Cỏ Máu Có Tác Dụng Gì? Chi Tiết 11 Bài Thuốc Trị Bệnh Tốt Nhất

Cỏ máu hay còn được gọi là cây huyết đằng, một loại thảo dược được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt có công dụng bồi bổ khí huyết, giúp thông kinhh lạc, thanh lọc, giải độc cơ thể, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ,… 

Thông tin về cây cỏ máu

Cỏ máu là tên gọi của cây thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Ngoài tên gọi này người ta còn hay gọi nó là cây huyết đằng, dây máu người, kê huyết đằng, cây huyết rồng, đại huyết đằng, cây máu gà,… Tên khoa học là Sargentodoxaceae, thuộc họ huyết đằng.

Thông tin về cây cỏ máu
Cỏ máu hay còn được gọi là cây huyết đằng, là vị thuốc quý được dùng chữa nhiều bệnh lý

Đặc điểm thực vật

Cây cỏ máu có những đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Cây dây leo lớn có thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 10m, đường kính thân từ 3cm – 4cm. Thân cây có hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt, thô ráp. Khi cắt đôi phần thân, bên trong có nhựa đỏ như máu chảy ra nên người ta gọi là cây cỏ máu.
  • Phần lá cây là lá kép, gồm 3 – 9 lá chét, hình dạng lá như hình trứng. Lá có mặt trên nhẵn bóng, màu xanh đậm, mặt dưới có màu nhạt hơn. Lá chét nằm giữa cuống dài hơn so với các lá hai bên.
  • Cỏ máu có hoa mọc ra từ các nách lá. Hoa có màu tím, cuống nhỏ, bên ngoài được phủ một lớp lông mịn.
  • Quả của cây dược liệu thường ra vào tháng 9 – tháng 10 hàng năm, quả có hình trứng hoặc lưỡi liềm, dài khoảng 7cm, bên ngoài phủ lớp lông nhung, bên trong có từ 3 – 5 hạt.

Phân bố

Cây dược liệu phân bố tại các nước như Trung Quốc, Lào, Việt Nam,… Tại nước ta, cây cỏ máu được tìm thấy nhiều ở khu vực miền núi, độ cao trên 850m, chúng có thể mọc trong rừng hoặc ven bờ sông suối.

Ở miền Bắc có thể tìm thấy dược liệu ở các tỉnh như Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thanh Hóa,… Ở miền Nam, cây dược liệu có ở các tỉnh như Đồng Nai, Lâm Đồng, Vũng Tàu,…

Bộ phận dùng

Sử dụng thân cây làm thuốc chữa bệnh. Loại đạt tiêu chuẩn có hình trụ tròn hoặc hơi bẹt, thân to dài có màu vàng nhạt. Khi cắt ngang có 2 – 3 vòng đồng tâm, nhựa màu đỏ. Dược liệu sau khi phơi khô sẽ được thái phiến hình bầu dục, chất cứng, vị chát.

Thông tin về cây cỏ máu
Sử dụng phần thân cây huyết đằng làm thuốc chữa bệnh

Thu hoạch

Thu hoạch dược liệu tốt nhất là vào khoảng tháng 8 – tháng 10 hàng năm, ngoài ra người ta còn có thể thu hái quanh năm. Cây đạt chuẩn có vỏ vàng, mịn, còn tươi sẽ được cắt trước.

Sơ chế

Dược liệu sau khi thu hái được loại bỏ hết phần cành lá, chỉ giữ lại phần thân. Sau khi phân theo kích thước, cỏ máu được dùng tươi hoặc sấy khô bảo quản. Hiện nay có các cách sơ chế dược liệu chính như sau:

  • Sử dụng tươi: Sau khi thu hát, dược liệu được làm sạch, cắt thành lát mỏng và dùng ngay.
  • Sử dụng khô: Dược liệu sau khi làm sạch, được ngâm với nước trong 1 – 2 tiếng đối với thân cây nhỏ, thân cây to hơn sẽ được ngâm liên tục trong 3 ngày. Sau đó vớt ra rửa lại, thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu khô nơi thoáng mát, tránh ẩm ước, mối mọt làm hư hỏng. Tốt nhất nên để dược liệu trong điều kiện nhiệt độ phòng, đặt nơi khô ráo. Vào mùa Đông, mùa mưa, độ ẩm không khí cao, người dùng nên thường xuyên mang dược liệu ra phơi nắng hoặc sấy lại để tiếp tục bảo quản.

