Cây Cỏ Xước: Tổng Quan Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng

Cây cỏ xước là tên gọi của vị thảo dược quen thuộc, được dùng làm thuốc chữa các bệnh lý xương khớp, viêm gan, giúp thanh nhiệt cơ thể, trị táo bón,… và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tìm hiểu thông tin và các bài thuốc chữa bệnh từ loại dược liệu này qua bài viết sau.

Thông tin về dược liệu cây Cỏ Xước

Cỏ xước là tên gọi của một loại cỏ mọc hoang, đồng thời là vị thuốc quý trong tự nhiên, có tác dụng điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng dược liệu này làm thuốc chữa bệnh, nhất là các vấn đề về xương khớp, huyết áp,…

Thông tin về dược liệu
Cây cỏ xước là dược liệu được dùng điều trị nhiều bệnh lý

Ngoài tên gọi là cây cỏ xước, dược liệu còn được gọi với các tên như bách bội, ngưu tất, ngưu kinh, hoài ngưu tất, cây bách bội, ngưu tịch, hồng ngưu tất,… Tên khoa học là Achyranthes Aspera L, thuộc họ rau dền (Amaranthaceae).

Đặc điểm dược liệu

Hình thái thực vật của cây cỏ xước được mô tả như sau:

  • Cây thân thảo, sống lâu năm, sinh trưởng mạnh trong tự nhiên. Chiều cao trung bình của cây cỏ xước từ 1m đến 1,5m. Thân phân thành nhiều nhánh nhỏ.
  • Cây có lá đơn giản, hình trứng, chúng thường mọc so le hoặc đối nhau. Phiến là dày và cuống nhỏ.
  • Hoa cỏ xước mọc thành cụm nhỏ từ các kẽ lá.
  • Cây có quả hình trứng, hình dạng bầu dục hoặc thuôn dài, bên trong chứa 1 hạt màu đen nhỏ.
  • Rễ cây cỏ xước có màu nâu nhạt hoặc màu vàng, trên rễ có nhiều nốt sần, phình ra như rễ cây đinh lăng, bên trong chứa nhiều dược tính.

Phân loại

Theo sách “Từ điển thảo mộc dược học”, dược liệu được chia thành 4 loại, gồm:

  • Cỏ xước lông trắng
  • Cỏ xước Ấn Độ
  • Cỏ xước xám đỏ
  • Cỏ xước nguyên chùng

Trong đó, loại có giá trị dược liệu là loại cỏ xước lông trắng.

Phân bố

Cỏ xước mọc hoang ở nhiều nơi, được tìm thấy tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Malaysia,… Tại nước ta, cỏ xước được tìm thấy ở các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn như Lào Cai, Điện Biên, Sơn La,…

Bộ phần dùng

Sử dụng toàn bộ cây cỏ xước làm thuốc chữa bệnh, trong đó đặc biệt là phần rễ, nơi tập trung nhiều dược tính nhất.

Thông tin về dược liệu
Sử dụng toàn bộ cây dược liệu làm thuốc

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Có thể thu hái dược liệu quanh năm. Dược liệu sau khi thu hoạch được làm sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo. Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi, sấy khô bảo quản dùng lâu hơn.

Ngoài ra, thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông. Bởi, thời gian này lá và thân cây héo dần, dưỡng chất sẽ được tập trung xuống phần rễ. Đây là thời gian rễ cây có nhiều dưỡng chất, thích hợp làm thuốc chữa bệnh.

Phần rễ sau khi thu hoạch sẽ được cắt bỏ các rễ non, sau đó rửa sạch và phơi khô hoặc sấy trên lửa với lưu huỳnh. Tiếp đến cắt bỏ phần đầu, phần đuôi của rễ rồi phơi khô. Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, mối mọt.

Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu cho thấy, rễ cỏ xước chứa nhiều hoạt chất saponin, ngoài ra còn có nhiều kali, inokosteron, ecdysterone và nhiều thành phần hóa học khác,…

Tính vị, quy kinh cây Cỏ Xước

Dược liệu có tính mát, vị chua, đắng. Quy vào các kinh Can, Thận.

