Hoắc Hương: Tổng quan, Công Dụng, Cách Dùng Dược Liệu

Hoắc hương là vị thuốc có tính ôn, vị đắng, công dụng tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ thống, ôn trung, khoái khí,… Do đó, Đông y thường dùng dược liệu này trong các bài thuốc chữa cảm thử thấp, đau đầu, hàn nhiệt, kiết lỵ, nôn nghịch do tỳ vị bệnh.

Hoắc Hương: Công Dụng Chữa Bệnh Và Cách Dùng Làm Thuốc
Hoắc hương là vị thuốc có tính ôn, vị đắng, công dụng tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ thống, ôn trung, khoái khí,…

Mô tả dược liệu hoắc hương

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương,…
  • Tên khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth.
  • Họ: Bạc hà – Lamiaceae

2. Đặc điểm thực vật

Hoắc hương là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 – 60cm. Thân cây hình trụ vuông, được chia thành nhiều nhánh dài khoảng 40 – 50cm, có đường kính từ 2 – 7mm, được bao phủ lớp lông mềm. Cành giòn, dễ gãy, mặt gãy lộ rõ phần tuỷ. Thân cây già màu nâu xám, có lớp bần bám xung quanh.

Đặc điểm thực vật 
Hoa hoắc hương có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc ở nách lá, đầu ngọn cành

Lá mọc đối xứng, hình elip, dài khoảng 4 – 9cm, rộng khoảng 3 – 7cm, màu trắng xám, được bao phủ bởi lớp lông mềm, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn, mép có răng cưa. Lá có vị đắng, mùi thơm đặc trưng.

Hoa hoắc hương có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc ở nách lá, đầu ngọn cành. Quả bế, có hạt cứng. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 5 – 6 nhưng ít khi gặp cây nở hoa.

3. Phân bố

Vị thuốc có nguồn gốc từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mauritius, Tây Phi, Philippines,… Tại nước ta, loại cây này được trồng tại các vườn dược liệu.

4. Bộ phận dùng

Các bộ phận của cây hoắc hương đều chứa dược tính cao nên đều được tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, lá của dược liệu được sử dụng phổ biến. Chọn lá có mùi thơm nồng để làm vị thuốc.

5. Thu hái – sơ chế

Dược liệu được thường được thu hái vào tháng 5 đến tháng 6 hàng năm. Sau khi ngâm rửa sạch thì mang đi phơi/ sấy khô và để dùng dần.

Thu hái - sơ chế 
Dược liệu được thường được thu hái vào tháng 5 đến tháng 6 hàng năm

Ngoài ra, dược liệu còn được bào chế theo các cách sau:

  • Lá hoắc hương tươi mang đi thái nhỏ, sấy khô để dùng trong thuốc sắc hoặc tán bột mịn để làm hoàn tán.
  • Chiết xuất tinh dầu hoặc chế dưới dạng cao lỏng

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi sơ chế cần cho vào lọ, túi nilong bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt gây ẩm mốc, mối mọt.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong dược liệu hoắc hương có chứa các thành phần hoá học đa dạng như:

  • Aldehyde cinnamic
  • 45% alcohol patchouli
  • 1,2% tinh dầu
  • 50% patchouli
  • Benzaldehyde
  • Eugenol
  • Sesquiterpene
  • Cadinen
  • Epiguai pyridine

Vị thuốc hoắc hương

1. Tính vị

Tính ôn, vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng

2. Quy kinh

Quy vào các kinh Tỳ, Phế, Vị

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng trừ ác khí, liệu phong thủy độc thũng, liệu hắc loạn, chỉ thống
  • Vị khí, bổ vệ khí, tiến ẩm thực
  • Khoái khí, ôn trung
  • Giáng trọc, thăng thanh, tránh uế, chỉ ẩu, tỉnh tỳ, hòa khí
  • Sơ phong tán tà, hành khí, giải biểu, tiêu thực, hoá thấp
  • Chủ trị: Trị cảm thử thấp, nôn nghịch do tỳ vị bệnh, muốn nôn, đau đầu, hàn nhiệt, kiết lỵ, hôi miệng,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Quả hoắc hương có khả năng ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Các thực nghiệm trên cơ thể thỏ nhận thấy, dược liệu có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết tuýp A, leptospirosis, ecoli,…
  • Dược liệu có tác dụng làm co túi mật ở chuột bạch khi được X – quang.
  • Tinh dầu từ hoắc hương giúp tăng kích thích tiết dịch vị dạ dày
  • Vị thuốc này còn có tác dụng chống thối

4. Cách dùng, liều lượng

Dược liệu hoắc hương thường được dùng nhiều trong các bài thuốc sắc lấy nước uống, hoàn tán hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Tuỳ thuộc vào bệnh lý cũng như tình trạng sức khoẻ, liều lượng cũng được gia giảm phù hợp. Liều dùng khuyến cáo từ 8 – 12g/ ngày.

