Cây Thiên Ma Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu 8 Bài Thuốc Chữa Bệnh

Cây thiên ma là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Đông y với tác dụng điều trị chứng méo miệng, đau đầu, liệt nửa người,… Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng, người dùng cần đảm bảo sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và kết hợp cùng với dược liệu phù hợp.

Tổng quan về cây thiên ma

Cây thiên ma còn có nhiều tên gọi khác như xích tiễn, định phong thảo, minh thiên ma, minh thiên ma, thần thảo, vô phong tự động thảo, hợp ly thiên ma. Tên khoa học gọi là Gastrodia elata Blume, thuộc họ Lan Orchidaceae. Dưới đây là một số đặc điểm về hình dạng, phân bố, thành phần hóa học và hướng dẫn chi tiết cách thu hoạch và sơ chế dược liệu.

Đặc điểm hình dạng

Cây thiên ma là một trong số ít thực vật không chứa chất diệp lục. Toàn thân cây màu vàng đỏ, có hình dạng giống mũi tên vươn thẳng lên, lá cây nhỏ hình vảy cá. Vì những đặc điểm này nên cây còn có tên gọi khác là “xích tiễn” – mũi tên đỏ.

Toàn thân cây màu vàng đỏ, có hình dạng giống mũi tên vươn thẳng
Toàn thân cây màu vàng đỏ, có hình dạng giống mũi tên vươn thẳng

Rễ cây thiên ma phát triển thành củ hình bầu dục, chiều dài có thể lên đến 15cm. Đây cũng là bộ phận được đánh giá là quan trọng nhất của cây. Củ thiên ma có vỏ màu nâu ngả vàng hoặc màu trắng ngà, thân chứa nhiều đường vân nhăn dọc ngang. Củ khá cứng, có vị ngọt và hương thơm nhẹ.

Phân bố

Cây thiên ma phân bố nhiều nhất ở các khu rừng tại Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tại Việt Nam, thảo dược được tìm thấy tại các tỉnh vùng núi như Lạng Sơn, Hòa Bình,…

Ngoài ra, do được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh, dược liệu này được trồng nhiều tại các trung tâm dược liệu hoặc các hộ gia đình.

Thu hoạch và sơ chế

Bộ phận được thu hoạch để chế biến thành dược liệu chính là phần rễ củ, nên đào củ vào mùa xuân hoặc mùa đông, bởi đây là 2 thời điểm củ phát triển tốt nhất.

Sau khi thu hoạch, tiến hành loại bỏ các nhánh rễ phụ, rửa sạch rồi đem luộc (hoặc hấp, nướng) chín. Sau đó thái củ thành các lát mỏng, mang đi phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng đem đi bảo quản trong bình hoặc túi kín ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc hoặc ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Tùy theo bài thuốc sẽ sử dụng dược liệu dạng thái lát hoặc đem tán thành bột mịn.

Bộ phận được thu hoạch để chế biến thành dược liệu chính là phần rễ củ
Bộ phận được thu hoạch để chế biến thành dược liệu chính là phần rễ củ

Xem thêm: Chè Dung: Tác Dụng Của Vị Thuốc Và Cách Dùng Chữa Bệnh

Thành phần hóa học

Trong củ thiên ma có chứa nhiều hoạt chất như vitamin A, vanillin, gastrodin, vannillyl, cồn, gastrodioside, alkaloid,… Nhờ những hoạt chất này mà dược liệu sở hữu nhiều công dụng cải thiện sức khỏe, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Công dụng của cây thiên ma đối với sức khỏe

Trước đây, thiên ma hầu hết chỉ được sử dụng trong Y học cổ truyền, nhưng sau quá trình nghiên cứu, phân tích thành phần, các chuyên gia đã phát hiện nhiều lợi ích tuyệt vời mà dược liệu mang lại cho sức khỏe.

Theo Y học cổ truyền

Thiên ma là thành phần quen thuộc trong nhiều bài thuốc Đông y. Các tài liệu Y học cổ truyền ghi chép về dược liệu này có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Can. Nhờ vậy, dược liệu chủ trị các bệnh như:

  • Tức phong chỉ kinh: Giúp điều trị chứng bệnh méo mặt, mặt lệch, kinh giản co giật do trúng gió gây nên.
  • Bình can tiềm dương: Điều trị chứng chóng mặt, choáng váng, đau đầu.
  • Trừ phong chỉ thống: Điều trị chứng chân tay tê liệt, đau mỏi do phong thấp.