Công dụng của cây cỏ xước

Từ xưa, ông bà ta đã sử dụng loại cây này làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, cách uống trà nấu từ cây cỏ xước giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, kích thích tiểu tiện khá hiệu quả. Không những thế, nước trà còn chứa hoạt chất giúp bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Công dụng của cây cỏ xước
Cây cỏ xước mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Dưới đây là các công dụng chính của dược liệu theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cụ thể:

  • Theo Y học cổ truyền: Ghi chép cho thấy đây là vị thuốc có lành tính, vị đắng nhẹ. Công dụng chính của dược liệu giúp an thần, thông tiểu, tiêu viêm, giải độc, giảm đau và điều trị viêm khớp. Ngoài ra, dược liệu còn có hiệu quả trong việc giảm đau, chữa bệnh huyết áp, gan, thận, bệnh gout,…
  • Theo Y học hiện đại: Nhờ chứa các hoạt chất hữu ích cho sức khỏe, cây cỏ xước được dùng làm thuốc giúp điều trị bệnh gan, thận, xương khớp. Đồng thời, dược chất giúp ổn định cholesterol trong máu, giúp kích thích co bóp cơ tử cung, điều hòa kinh nguyệt cho nữ giới,…

Liều dùng và cách sử dụng

Có thể sử dụng cây cỏ xước tươi, giã đắp ngoài da hoặc sắc nấu nước uống. Mỗi ngày dùng khoảng 12g – 20g.

Hiện nay chưa ghi nhận công trình nghiên cứu về tác hại của loại cây này. Tuy nhiên do trong dược liệu chứa một số thành phần khi dùng có khả năng gây ra các phản ứng phụ. Chẳng hạn tình trạng nổi mề đay, tức ngực, khó thở, choáng váng.

Trường hợp nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng, tốt nhất bạn nên tạm ngưng và thăm khám để có cách điều chỉnh phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước

Sử dụng cây cỏ xước làm thuốc chữa nhiều vấn đề sức khỏe. Tham khảo một số bài thuốc quen thuộc, thường được sử dụng dưới dây:

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước khá đa dạng

Bài thuốc chữa bệnh gan, thận

  • Chuẩn bị: 30g cỏ xước, 15g mỗi vị gồm trọng đài, lá móng tay, rễ cỏ tranh, xa tiền, nhất dũ, mộc thông.
  • Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống trong ngày, dùng thuốc khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa nhức mỏi chân tay, ứ huyết, bầm máu

  • Chuẩn bị: 100g cỏ xước, 30g sâm đại hành, 50g dứa dại và rượu trắng.
  • Thực hiện: Nguyên liệu cho vào trong rượu ngâm 1 tháng. Mỗi lần dùng khoảng 15ml rượu thuốc, uống ngày 2 lần.

Bài thuốc chữa rồi loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt

  • Chuẩn bị: 20g hạt muồng, 30g cỏ xước.
  • Thực hiện: Sao vàng hạt muồng, sau đó cho nguyên liệu vào nồi sắc nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa máu nhiễm mỡ, xơ vừa động mạch

  • Chuẩn bị: 16g mỗi vị gồm cỏ xước, đương quy, 12g mỗi vị gồm hạt lạc giời, xuyên khung, cây cứt lợn, 10g nấm mèo, 20g hạn liên thảo.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, kiên trì 20 – 30 ngày liên tục. Nước thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tăng cholesterol và triglycerid

  • Chuẩn bị: 12g cỏ xước.
  • Thực hiện: Cắt thành đoạn nhỏ, sau đó cho vào ấm hãm với nước sôi như hãm trà, hoặc nấu nước uống mỗi ngày.

Bài thuốc viêm đa khớp dạng thấp

  • Chuẩn bị: 20g rễ cỏ xước, 16g tầm gửi cây dâu, 12g mỗi vị gồm độc hoạt, sâm nam, tần giao quế chi, bạch thược, vân quy, phòng đảng sâm, 6g tế tân.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc thuốc uống liên tục trong 1 tuần giúp thuyên giảm các triệu chứng.

Bài thuốc mạnh gân cốt, tăng cường cương dương, chữa phong thấp

  • Chuẩn bị: 30g mỗi vị gồm cỏ xước, đỗ trọng, đương quy, tỳ giải, tiên linh tỳ, sinh địa, ý dĩ nhân, 15g mỗi vị gồm đan sâm, kim anh, phụ tử, sơn thù, thạch hộc, phòng phong, 45g hồ cốt.
  • Thực hiện: Nguyên liệu giã nát, sau đó cho vào một túi vải bọc lại, bỏ vào bình thủy tinh ngâm với 3 lít rượu, để sau 7 – 9 ngày có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày uống khoảng 2 ly nhỏ trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa bệnh gout

  • Chuẩn bị: 15g mỗi vị gồm cỏ xước, lá tất bát, rễ cây cẩu trùng vĩ, rễ cây bưởi bung.
  • Thực hiện: Nguyên liệu thái mỏng, sao vàng, sắc với 4 chén nước đến khi cạn còn một nửa, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Dùng kiên trì trong 7 ngày, tối đa 10 ngày, sau đó đi tái khám lại.

