Cây Hoàng Liên: Đặc Điểm, Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh

Cây hoàng liên là thảo dược được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, được Y học cổ truyền ghi chép. Ngoài tên gọi này, dược liệu còn có tên chi liên, sâm hoàng liên, thượng thảo,… Cây mọc hoang hoặc trồng ở nơi núi cao, được thu hái làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về đường ruột, tình trạng nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề kinh nguyệt ở nữ giới,…

Tổng quan về dược liệu

Cây hoàng liên hay còn được gọi là vương liên, chi liên, hoàng liên chân gà, sâm hoàng liên, thượng thảo,… Tên khoa học là Coptis Teeta Wall, họ Ranunculaceae.

Tổng quan về dược liệu
Cây hoàng liên hay còn gọi là hoàng liên chân gà, cây chi liên,…

Đặc điểm thực vật

Hoàng liên mọc hoang ở khu vực vùng núi, thân thảo nhỏ sống nhiều năm. Chiều cao của cây trung bình từ 30cm – 40cm. Thân cây mọc thẳng, phân thành nhiều nhánh. Lá cây hoàng liên mọc so le lên từ dưới gốc, cuống dài từ 8cm – 18cm. Trên mỗi phiến lá cây có khoảng 3 – 5 lá chét. Phần mép lá có hình răng cưa.

Hoàng liên có rễ hình trụ, màu vàng nhạt hoặc có loại màu nâu. Cây mọc nhiều rễ con phình ra phát triển thành củ dài có hình như chân gà. Chính vì thế nhiều người gọi là cây hoàng liên chân gà. Khi cắt rễ ra quan sát bên trong có màu vàng, chất đắng.

Vào khoảng tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thời điểm cây ra hoa. Hoa mọc có cán dài đâm từ rễ lên, hoa hoàng liên có màu trắng. Thời gian ra quả từ tháng 3 đến tháng 6, màu quả khi chín vàng, bên trong có hạt màu đen nâu hoặc lục xám.

Phân bố

Câu hoàng liên mọc hoang tại nhiều vùng núi ở nước ta như khu vực các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sapa, Sơn La,… Bên cạnh đó, dược liệu hiện được nuôi trồng ở các vườn dược liệu tại Vĩnh Phúc (Tam Đảo).

Phân biệt

Trên thực tế có nhiều loại cây cũng được gọi là hoàng liên, tuy nhiên không phải loại cây nào cũng dùng làm thuốc chữa bệnh, có giá trị dược liệu. Do đó, khi thu hái bạn cần thận trọng, tránh nhầm lẫn. Một số loại cây có tên hoàng liên thường bị nhầm lẫn như:

  • Hoàng liên gai: Tìm thấy nhiều ở khu vực vùng núi Sapa, cây cao khoảng 2m đến 3m. Màu sắc của thân cây là xám nhạt, phía dưới các nách lá thường có 3 nhánh gai. Loại này cũng được dùng làm thuốc, tuy nhiên so với cây hoàng liên thì công dụng và cách dùng không giống nhau.
  • Hoa dây leo hoàng liên: Loại này còn được gọi là lạc tiên, thân leo, dài từ 7m đến 10m. Cây có đặc điểm thực vật gần giống với cây chanh leo, tuy nhiên có quả khác biệt. Dây có nhiều màu sắc như tím, hồng đậm hoặc trắng,… thường được trồng làm cảnh. Loại này không được dùng làm thuốc.
  • Hoàng liên ô rô: Cây cao từ 2m đến 3m là loại cây thân bụi. Ngoài tên gọi hoàng liên ô rô, người ta còn gọi nó là cây mật gấu, hoàng mật,… Mặc dù giống nhau về tên gọi cũng như được dùng làm thuốc chữa bệnh, tuy nhiên cây dược liệu này về hình dáng khác xa nhau, đồng thời cách dùng cũng không giống nhau.

Bộ phận dùng

Sử dụng rễ (củ) hoàng liên làm thuốc.

