Cỏ Tranh: Mô Tả Dược Liệu Và Hướng Dẫn Dùng Chuẩn Y Học

Cỏ tranh mọc hoang, trong dân gian người ta sử dụng loại cỏ này làm thuốc chữa bệnh, giúp giải độc gan, trị ho, bí tiểu lâu ngày,… Tìm hiểu thêm thông tin về dược liệu qua nội dung bài viết dưới đây.

Thông tin về dược liệu – Cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một trong những vị thuốc được dùng điều trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Ngoài tên gọi là cỏ tranh, dược liệu còn có tên là bạch mao, theo tên tiếng Trung Quốc. Tên khoa học của cỏ tranh là Imperata Cylindrica, họ lúa Poaceae.

Thông tin về dược liệu - Cỏ tranh
Cỏ tranh mcoj hoang ở nhiều nơi, có thể tìm hái dễ dàng

Đặc điểm thực vật

Dược liệu có các đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân và rễ khỏe. Chiều cao của cây trung bình từ 30cm – 90cm.
  • Lá cây dài và hẹp, chiều dài từ 15cm – 30cm, rộng khoảng 3mm – 6mm. Lá cây ở giữa có gân nổi rõ, mặt dưới nhẵn, có mặt trên nhám và sắc hai bên mép lá.
  • Cây có hoa dài từ 5cm – 20cm, có hình chùy màu trắng bạc. Hoa có lông phủ, cánh hoa dài và mềm.

Phân bố

Cỏ tranh mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, bạn có thể tìm hái chúng dễ dàng.

Thu hoạch, chế biến, bảo quản

Sử dụng thân và rễ cỏ tranh làm thuốc chữa bệnh. Thời gian thu hoạch quanh năm, trong đó tốt nhất nên thu hoạch cây dược liệu vào tháng 10 – tháng 11 hoặc tháng 3 – tháng 4 hàng năm.

Cây cỏ tranh sau khi thu hái về sẽ cắt bỏ phần cổ rễ, mang rửa sạch, bỏ lá và phần rễ non. Sau khi để ráo nước mang dược liệu sao vàng hoặc sấy, phơi cho thật khô để bảo quản sử dụng dần.

Dược liệu bào chế có mặt trắng ngà hoặc trắng ngạt, bên ngoài rễ có nhiều nếp nhăn dọc, nhiều đốt trên phần thân rễ, mỗi đốt dài từ 1cm – 3,5cm. Cỏ tranh khô được buộc thành bó, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm móc,mối mọt để sử dụng dần.

Cỏ tranh cũng được sử dụng tươi, tuy nhiên để dùng lâu và không mất công thu hái, sơ chế, người ta thường thu hoạch một lần và phơi khô sử dụng dần. Bảo quản cẩn thận có thể dùng dược liệu trong thời gian dài, không mất đi dược tính bên trong.

Thành phần hóa học

Trong cỏ tranh chứa các chất như acid hữu cơ, glucoza, fructoza,…

Vị thuốc từ cỏ tranh

Tính vị

  • Thân và rễ cỏ tranh phơi khô có tính hàn, vị ngọt, còn được gọi là bạch mao căn.
  • Phần hoa cỏ tranh có tính ấm, vị ngọt, không độc hay được gọi là bạch mao hoa.

Quy kinh

Quy vào các kinh Thhur thiếu âm Tâm, Túc dương minh Vị, Túc thái âm Tỳ.

Tác dụng dược lý

Theo ghi chép, cây được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị ứ huyết, lợi tiểu, giảm nóng sốt, trị bệnh sỏi thận, ứ nước, viêm thận,… Ngoài ra còn có tác dụng tốt cho đường tiết niệu, bệnh về phổi,… Cụ thể như sau:

Vị thuốc từ cỏ tranh
Sử dụng rễ cỏ tranh làm thuốc chữa nhiều bệnh lý
  • Tác dụng lợi tiểu: Theo sách Đông y, dược liệu có tác dụng thông tiểu hữu hiệu, giúp tiêu ứ huyết, giảm tiểu buốt, tiểu rắt. Nhờ dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể.
  • Làm tan sỏi thận: Bệnh sỏi thận khó chữa, dùng cỏ tranh hỗ trợ làm tan sỏi, kích thích đẩy sỏi ra ngoài thông qua đường tiết niệu, giúp người bệnh giảm đau.
  • Thanh nhiệt, giải độc gan: Thảo dược có tính mát, giúp thải độc gan. Do đó, nếu người bị bí bách, nóng trong có thể sử dụng thảo dược sắc nước uống cùng với sâm bí đao để thải dộc, giải nhiệt cho cơ thể. Tùy vào tình trạng sức khỏe để kết hợp rễ cỏ tranh với các dược liệu khác.
  • Điều trị viêm thận: Ngoài các công dụng kể trên, nhiều người còn sử dụng rễ cỏ tranh làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm thận, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh

Từ xưa nhiều người đã sử dụng cỏ tranh làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Cho đến nay, các bài thuốc với dược liệu vẫn được sử dụng rộng rãi. Tham khảo  một số cách dùng dưới đây:

Bài thuốc chữa bệnh bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt

Có hai cách sử dụng như sau:

Cách 1:

  • Chuẩn bị: 30g cỏ tranh, 25g xa tiền tử, 40g râu ngô, 5g hoa cúc.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sau đó trộn đều. Dùng khoảng 50g hỗn hợp dược liệu sắc với 750ml nước. Đun trên lửa vừa khoảng 20 phút, chắt lấy nước thuốc uống liên tục 10 ngày giúp cải thiện tình trạng bí tiểu, tiểu khó.