Bài thuốc chữa cao huyết áp, xơ vữa mạch vành, nhồi máu cơ tim

  • Chuẩn bị: 6g rễ cỏ xước khô, 10 cây thành thạch.
  • Thực hiện: Đun với 3 chén nước đến khi thuốc cạn còn 1 chén. Uống thuốc sau khi ăn 30 phút, dùng kiên trì liên tục trong khoảng 2 tháng, sau đó nghỉ 3 ngày và tiếp tục liệu trình tiếp theo.

Bài thuốc điều kinh, chữa rối loạn kinh nguyệt

  • Chuẩn bị: 20g rễ cây cỏ xước, 16g mỗi vị như củ gấu, nghệ xanh, xác điến, 30g rễ gai.
  • Thực hiện: Sắc nước thuốc uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống. Dùng liên tục 10 ngày, không dùng cho phụ nữ đang mang thai.

Bài thuốc chữa vàng da, suy thận, phù thũng chân tay

  • Chuẩn bị: 30g mỗi vị gồm cây cúc bách nhật, cỏ xước sao vàng, cỏ mực, xa tiền.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa bế kinh, tắc kinh cho phụ nữ

  • Chuẩn bị: 10g mỗi vị gồm cỏ xước, cây sung úy.
  • Thực hiện: Sắc nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng gây sổ mũi

  • Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm quỷ trâm thảo, lá diễn, 30g rễ cây cỏ xước.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, nấu cùng với 400ml nước đến khi cạn còn 100ml. Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày, dùng thuốc khi còn ấm. Sử dụng liên tục 5 ngày rồi ngừng.

Bài thuốc làm đẹp da, giảm mụn

  • Chuẩn bị: Cây cỏ xước tươi.
  • Thực hiện: Ngâm cây cỏ xước vào trong nước muối pha loãng cho thật sạch, sau đó giã nát, chắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt cỏ xước thoa lên mặt, vị trí có mụn mỗi tuần 2 lần, mỗi lần đắp 30 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.

Bài thuốc chữa thấp khớp

  • Chuẩn bị: 16g mỗi vị gồm cỏ xước, cỏ cứt lợn, 12g mỗi vị ngải cứu và thương nhĩ tử, 20g phục linh.
  • Thực hiện: Sắc 3 lượt nước rồi trộn với nhau, uống ngày 3 lần, liên tục trong khoảng 10 ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thang thuốc gồm 20g mỗi vị thổ phục linh, cỏ mực, 12g mỗi vị ké đầu ngựa, ngải cứu, 40g cỏ xước. Sắc nấu nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước
Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc khô làm thuốc

Bài thuốc chữa bệnh bạch hầu

  • Chuẩn bị: 100g rễ cỏ xước.
  • Thực hiện: Rửa sạch nấu với 150ml nước, đun uống vài lần trong ngày.

Bài thuốc chữa nóng sốt chảy nước mũi

  • Chuẩn bị: 30g cỏ xước, 30g đơn buốt.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh quai bị

  • Chuẩn bị: Cỏ xước.
  • Thực hiện: Ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch, sau đó giã lấy nước dùng súc miệng và uống. Bã dùng để đắp bên ngoài vị trí bị sưng đau.

Bài thuốc chữa bại liệt, co giật, xơ vừa mạch máu

  • Chuẩn bị: 40g – 60g rễ cây cỏ xước.
  • Thực hiện: Sắc nước chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng cây cỏ xước chữa bệnh

Cây cỏ xước là thảo dược lành tính, được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên khi dùng người bệnh nên lưu ý một số vấn đề:

Lưu ý khi dùng cây cỏ xước chữa bệnh
Sử dụng với liều dùng phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe
  • Do dược tính của thảo dược có khả năng gây co bóp tử cung nên không dùng cỏ xước cho phụ nữ đang mang thai.
  • Sử dụng với liều lượng phù hợp, nhất là phụ nữ đang trong thời gian hành kinh. Dùng quá liều có thể phát sinh phản ứng phụ không mong muốn, bởi thành phần trong dược liệu có khả năng thông huyết mạnh.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh rủi ro không mong muốn. Đặc biệt trước khi dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ đối với người hay dị ứng thuốc, bệnh dạ dày, bệnh đường ruột.
  • Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả bài thuốc sẽ khác nhau, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng.
  • Kết hợp chăm sóc cơ thể, sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tập thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe, tăng cường đề kháng.

Cây cỏ xước là vị thuốc dân gian quen thuộc, được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trước khi dùng người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ y học cổ truyền tư vấn, tránh tình trạng dùng sai thuốc, sai cách ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...