Tổng quan về dược liệu
Sử dụng phần rễ (củ) của cây làm thuốc

Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

Do phần củ chứa hàm lượng dược chất cao nên thường người ta sẽ thu hái rễ (củ) của cây làm thuốc. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi cây đạt từ 2 – 3 năm tuổi. Vì rễ đâm sâu xuống lòng đất nên khi đào cần tránh làm đứt rễ hoặc bỏ sót lại phần dược liệu bên dưới.

Sau khi thu hái về, rửa sạch dược liệu loại bỏ đất cát và tạp chất, ủ trong khoảng 1 – 2 tiếng cho rễ mềm mới tiến hành sơ chế bảo quản dùng dần. Có nhiều cách sơ chế dược liệu, bạn có thể phơi nguyên củ, cắt lát phơi trong bóng râm hay ngâm rượu. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong dược liệu có thể kể đến như: Berberin, Columbamine, Epiberberine, Palmatine, Jatrorrhizin, Magnofoline, Obakunone, Alcaloid (7%), Coptisin, Magnoflorin worenin, Columbamin palmatin,…

Tính vị, quy kinh cây Hoàng Liên

Tính vị

  • Theo Bản Kinh: Hoàng liên có tính hàn, vị đắng.
  • Theo Ngô Phổ Bản Thảo: Dược liệu có vị đắng, không chứa độc.
  • Theo Bản Thảo Chính: Dược liệu có tình hàn mạnh, đắng
  • Theo Trung Dược Học: Hoàng liên tính hàn, vị đắng.

Quy kinh: Tâm, Can, Tỳ, Phế vị, Đởm, Đại trường, Túc thiếu âm thận.

Tác dụng chữa bệnh từ cây hoàng liên

Vì sử dụng rễ (củ) nên hoàng liên còn được gọi là “sâm hoàng liên”. Dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có thể kể đến:

  • Theo Y học cổ truyền: Cây hoàng liên có tính hàn, vị đắng, không độc, quy vào các kinh kể trên. Nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị tình trạng táo thấp, tả hóa, khử nhiệt độc, sát trùng, đồng thời còn giúp an thần, trấn an, giảm nôn mửa, kiết lỵ, thương hàn,…
  • Theo Y học hiện đại: Dược liệu chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như Berberin, Alkaloid, Ethanol,… Chúng có tác dụng kiểm soát vi khuẩn, điều trị bệnh ho gà, huyết áp, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, giúp tăng cường chức năng của mật, cải thiện tiêu chảy, kiết lỵ, giúp giải độc cơ thể, thanh nhiệt, mệt mỏi,…

Cách dùng và liều lượng

Sử dụng 4 gram – 12 gram mỗi ngày, có thể kết hợp cùng với các dược liệu khác sắc nấu nước uống, hoặc dùng làm thuốc bôi ngoài da.

Độc tính

Mặc dù không chứa độc tố, tuy nhiên thận trọng khi dùng. Trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ như hoa mắt, chống mặt, mệt mỏi, buồn nôn, dị ứng,… Trường hợp triệu chứng nặng nề nên ngưng dùng và thăm khám y tế càng sớm càng tốt.

Tổng quan về dược liệu
Mặc dù không chứa độc tính tuy nhiên thận trọng khi dùng để giảm rủi ro gặp phản ứng phụ

Bài thuốc quý từ cây hoàng liên

Một số bài thuốc sử dụng cây hoàng liên chữa bệnh như sau:

– Bài thuốc chữa mề đay, chàm, mẩn ngứa

Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm cây hoàng liên, ngưu bàng tử, hoàng bá, mộc thông, khổ sâm, kết hợp với 8g mỗi vị gồm bạch tiễn bì, phục linh, thương truật, 4g bạc hà, 16g mỗi vị sinh địa, mã đề.

Thực hiện: Sắc nước thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày 1 tháng giúp cải thiện bệnh ngứa ngáy ngoài da.