Cách 2:

  • Chuẩn bị: 50g rễ cỏ tranh tươi, 10g mỗi loại gồm rau má, râu ngô, 15g lá sen cạn, 8g rau diếp cá.
  • Thực hiện: Ngâm dược liệu với nước muối loãng, rửa lại cho thật sạch. Sau đó cho vào nồi nấu cùng với 800ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chắt lấy nước thuốc chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Áp dụng liên tục 3 – 5 ngày để cải thiện tình trạng khó tiểu.

Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết

  • Chuẩn bị: 50g mao căn, 15g mỗi vị gồm hoàng bá, đơn bì, lô căn, đơn sâm và 30g rễ cỏ tranh khô.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 1,5l nước, đến khi cạn còn 1/3 hắt lấy nước thuốc chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh huyết trắng

  • Chuẩn bị: Một nắm rễ cỏ tranh khô.
  • Thực hiện: Sao vàng rễ cỏ tranh sau đó hạ thổ, cho vào nồi sắc lấy nước thuốc chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh viêm thận

Có hai bài thuốc chữa bệnh thận từ dược liệu như sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 200g dược liệu khô.
  • Thực hiện: Sắc cùng với 500ml nước đến khi thuốc cô đặc lại, chắt lấy nước uống.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Dùng mỗi vị 20g gồm kim ngân hoa, cam thảo, cỏ mần trầu, kinh giới, rễ cỏ tranh, hoàng đằng.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước thuốc, uống sau khi ăn giúp đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

  • Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm đinh lăng, rau diếp cá, kim tiền thảo, kim ngân, tang diệp, 16g hương nhu, 10g cỏ tranh khô.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó sắc với 900ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc giải độc, mát gan

Có hai bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 150g cỏ tranh tươi, 50g bạch anh tươi, 150g thịt heo thái mỏng.
  • Thực hiện: Cỏ tranh cạo vỏ sạch, nguyên liệu còn lại sơ chế sạch sẽ. Sau đó cho vào nồi đun nhừ, ăn mỗi ngày, kiên trì sử dụng 10 – 15 ngày giúp làm mát gan.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 200g cỏ tranh.
  • Thực hiện: Rửa sạch, sau đó đun với 700ml nước đến khi sôi, đun nhỏ lửa thêm 10 phút rồi tắt bếp. Lấy nước uống, dùng mỗi ngày liên tục 10 – 15 ngày giúp cải thiện nóng trong, giúp làm mát gan.

Bài thuốc chữa chảy máu cam

Có hai bài thuốc chữa chảy máu gan như sau:

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh
Cỏ tranh kết hợp với các dược liệu khác điều trị bệnh

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 36g bạch mao, 18g chi tử.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc cùng với 400ml nước, đun còn khoảng 100ml rồi tắt bếp, chắt lấy nước uống. Dùng mỗi ngày một thang, liên tục 7 – 10 ngày giúp cầm máu.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 80g rễ cỏ tranh tươi.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch đun lấy nước uống, dùng liên tục 7 – 10 ngày, uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc trị khô họng, khô miệng do hao tổn dịch vị

  • Chuẩn bị: 16g mỗi vị gồm cỏ tranh, đinh lăng, hoài sơn, 10g mỗi vị gồm cam thảo, sơn thù, trạch tả, 12g mỗi vị gồm khỏi từ, mạch môn, sa sâm, 20g cát căn.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sơ chế sạch sẽ sau đó cho vào nồi đun với 600ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận

  • Chuẩn bị: 30g rễ cỏ tranh, 20g cây cối xay, 30g kim tiền thảo, 10g cỏ bạc đầu, 15g mã đề.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước uống ngày 2 lần, áp dụng liên tục trong 30 ngày.

Bài thuốc chữa tiểu vàng

  • Chuẩn bị: 20g rễ cỏ tranh, bạch thược, nhân trần, hoàng bá, đan bì, chỉ xác.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa đái ra máu

  • Chuẩn bị: 30g rễ cỏ tranh, 15g khương thán, mật ong 2 muỗng cà phê.
  • Thực hiện: Sắc nước uống liên tục trong 30 ngày giúp cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc chữa xuất huyết tiêu hóa

  • Chuẩn bị: 20g rễ cỏ tranh khô, 15g trắc bách diệp.
  • Thực hiện: Sắc nước thuốc chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Lưu ý khi dùng cỏ tranh chữa bệnh

Sử dụng rễ cỏ tranh sắc nước thuốc uống giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Không chỉ được dùng riêng lẽ, nhiều người còn kết hợp thêm các dược liệu khác để tăng cường tác dụng. Tuy nhiên khi sử dụng, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Lưu ý khi dùng cỏ tranh chữa bệnh
Sử dụng dược liệu với liều dùng phù hợp, không nên lạm dụng
  • Không sử dụng dược liệu cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu. Không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người tạng hàn.
  • Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả điều trị bệnh khác nhau, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Không nên lạm dụng, nên sử dụng dược liệu theo liều lượng vừa phải.
  • Trong thời gian sử dụng dược liệu, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên dừng sử dụng và thăm khám bác sĩ sớm để được hỗ trợ khắc phục.
  • Thăm khám xác định vấn đề đang gặp phải, đồng thời tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng hoặc có ý định kết hợp dùng dược liệu với các loại thuốc khác.
  • Chăm sóc cơ thể từ chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Ăn đủ chất, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng cho cơ thể.

Cỏ tranh là dược liệu quen thuộc được dùng điều trị nhiều bệnh lý, chẳng hạn như điều trị bệnh thận, mát gan, lợi tiểu,… Sử dụng với liều lượng phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Cảnh Báo: Hệ Lụy Từ Thuốc Sinh Lý Nam Tác Dụng Nhanh Khi Lạm Dụng

Vì tính tiện dụng, dễ mua nên nhiều nam giới đã tìm đến các loại...

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...