nóng để hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Táo mèo khô có thể chữa đầy bụng
Táo mèo khô có thể chữa đầy bụng

2. Bài thuốc chữa bệnh huyết áp cao

Kết hợp táo mèo cùng một số dược liệu khác như hoa cúc trắng, thảo quyết minh giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa huyết áp tăng. Nhờ đó, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim hay một số bệnh tim mạch khác hiệu quả.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12g táo mèo, 9g hoa cúc trắng, 12g thảo quyết minh.
  • Thực hiện: Đem táo mèo xao vàng, sau đó tán nhỏ toàn bộ các nguyên liệu rồi cho vào bình, hãm cùng 300ml nước sôi trong 20 phút. Dùng nước táo mèo uống thay trà trong ngày, sau khoảng 7 – 10 ngày triệu chứng táo bón sẽ thuyên giảm.

3. Bài thuốc dùng quả táo mèo chữa viêm đại tràng cấp

Mọt trong những tác dụng của quả táo mèo ngâm rượu chính là chữa viêm đại tràng, cụ thể cách thực hiện bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị: 60g táo mèo, 30ml rượu trắng, 60g đường đỏ.
  • Thực hiện: Đem táo mèo đi sao vàng, sau đó cho rượu vào trộn đều, tiếp tục sao đến khi táo mèo khô lại. Tiếp theo, cho thêm 200ml nước lọc vào đun, đến khi sôi có thể tắt bếp. Rót nước táo ra cốc, thêm đường đỏ vào khuấy đều và uống khi còn ấm.

4. Bài thuốc trị viêm bể thận

Viêm bể thận hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu trên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nhiễm xung quanh đài thận, niệu quản và nhu mô thận. Một trong những phương pháp điều trị bệnh là sử dụng nước quả táo mèo.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 100g táo mèo tươi.
  • Thực hiện: Táo mèo đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để diệt toàn bộ vi khuẩn. Sau đó cho dược liệu vào ấm, sắc cùng nước sôi trong 15 phút. Uống nước táo mèo sắc trong khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.

2. Bài thuốc dùng quả táo mèo chữa mỡ máu

Mỡ máu là bệnh lý ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở những người thừa cân béo phì hoặc những người trung niên. Với bài thuốc sử dụng quả táo mèo sẽ giúp mỡ nhanh chóng được đào thải khỏi cơ thể, chữa dứt điểm bệnh mỡ máu.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 50g táo mèo, 50g gạo tẻ.
  • Thực hiện: Nấu gạo thành cháo, sau đó thả táo mèo đã thái lát vào. Ninh nhừ trong khoảng 30 phút, thêm đường phèn theo khẩu vị vừa ăn. Mỗi tuần ăn chè táo mèo từ 2 – 3 lần để chữa bệnh mỡ máu.
Cháo táo mèo chữa mỡ máu
Cháo táo mèo chữa mỡ máu

6. Bài thuốc hỗ trợ giảm béo

Táo mèo kết hợp cùng một số dược liệu như trà mạn, đông qua bì, hoa hòe, hà thủ ô sẽ thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Nhờ đó, các hoạt động trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa diễn ra tốt hơn, hỗ trợ giảm béo hiệu quả.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 15g táo mèo, 18g đông qua bì, 6g trà mạn, 18g hoa hòe, 30g hà thủ ô.
  • Thực hiện: Cho toàn bộ các nguyên liệu trên vào ấm sắc, sau khi sôi thì tắt bếp và chắt ra cốc uống trong ngày.

7. Bài thuốc thanh nhiệt, hoạt huyết hóa ứ

Bài thuốc sử dụng quả táo mèo ngâm rượu, kết hợp cùng mạch môn giúp thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết hóa ứ hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 50g táo mèo, 1 lít rượu trắng, 30g mạch môn.
  • Thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình ngâm trong 15 ngày. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần trong bữa ăn. Chú ý, uống tối đa 20ml rượu mỗi ngày để không ảnh hưởng đến chức năng gan.