– Bài thuốc điều trị lở miệng nhiệt miệng

Chuẩn bị: Hoàng liên, cam thảo, ngũ vị tử mỗi thứ một ít.

Thực hiện: Nấu nguyên liệu đến khi nước cạn đậm đặc. Ngậm nước nuốt thuốc từ từ giúp trị lở miệng.

– Bài thuốc chữa kinh tâm thực nhiệt

Chuẩn bị: 28g hoàng liên.

Thực hiện: Sắc nấu cùng với 2 chén nước đến khi cạn còn 1 nửa. Uống khi nước còn ấm.

– Bài thuốc chữa lở loét do độc tố tích tụ

Chuẩn bị: 8g mỗi vị hoàng liên, đỗ phụ, hoàng bá, kết hợp 12g mộc ban.

Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày một thang.

– Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy

Chuẩn bị: 12g hoàng liên.

Thực hiện: Dùng hoàng liên khô tán thành bột mịn, trộn cùng với mật ong vo viên hoàn. Dung mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2 lần. Ngoài ra để tăng hiệu quả bạn nên sắc thuốc hoàng liên, mộc hương, hoàng bá uống kết hợp.

– Bài thuốc an thần, giảm lo âu, hồi hộp, hoảng sợ

Chuẩn bị: 20g hoàng liên, 10g cam thảo, 16g xích đan.

Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột, sau đó đun một ít rượu trắng rồi đổ vào trộn đều. Vo viên hoàn nhỏ bằng hạt đậu xanh, uống mỗi ngày 10 viên.

– Bài thuốc chữa mất ngủ dai dẳng, mê sảng khi ngủ, đau lưng, mỏi gối

Chuẩn bị: 20g củ cây hoàng liên, 2g vỏ quế khô hay còn gọi là nhục quế tâm.

Thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột mịn, trộn với mật ong nguyên nhân vo viên. Sử dụng nước muối nhạt để uống khi bụng rỗng.

– Bài thuốc chữa phong nhiệt gây đỏ mắt, sưng mắt

Chuẩn bị: Hoàng liên, thục địa, hoa kinh giới, kết hợp cam cúc hoa, mút cảm thảo, trúc diệp sài hồ và giả mạc gia, xác ve sầu, mộc thông.

Thực hiện: Sắc thang thuốc lấy nước uống mỗi ngày.

– Bài thuốc chữa quáng gà, mắt kéo màng, mờ mắt

Chuẩn bị: 40g hoàng liên và gân dê đực 1 cái.

Thực hiện: Tán hoàng liên thành bột, gân dê quyết nhuyễn rồi trộn chung vo viên nhỏ như hạt ngô. Dùng mỗi ngày 21 viên, uống cùng với nước nóng. Áp dụng bài thuốc kiêng ăn thịt lợn trong thời gian điều trị.

– Bài thuốc chữa đổ mồ hôi trộm về đêm

Chuẩn bị: 8g – 12g mỗi loại hoàng liên, hoàng bá, 16g – 24g hoàng kỳ, mỗi vị 12g gồm đương quy, thục địa, sinh địa.

Thực hiện: Cho thêm vào thang thuốc ít long nhãn, táo nhân sắc nấu nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc quý từ cây hoàng liên
Sử dụng củ hoàng liên chữa bệnh đơn lẻ hoặc kết hợp với các dược liệu khác

– Bài thuốc chữa đau sườn trái, nôn ra dịch chua

Chuẩn bị: Hoàng liên kết hợp với ngô thù du, dùng theo tỷ lệ 6:1.

Thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột rồi vo hoàn mỗi viên 4g. Sử dụng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên. Pha với nước ấm hoặc cũng có thể nuốt nguyên viên hoàn.

– Bài thuốc chữa chứng đớn hạ, ra mủ có máu

Chuẩn bị: Hoàng liên, bạch thược, đậu váng trắng, thăng ma, liên tử, tịch lãnh, hồng khúc và cam thảo.