Theo Y học hiện đại

Dưới đây là các tác dụng của dược liệu thiên ma theo nghiên cứu của Y học hiện đại:

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Dược tính trong thiên ma có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch, cao huyết áp, đột quỵ,…
  • Chống khối u: Thành phần hoạt chất trong thiên ma tác động tới sự phân bổ chu kỳ tế bào, giúp ức chế sự tăng sinh của tế bào hình thành khối u.
  • Cải thiện trí nhớ: Sử dụng cây thiên ma giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, tăng cường sự tập trung của não bộ. Đồng thời, giảm tỷ lệ mắc các bệnh suy giảm trí nhớ, đặc biệt là alzheimer.
  • Tăng cường miễn dịch: Các hoạt chất trong thiên ma có khả năng làm tăng hoạt động thực bào của đại thực bào, đồng thời điều hoàn hoạt động miễn dịch, giúp tăng cường đề kháng, cơ thể có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ ngoài môi trường.
  • Chống đau nhức xương khớp: Trong thành phần của dược liệu có chứa nhiều chất kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả và nhanh chóng.
  • Giảm đau bụng kinh: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thiên ma cũng có tác dụng tương tự hormone nội tiết tố estrogen của phải nữ. Nhờ đó, sử dụng dược liệu này còn có tác dụng điều trị đau bụng kinh và giảm triệu chứng mãn kinh sớm ở phụ nữ trung niên.
  • Dưỡng ẩm da: Các polysaccharid trong dược liệu có tác dụng giữ ẩm, chống oxy hóa, chống lão hóa rất tốt. Vậy nên chiết xuất từ thiên ma thường xuyên có mặt trong bảng thành phần của một số kem dưỡng ẩm.
Chuyên gia đã phát hiện nhiều lợi ích tuyệt vời mà dược liệu mang lại cho sức khỏe
Chuyên gia đã phát hiện nhiều lợi ích tuyệt vời mà dược liệu mang lại cho sức khỏe

Bài thuốc sử dụng cây thiên ma trị bệnh

Trong chữa trị bệnh, cây thiên ma được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, hoặc bột mịn tùy theo từng loại bệnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về một số bài thuốc dùng dược liệu trị bệnh hiệu quả.

1. Bài thuốc chữa sưng đau khớp

Đối với tình trạng đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi do phong hàn gây nên, người bệnh có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc dưới đây để nhanh chóng khỏi bệnh.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12g thiên ma, 12g ngưu tất, 6g nhũ hương và 4g bọ cạp. Nghiền mịn tất cả dược liệu trên thành bột, sau đó trộn với hồ rồi chế thành các viên nhỏ. Mỗi ngày uống đều đặn thuốc từ thiên ma 2 lần sáng và tối. Hoặc cũng có thể đem các dược liệu sắc thành nước uống thay trà mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu gồm 12g thiên ma, 12g phụ tử, 12g đỗ trọng, 12g tỳ giải, 12g ngưu tất, 12g đương quy, 12g sinh địa, 16g huyền sâm. Nghiền các dược liệu thành bột mịn, sau đó trộn với mật ong để chế thành viên. Mỗi ngày uống 8g, chia đều làm 3 lần và uống với nước ấm để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

2. Bài thuốc chữa uốn ván

Uốn ván là chứng bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván gây nên, bệnh gây đau đớn, co cứng cơ, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Sử dụng thiên ma cùng các dược liệu như nam tinh chế, bạch phụ chế, phòng phong, khương hoạt để điều trị bệnh.

  • Chuẩn bị dược liệu: Cây thiên ma, phòng phong, khương hoạt, nam tinh chế, bạch phụ chế, theo tỷ lệ 1:1.
  • Cách thực hiện: Cho các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó hoàn viên và uống mỗi ngày từ 4 – 8g, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị mất ngủ

Sử dụng bài thuốc từ thiên ma kết hợp với dược liệu phù hợp có thể điều trị bệnh mất ngủ, bệnh đau đầu choáng váng, chóng mặt, hoa mắt ù tai hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, lại chỉ cần sử dụng từ 7 – 10 ngày có thể cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.