Thông tin về cây cỏ máu
Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc

Thành phần hóa học

Qua nghiên cứu cho thấy, cây cỏ máu có chứa nhiều thành phần hóa học. Cụ thể:

  • Trong thân cây có chứa các chất như Beta Sitosterol, Daucosterol, 5 Alpha Stingmastane 3 Beta, 9-Methoxycoumestrol, Milletol, Medicagol, nhựa, Licochalcone, Friedelan,…
  • Trong rễ cây, vỏ cây và hạt chứa chất nhựa, Glucozit, Tanin, cùng với các hợp chất phong phú khác.

Vị thuốc cỏ máu

Tính vị

Tính ấm, mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi ngọt.

Quy kinh

Quy vào ba kinh Can, Thận, Tỳ.

Tác dụng dược lý

Cỏ máu là dược liệu được dân gian sử dụng làm thuốc chữa trị các bệnh lý liên quan đến máu huyết. Nhiều ghi chép Đông y và nghiên cứu Y học hiện đại đối với dược liệu này. Cụ thể:

Theo Đông y: Cây dược liệu có tính ấm, vị đắng và hậu ngọt, cây có mùi thơm nhẹ. Như đã đề cập, cây thuốc quy vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận với các công dụng chính là:

  • Thông kinh lạc
  • Lợi máu huyết
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Chỉ thống
  • Hành huyết
  • Thư cân
  • Táo vị
  • Mạnh gân cốt, chắc khỏe xương

Do đó, từ lâu loại cây này đã được sử dụng làm thuốc. Được chỉ định cho đối tượng bị chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, khí huyết hư, đổ mồ hôi trộm, hoa mắt, kinh nguyệt rối loạn, đau dạ dày, đau lưng mỏi gối,…

Vị thuốc cỏ máu
Cây cỏ máu được dùng làm thuốc hỗ trợ chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe

Theo Y học hiện đại: Trong cỏ máu chứa nhiều hoạt chất có công dụng:

  • Kích thích lưu thông máu huyết, tăng tuần hoàn máu, giúp bổ máu, từ đó da dẻ trở nên hồng hào hơn.
  • Có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon giấc hơn, tốt cho hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ăn ngon, ngủ ngon, phù hợp cho người gầy yếu, suy nhược cơ thể, muốn tăng cân.
  • Dược liệu tốt cho chị em phụ nữ gặp chứng kinh nguyệt không điều, giúp bổ máu, lợi sữa sau sinh.
  • Hoạt chất giúp giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể, đặc biệt còn giúp giải rượu, bia.
  • Tốt cho hệ tim mạch, xương khớp, giúp giải độc gan, hạ men gan,…

Cách dùng

Sắc dược liệu lấy nước uống như trà, ngoài ra cũng có thể ngâm rượu hoặc nấu cao để sử dụng.

Liều lượng

Mỗi ngày dùng từ 10g – 30g. Tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền để có liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ máu

Cỏ máu hay cây huyết đằng được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý, từ xưa ông bà ta đã sử dụng loại cây này kết hợp trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là gợi ý một số bài thuốc được sử dụng:

1. Bài thuốc bổ máu cho người bị thiếu máu não, thiếu máu

  • Chuẩn bị: 300g huyết đằng khô.
  • Thực hiện: Mang dược liệu giã vụ nhỏ, sau đó ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ. Ủ sau 7 – 10 ngày có thể lấy ra dùng, mỗi lần uống 1 chén nhỏ rượu.

2. Bài thuốc chữa thiếu máu bị hoa mắt, chóng mặt

  • Chuẩn bị: 16g huyết đằng, 12g ích mẫu, kết hợp ngưu tất 10g và tinh bột nghệ 6g.
  • Thực hiện: Nguyên liệu cho vào nồi sắc lấy nước uống. Dùng liên tục trong 5 – 10 ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào hơn.

3. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Bài thuốc cho phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh:

  • Chuẩn bị: 16g cỏ máu, 12g ích mẫu, 6g khương hoàng và 10g ngưu kinh.
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch sắc nấu nước uống. Sắc khi nước cạn còn 1 bát, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Sử dụng ít nhất 7 ngày để ổn định kinh huyệt, giảm khí hư và tăng tuần hoàn máu.

4. Bài thuốc cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh bị mất đi lượng máu lớn, dễ bị suy nhược cơ thể. Bài thuốc với cỏ máu giúp phục hồi cơ thể, bồi bổ máu huyết cho chị em phụ nữ, đồng thời kích thích tăng tiết sữa cho mẹ.