Thực hiện: Sắc nấu nước uống mỗi ngày.

– Bài thuốc chữa cam nhiệt cho trẻ

Chuẩn bị: Hoàng liên kết hợp với ngũ cốc trùng, nha đam, bạch vô di, hoa phù dung, bột chàm, bạch cẩn hoa.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

– Bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại

Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm hoàng liên, trạch tả, hoàng bá, xích thược, kết hợp với 8g mỗi vị đào nhân, vân quy, đại hoàng, 16g sinh địa.

Thực hiện: Sắc nấu nước uống mỗi ngày 3 lần.

– Bài thuốc chữa viêm họng, tưa lưỡi 

Chuẩn bị: Bột hoàng liên, mật ong.

Thực hiện: Trộn bột với mật ong bôi trực tiếp vào vị trí bị tua lưỡi. Trường hợp viêm họng dùng dược liệu ngâm và nuốt từ từ.

– Bài thuốc chữa hạ sốt, trị phát ban

Chuẩn bị: 8g mỗi vị hoàng liên, hỏa sâm, hạt dành dành.

Thực hiện: Sắc nấu nước uống.

– Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính do virus

Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm hoàng liên, đan sâm, kết hợp nguyên sâm, thăng ma, thạch hộc, 40g nhân trần, địa hoàng dùng 24g, 16g sừng trâu, hạt dành dành, mẫu đơn bì.

Thực hiện: Sắc với 1 lít nước chia thành 3 phần, uống trong ngày.

– Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, loét đại tràng

Chuẩn bị: 8g mỗi vị gồm hoàng liên, trạch tả, hạt dành dành, mẫu đơn bì, bối mẫu, kết hợp với 12g bạch thược, 6g mỗi vị trần bì và ngô thù.

Thực hiện: Sắc thang thuốc với 1 lít nước đến khi nước thuốc cạn còn một nửa, chia thành 3 lần uống trong ngày.

– Bài thuốc chữa môi lưỡi khô, sốt triền miên, nóng ngực, khó ngủ

Chuẩn bị: 3,2g hoàng liên, 8g lư bì giao, 12g bạch thược, 8g hoàng cầm cùng với 1 cái kê tử hoàng.

Thực hiện: Nguyên liệu sắc nấu nước uống, chia thành 3 lần dùng hết trong ngày.

– Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng

Chuẩn bị: 0,5g hoàng liên, 0,75g quế chi kết hợp cùng với 1g đại hoàng.

Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột mịn, sau đó trộn vào một ít mật ong hoặc hồ giấm để tạo độ kết dính, vo thành viên hoàn, chia thành 3 lần uống.

– Bài thuốc chữa chảy máu cam, ói ra máu

Chuẩn bị: 8g hoàng liên kết hợp 12g đỗ phụ, 16g đại hoàng.

Thực hiện: Sắc nước cạn đặc uống ngày 1 thang.

– Bài thuốc chữa viêm màng mắt, đau mắt

Chuẩn bị: 8g mỗi vị như hoàng liên, chi tử, cúc hoa, kết hợp 4g mỗi vị gồm xuyên khung, bạc hà.

Thực hiện: Nguyên liệu nấu sôi khoảng 5 phút, dùng xông mắt, lặp lại 3 lần.

– Bài thuốc loại bỏ giun chui ống mật

Chuẩn bị: 12g mỗi loại hoàng liên, nghiệt bì, vân quy, đảng sâm, kết hợp 8g quế chi, hoàng liệt, can khương, thêm 2g tế tân và 5 quả ô mai.

Thực hiện: Sắc với 1 lít nước sau đó chia thành 3 phần uống hết trong ngày.

– Bài thuốc chữa bỏng

Chuẩn bị: 16g mỗi vị hoàng liên, địa hoàng, kim ngân hoa, mạch môn, hoàng thỏa dẹt, 8g chi tử, 12g bột vỏ mộc hồ diệp.