  • Chuẩn bị dược liệu: 10g cây thiên ma, phục linh 15g, trần bì 6g.
  • Cách thực hiện: Sắc toàn bộ nguyên liệu với 500ml nước, đợi khi sôi thì tắt bếp, lọc bỏ bã, cho thêm 1 thìa đường rồi uống trong ngày.

4. Bài thuốc trị phong thấp

Thiên ma ngâm rượu có tác dụng điều trị bệnh đau xương khớp do phong thấp. Mỗi ngày sử dụng khoảng 15 – 20ml là vừa đủ để cải thiện bệnh mà không ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

  • Chuẩn bị dược liệu: 100g thiên ma, 500ml rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Thái dược liệu thành các lát mỏng, sau đó cho vào bình đem ngâm cùng rượu trắng. Đậy kín nắp bình và bảo quản nơi khô ráo, sau khoảng 10 ngày là dùng được.

5. Bài thuốc trị đau đầu

Với tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thiên đầu thống, mất thăng bằng do can phong bốc lên, người bệnh sử dụng thiên ma kết hợp với các dược liệu theo cách dưới đây để điều trị bệnh.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20g thiên ma và 6g xuyên khung. Nghiền dược liệu thành bột rồi chế thành viên. Mỗi ngày dùng từ 4 – 8g, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12g thiên ma, 12g bán hạ, 12g bạch truật, quất hồng 8g và 4g cam thảo. Cho dược liệu vào ấm, sắc cùng 500ml nước, đợi khi sôi thì tắt bếp và chắt nước uống trong ngày.
Thiên ma trị đau đầu hiệu quả
Thiên ma trị đau đầu hiệu quả

6. Bài thuốc trị huyết áp cao

Để điều trị chứng bệnh huyết áp cao, sử dụng thiên ma kết hợp cùng một số dược liệu khác như thạch quyết minh, chi tử, ngưu tất, đỗ trọng,…. theo công thức như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu: 9g thiên ma, 12g câu đằng, 9g chi tử, 9g hoàng kỳ, 12g ngưu tất, 18g thạch quyết minh, 9g đỗ trọng, 9g tang sinh ký, 9g ích mẫu thảo, 9g dạ giao đằng.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu vào ấm sắc với 1 lít nước. Đợi khi nước sôi, cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp, chắt ra cốc uống trong ngày. Đều đặn mỗi ngày 1 thang, sau khoảng 4 tuần sử dụng liên tục sẽ thấy chỉ số huyết áp ở mức ổn định.

7. Bài thuốc trị động kinh

Để điều trị chứng co giật, động kinh, thầy thuốc sẽ kết hợp thiên ma cùng các dược liệu khác như khương hoạt, bạch phụ chế, phòng phong có tác dụng điều hòa thần kinh, ngăn ngừa bệnh phát tác.

  • Chuẩn bị dược liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm thiên ma, khương hoạt, bạch phụ chế, phòng phong với định lượng như nhau.
  • Cách thực hiện: Nghiền các vị dược liệu trên thành bột mịn, uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần uống 4 – 8g/lần.

8. Bài thuốc dùng cây thiên ma trị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau đầu, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mất thăng bằng, ù tai,… Để điều trị bệnh, bạn sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị dược liệu: 3g thiên ma, 12g câu đằng, 15g thạch quyết minh, 20g bột ngó sen.
  • Cách thực hiện: Cho các dược liệu gồm thiên ma, thạch quyết minh và câu đằng vào ấm sắc lấy nước. Sau đó chắt nước ra cốc và hòa bột ngó sen vào khi nước còn nóng. Khuấy đều và uống mỗi ngày 1 thang.

Một số câu hỏi xoay quanh cây thiên ma

Được biết đến với những công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe, người dùng cũng không khỏi thắc mắc các vấn đề khác như dược liệu có gây tác dụng phụ không? Nên dùng với liều lượng bao nhiêu là hợp lý nhất? Những ai không nên dùng thiên ma? Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc trả lời như sau:

  • Dược liệu có gây tác dụng phụ không?