  • Chuẩn bị: 50g cỏ máu.
  • Thực hiện: Rửa thật sạch dược liệu, sau đó đổ 1,5 lít nước vào đun trong 30 phút. Sau đó gạn lấy nước chia thành nhiều lần uống trong ngày, dùng mỗi lần 100ml. Nước thuốc chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe, giúp kích thích ăn ngon, ngủ ngon, phục hồi cơ thể.

5. Bài thuốc chữa viêm thấp khớp

Bài thuốc phù hợp với đối tượng bị đau nhức xương khớp, cứng cơ, sưng khớp khi mới ngủ dậy.

  • Chuẩn bị: 16g mỗi vị gồm cây huyết đằng, câu cứt lợn, rễ vòi vôi, khúc khắc, 12g mỗi vị gồm địa hoàng, ngưu tất, 10g rễ cà gai leo, 10 hồng trúc, 10g rễ cúc ảo, 10g đơn châu chấu.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày không để nước thuốc qua đêm.

6. Bài thuốc chữa đau nhức cho người già

  • Chuẩn bị: 16g mỗi vị gồm cỏ máu, sâm nam, 12g hương thảo, 12g dây đau xương, 12g cẩu tích.
  • Thực hiện: Sắc với 700ml nước đến khi cạn còn 350ml. Chắt nước thuốc chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục khoảng 6 thang, tình trạng nhức mỏi được cải thiện đáng kể.

7. Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có liên quan đến sự chèn ép rễ dây thần kinh. Từ đó, các cơn đau nhức xuất hiện, đặc biệt là đau nhức ở khu vực thắt lưng, bắp chân, chân, vai gáy,…

sức khỏe. Bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ máu
Uống nước sắc từ cây huyết đằng kết hợp với các nguyên liệu khác chữa bệnh
  • Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm cây cỏ máu, cỏ xước, thoát hạch nhân, hồng hoa, khương hoàng, 10g hạn liên thảo, 4g cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc với 1 lít nước trong khoảng 20 phút, khi thấy nước cạn còn khoảng 400ml là đạt. Chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống hết trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

8. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm huyết đằng, ngũ hoa, mao đương quy, tang chi và dây ruột gà.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng 300ml, chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày.

9. Bài thuốc chữa đau dạ dày

  • Chuẩn bị: 12g cỏ máu, 16g liêu sâm, 12g mỗi vị gồm chính hoài, lôi công khô, cườm thảo, cam thảo dây, hà thủ ô và hắc đại đậu.
  • Thực hiện: Sắc nước thuốc chia thành 3 lần uống hết trong ngày, dùng liên tục vài thang thuốc tình trạng đau dạ dày cải thiện.

10. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: 100g cỏ máu, 2 quả trứng gà ta.
  • Thực hiện: Luộc trứng chín, bóc vỏ rồi cắt làm đôi. Cây cỏ máu rửa sạch, cắt lát mỏng. Sau đó cho hai nguyên liệu vào nồi nấu thành canh, ăn cùng với bữa cơm chín. Uống nước canh liên tục 7 ngày tình trạng sức khỏe cải thiện đáng kể.

11. Bài thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe

  • Chuẩn bị: 50g huyết đằng.
  • Thực hiện: Sắc với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 1 lít. Uống nước nhiều lần trong ngày thay nước lọc, dùng trong 2 – 3 tháng đều đặn giúp cải thiện sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng cỏ máu chữa bệnh

Cỏ máu là vị thuốc quý được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

Lưu ý khi sử dụng cỏ máu chữa bệnh
Tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền trước khi dùng cỏ máu chữa bệnh
  • Cỏ máu có tính ấm, do đó khi dùng người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ như táo bón, khô họng hoặc khó chịu.
  • Không sử dụng dược liệu cho các đối tượng như trẻ em, người có cơ địa mẫn cảm, bà bầu.
  • Chọn dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng dược liệu khô được làm sạch loại bỏ tạp chất. Không dùng dược liệu đã có dấu hiệu nấm mốc, ẩm ướt hoặc thay đổi tính chất bên ngoài.
  • Sử dụng với liều dùng phù hợp, không lạm dụng hoặc tự ý kết hợp với các loại thuốc khác để giảm nguy cơ gây tương tác thuốc nguy hiểm.
  • Tốt nhất, trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền. Đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, kết hợp chăm sóc cơ thể thật tốt để sớm cải thiện bệnh lý, phục hồi hồi sức khỏe.

Cỏ máu là dược liệu được dùng trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời theo dõi các phản ứng khi sử dụng. Trường hợp dùng một thời gian không nhận thấy hiệu quả nên thông báo để được hỗ trợ khắc phục sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...