Thực hiện: Nguyên liệu sắc nấu cùng với 1 lít nước khoảng 20 phút, chắt nước thuốc chia thành 3 lần uống.

– Bài thuốc cho mẹ bầu bị ốm nghén

Chuẩn bị: 4g củ cây hoàng liên kết hợp với 6g trần bì, bán hạ chế, 8g trúc nhự, 4g tô diệp.

Thực hiện: Sắc nấu cùng với 1 lít nước, đun đến khi cạn còn khoảng 1/3 tắt bếp. Chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

– Bài thuốc chữa buồn nôn, nôn ói do vị nhiệt

Chuẩn bị: Hoàng liên kết hợp tô diệp.

Thực hiện: Sắc nấu kỹ chia thành 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

– Bài thuốc chữa xích đới, đau bụng

Chuẩn bị: Hoàng liên kết hợp với các vị như thương xác, hoa hòe và mạt dược.

Thực hiện: Thang thuốc sắc lấy nước chia thành 3 lần uống, không dùng nước thuốc để qua đêm.

– Bài thuốc cải thiện thị lực, chữa thấp nhiệt uất tích

Chuẩn bị: 8g mỗi vị gồm hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, kết hợp với 12g các vị như chi tử, cúc hoa, thiên hoa phấn, liên kiều, 4g mỗi vị xuyên khung, bạc hà.

Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước uống.

– Bài thuốc chữa viêm ruột, lỵ trực khuẩn

Chuẩn bị: 80g hoàng liên kết hợp với 20g mộc hương.

Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột rồi vo thành viên hoàn, dùng 2g – 8g đun với nước dùng ngày 3 lần.

– Bài thuốc chữa nhiễm lỵ cấp bị sốt cao, đại tiện ra máu

Chuẩn bị: 4g hoàng liên, 12g mỗi vị như nghiệt bì, bạch đầu ông, bạch lạc và cát căn, kết hợp 8g mộc hương.

Thực hiện: Sắc nấu nước uống.

Bài thuốc quý từ cây hoàng liên
Sử dụng thuốc đúng liều lượng, kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả như mong đợi

– Bài thuốc chữa tiểu nhiều lần

Chuẩn bị: Hoàng liên kết hợp mạch môn đông, ngũ mai tử.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

– Bài thuốc chữa đại tiện phân lỏng do sởi

Chuẩn bị: Hoàng liên, dùng với củ sắn dây, cam thảo, bạch thược và châu ma.

Thực hiện: Sắc lấy nước thuốc đậm đặc uống.

– Bài thuốc chữa kiết lỵ

Chuẩn bị: 12g hoàng liên tán bột.

Thực hiện: Chia thành 3 lần uống cùng với nước đun sôi để nguội.

Lưu ý khi dùng cây hoàng liên

Như đã đề cập, cây hoàng liên không chứa độc, tuy nhiên khi dùng người bệnh vẫn có thể gặp phải một số phản ứng phụ do dược tính tương đối mạnh. Vì thế, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý:

  • Lựa chọn cây hoàng liên đúng, tránh nhầm lẫn dược liệu dẫn đến điều trị không phù hợp gây ra nhiều hệ lụy.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh. Không tự ý kết hợp bừa bãi để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Không sử dụng hoàng liên cho đối tượng người bị khí hư, thiếu máu, tiêu chảy do dương hư, chân âm bất túc, tỳ vị hư hàn, âm hư, hư tiết tả,…
  • Thận trọng khi dùng đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú.
  • Kiêng kỵ dùng chung với thịt lợn, cúc hoa, huyền sâm, cây cỏ xước, bạch tiễn bì, nguyên hoa, cương tàm.

Trên đây là một số thông tin về dược liệu cây hoàng liên, bạn đọc có thể tham khảo. Dược liệu có tác dụng làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên để giảm rủi ro, chữa trị đúng bệnh, đúng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...