Cây thiên ma sở hữu dược tính mạnh nên nếu sử dụng sai cách sẽ gây những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như: Giảm cân đột ngột, đau dạ dày, suy giảm chức năng gan, chuột rút, chảy máu âm đạo,…

  • Liều lượng dùng thiên ma như thế nào?

Thầy thuốc khuyến nghị liều dùng dược liệu mỗi ngày là từ 3 – 7g dạng thuốc sắc và từ 1 – 1.5g dạng thuốc bột. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa người uống, thầy thuốc sẽ chỉ định điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp nhất.

Liều dùng dược liệu mỗi ngày là từ 3 - 7g dạng thuốc sắc và từ 1 - 1.5g dạng thuốc bột
Liều dùng dược liệu mỗi ngày phụ thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người
  • Người khỏe mạnh có nên sử dụng thiên ma không?

Thầy thuốc, bác sĩ cho biết, người khỏe mạnh không nên sử dụng thiên ma. Chỉ nên dùng dược phẩm khi đang mắc các bệnh liên quan. Ngoài ra, không nên sử dụng dược liệu liên tục trong thời gian kéo dài để tránh hiện tượng nhờn thuốc.

  • Những ai không nên sử dụng thiên ma?

Một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng các bài thuốc từ dược liệu bao gồm: Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, những người cơ thể thiếu đạm, phụ nữ bị lạc nội tử mạc tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, hoặc những người vừa cấy ghép thận cũng không nên dùng dược liệu này.

Giá bán cây thiên ma bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng mua được thiên ma tại các cửa hàng bán dược phẩm, các tiệm thuốc Đông y hoặc các trung tâm nuôi trồng dược liệu. Giá cây thiên ma hiện dao động trong khoảng từ 350.000  – 550.000 đồng/kg.

Giá cây thiên ma hiện dao động trong khoảng từ 350.000  - 550.000 đồng/kg
Giá cây thiên ma hiện dao động trong khoảng từ 350.000  – 550.000 đồng/kg

Nhưng để đảm bảo sở hữu được sản phẩm chất lượng, người dùng cần lựa chọn kỹ càng đơn vị cung cấp, tránh phải nơi cung cấp dược liệu kém chất lượng, dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh và có thể khiến cơ thể phải đối diện với những rủi ro tiềm ẩn.

Lưu ý khi dùng cây thiên ma trị bệnh

Trong quá trình áp dụng các bài thuốc từ cây thiên ma trị bệnh, người dùng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không tự ý tăng giảm liều lượng hay tự ý kết hợp với bất cứ dược liệu nào, cần đảm bảo tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây những tác động xấu đến sức khỏe.
  • Các thành phần hóa học trong thiên ma có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Vậy nên người bệnh không nên dùng chung dược liệu khi đang sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần như Tramadol, Codein, Amitriptyline, Clozapin, Ondansetron, Fentanyl, Fluoxetine,…
  • Sau khi sử dụng dược liệu, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, mẩn ngứa, chảy máu âm đạo,… cần ngưng sử dụng bài thuốc từ dược liệu và đến cơ sở y tế thăm khám.
  • Các bài thuốc đều có thành phần 100% từ dược liệu thiên nhiên nên tác dụng không nhanh bằng thuốc Tây y. Vậy nên người dùng cần kiên trì thực hiện, không bỏ dở liệu trình. Tùy từng cơ địa mỗi người, thông thường dược liệu sẽ phát huy tác dụng sau khoảng 7 – 10 ngày.
  • Bên cạnh áp dụng các bài thuốc trị bệnh, để sức khỏe nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống và thể dục thể thao khoa học, lành mạnh.
  • Đảm bảo mua dược liệu tại các đơn vị uy tín, cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của bài thuốc cũng như sức khỏe người dùng.

Trên đây là tổng hợp thông tin về cây thiên ma. Không thể phủ nhận những hiệu quả mà dược liệu này mang lại, tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp điều trị bệnh này mà cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...