8. Bài thuốc bổ can thận

Dưới đây là hướng dẫn cách thực hiện bài thuốc bổ can thận. Ngoài ra, bài thuốc cũng rất tốt cho những người bị cao huyết áp hoặc người thừa cân, béo phì.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 16g táo mèo, 16g thảo quyết minh, 16g sinh đỗ trọng, 6g hoàng bá, 12g tiên ngọc mễ tu, 3g sinh đại hoàng.
  • Thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu trên vào ấm, sắc cùng 6 bát nước với lửa nhỏ cho đến khi cô lại chỉ còn 3 bát. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

9. Bài thuốc trị bệnh gan nhiễm mỡ

Cũng giống như bệnh máu nhiễm mỡ, bệnh gan nhiễm mỡ cũng đang có tỉ lệ người mắc ngày càng cao, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30g táo mèo tươi, 20g mã đề, 15g đan sâm, 15g hà thủ ô sống, 15g hoàng kỳ, 15g hà diệp, 15g thảo quyết minh, 15g hổ trương.
  • Thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm sắc với 500ml nước. Đợi khi nước sôi, cạn xuống còn 250ml thì tắt bếp và chắt ra uống trong ngày.

Một số câu hỏi liên quan đến quả táo mèo

Dưới đây là giải đáp chi tiết của chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc về một số câu hỏi liên quan đến quả táo mèo nhận được nhiều sự quan tâm từ người dùng hiện nay.

  • Có bao nhiêu calo trong một quả táo mèo?

Lượng calo trong quả táo mèo rất ít. Trung bình, trong 100g táo mèo (từ 2 đến 4 quả) chỉ chứa khoảng 50 calo, Đây là lượng calo khá thấp, không gây ảnh hưởng đến cân nặng của người dùng.

  • Quả táo mèo có ăn được không?

Câu trả lời cho câu hỏi “quả táo mèo ăn được không?” là có. Quả táo mèo được chế biến thành nhiều món ăn ngon như táo muối chua, táo chấm muối ớt, táo ngâm đường,….

  • Bà bầu có ăn được quả táo mèo không?

Nhiều người băn khoăn tác dụng của quả táo mèo với bà bầu là gì. Chuyên gia cho biết, táo mèo gây ảnh hưởng không tốt cho bà bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Bởi nó gây hưng phấn cho tử cung, kích thích co bóp dễ dẫn đến sảy thai.

Giá bán táo mèo bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Hiện nay, giá táo mèo dao động trong khoảng 40.000 đồng – 130.000 đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mùa vụ và đơn vị cung cấp, mức giá sẽ có sự thay đổi.

Với những công dụng của quả táo mèo đem lại cho sức khỏe, loại quả này đang ngày càng được tìm kiếm, săn lùng. Chính vì nhu cầu tăng cao nên nguồn cung cấp cũng rất đa dạng, bạn hoàn toàn có thể mua táo mèo tại các cửa hàng dược liệu truyền thống, sàn thương mại điện tử, website,… Tuy nhiên, cần đảm bảo tìm đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo sản phẩm sạch và chất lượng tốt. Tránh ham rẻ mua những loại táo kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh.

Giá táo mèo dao động trong khoảng 40.000 đồng - 130.000 đồng
Giá táo mèo dao động trong khoảng 40.000 đồng – 130.000 đồng

Lưu ý khi dùng quả táo mèo

Chỉ quan tâm đến quả táo mèo ngâm rượu có tác dụng gì và các bài thuốc từ loại dược liệu này là chưa đủ, để đảm bảo hiệu quả dược liệu phát huy tốt nhất và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người dùng còn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Một số đối tượng không nên sử dụng táo mèo như: Phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh suy gan thận, người bị viêm loét dạ dày, người có thể trạng kém khó hấp thu.
  • Không nên lạm dụng các bài thuốc từ táo mèo: Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng các bài thuốc được chia sẻ trên đây. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt.
  • Không uống quá nhiều rượu táo mèo: Đối với những bài thuốc ngâm quả táo mèo với rượu, người bệnh chỉ dùng từ 10 – 20ml mỗi ngày. Tuyệt đối không dùng hơn lượng cho phép vì bản chất vẫn là rượu, nếu uống nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
  • Đi khám nếu thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể: Trong quá trình sử dụng táo mèo hoặc rượu ngâm táo mèo, nếu xuất hiện các triệu chứng như dị ứng, đau đầu, buồn nôn, vàng da,… cần dừng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra kịp thời.
  • Kết hợp sinh hoạt, ăn uống khoa học: Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe, người bệnh cần kết hợp cùng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, thường xuyên thể dục, thể thao tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là chi tiết về đặc điểm và công dụng của quả táo mèo, đồng thời Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cũng chia sẻ về các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ loại dược liệu này. Tuy có tác dụng tốt, nhưng người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm:

  • Râu Ngô Chữa Bệnh Gì? Hướng Dẫn 10 Bài Thuốc Hay Chuẩn Y Học
  • Tiểu Hồi: Tổng Quan, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Áp Dụng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...