5. Độc tính

Khi dùng thuốc quá liều có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các độc tính như:

  • Kích thích đường tiêu hoá làm việc quá sức
  • Gây tổn thương gan
  • Gây đau đầu, nôn mửa, chán ăn

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Theo các tài liệu Đông y, hoắc hương được dùng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng. Dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc chữa nội thương lạnh, ngoại cảm thương hàn, cảm nắng, thổ tả, hôi miệng,…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu 
Hoắc hương thường được dùng trong các bài thuốc chữa nội thương lạnh, ngoại cảm thương hàn, cảm nắng, thổ tả, hôi miệng,…

Bài thuốc hoắc hương chính khí:

  • Chuẩn bị: Hoắc hương, bán hạ khúc mỗi vị12g, bạch truật, tô diệp mỗi vị 8 – 12g, cát cánh, bạch chỉ, hậu phác mỗi vị từ 4 – 8, trần bì 6 – 12g, cam thảo 4g
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc có thể dùng các dược liệu trên tán bột mịn. Mỗi ngày dùng từ 8 – 12g bột thuốc pha với nước sôi để uống.

Áp dụng bài thuốc đều đặn sẽ giúp cải thiện chứng cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu, trong ngực sườn đầy tức, kém ăn, tiêu chảy, miệng nhạt,…

Bài thuốc chữa nội thương lạnh, ngoại cảm hàn (tức ngực, đau đầu sốt lạnh, tiêu chảy, đau bụng):

  • Chuẩn bị: Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, đại táo, phục linh mỗi vị 12g, tử tô, bạch chỉ, cát cánh, hậu phác, sinh khương mỗi vị 8g, cam thảo 4g, trần bì 6g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa cảm nắng, thổ tả:

  • Chuẩn bị: Trần bì và hoắc hương mỗi vị 20g
  • Thực hiện: Các dược liệu cho vào ấm cùng với 2 chén nước và đun trên lửa nhỏ. Đến khi cạn còn 1/2 thì tắt bếp, chắt lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc trị hôi miệng:

  • Chuẩn bị: Hoặc hương tươi hoặc khô đều được
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem đun kỹ với nước. Dùng nước này đế súc miệng hàng ngày (buổi sáng và tối)

Bài thuốc chữa nôn ói do thấp hàn bên trong:

  • Bài thuốc 1: Dùng trần bì, hoắc hương, chế bán hạ mỗi vị 10g, đinh hương 2g. Các vị thuốc đem sắc lấy nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị chế bán hạ, hoắc hương mỗi vị 10g, thương truật và trần bì mỗi vị 6g. Các dược liệu sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị đẳng sâm, hoắc hương, thương truật, xích phục linh, hậu phác mỗi vị 10g, bán hạ, trần bì mỗi vị 5g, cam thảo 3g, gừng tươi 3 lát. Đem sắc lấy nước chia thành 2 lần và uống khi còn ấm.

Bài thuốc chữa chứng ngoại cảm hàn thấp (tức ngực, đau đầu, đầy bụng, buồn nôn, phân lỏng, tiêu chảy):

  • Bài thuốc 1: Dùng đại phúc bì, hoắc hương, phục linh, khương bán hạ mỗi vị 10g, tô tử, bạch chỉ, hậu phát, sinh khương, cát cánh mỗi vị 6g, đại táo 10g, trần bì 5g, cam thảo 3g. Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị hoắc hương và bội lan mỗi vị 10g. Các dược liệu cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống khi còn ấm.

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bội nhiễm:

  • Chuẩn bị: Hoắc hương độc vị hoặc kết hợp với đại hoàng, hoàng tinh, tao phàn
  • Thực hiện: Các dược liệu đem tán bột mịn, trộn đều với nhau và đem đi ngâm với giấm trong vòng 1 tuần. Lọc bỏ phần bã, dùng nước thuốc thu được ngâm rửa tay chân trong vòng 30 phút.

Bài thuốc chữa đau bụng do đầy hơi:

  • Chuẩn bị: Mộc hương, hoắc hương, chỉ thực mỗi vị 10g, trần bì 3g, sa nhân 5g
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc chữa chứng khó tiêu, bụng sôi:

  • Chuẩn bị: Hoa cây đại, hoắc hương, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào (đốt cháy) 6g
  • Thực hiện: Các dược liệu tán bột mịn, mỗi lần dùng 2g uống cùng với nước ấm. Ngày uống 3 lần trước bữa ăn khoảng 20 phút.

Bài thuốc chữa động thai, nôn ra nước, khí không lên xuống:

  • Chuẩn bị: Hoặc hương và cam thảo mỗi vị 8g
  • Thực hiện: Các vị thuốc tán bột mịn. Mỗi lần dùng 4g bột thuốc pha với nước sôi và thêm một ít muối tinh.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng hoắc hương chữa bệnh

Theo các sách Đông y, dược liệu hoắc hương có chứa lượng độc tính nhất định. Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc dùng quá liều có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như quá trình điều trị.

Lưu ý - Kiêng kỵ khi dùng hoắc hương chữa bệnh 
Cần nhận biết chính xác dược liệu trước khi sử dụng

Do đó, trước khi thực hiện các bài thuốc chữa từ dược liệu này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không tự ý gia giảm liều lượng các vị thuốc trong bài thuốc chữa bệnh. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được hướng dẫn liều dùng cụ thể.
  • Không dùng hoắc hương cho người bị âm hư không có thấp, vị có uất nhiệt.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người quá mẫn với các thành phần trong dược liệu không nên dùng.
  • Không sử dụng dược liệu trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần.
  • Tránh dùng dược liệu có mùi lạ, dấu hiệu nấm mốc, hư hại,…
  • Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhịp tim và xét nghiệm gan định kỳ.
  • Cần nhận biết chính xác dược liệu trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua dược liệu tại cơ sở uy tín, chất lượng.

Hoắc hương là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, dược liệu này có chứa lượng độc tính nhất định. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt kết quả chữa bệnh tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa/ thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...