Củ Mài (Hoài Sơn): Dược Tính, Công Dụng Và Cách Dùng Chuẩn

Củ mài hay còn được gọi là hoài sơn, mọc hoang ở nhiều nơi. Đây là dược liệu quen thuộc, được dân gian sử dụng làm thuốc hoặc chế biến món ăn hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, tác dụng chính của củ mài được ghi nhận là giúp chữa suy nhược cơ thể, bồi bổ ngũ tạng.

Thông tin về củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn, sơn dược, chỉnh hoài, khoai mài, được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tên khoa học là Dioscorea Persimilis, họ củ nâu. Loại cây này thường mọc hoang ở nhiều nơi, mọc cắm sâu vào xuống lòng đất. Người ta thường dùng làm món ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Thông tin về củ mài
Củ mài được thu hái làm thuốc chữa bệnh hoặc nguyên liệu chế biến món ăn

Đặc điểm hình thái

Củ mài là loại cây thân leo, có các đặc điểm cơ bản như sau:

  • Thân cây dạng leo cuốn nhẵn, màu đỏ hồng. Khi mới phát triển, cây có một dây leo, sau đó càng ngày càng phân ra nhiều nhánh từ gốc sát củ. Dây to bằng chiếc đũa, dai và chắc chắn.
  • Khoai mài có rễ củ, phình lên gồm rễ chính mọc sâu dưới đất, có củ dài lên đến 1m. Củ có đường kính bằng 2 ngón tay, có loại lớn hơn bàn tay khoảng 10cm. Nhiều củ con mọc bên cạnh củ cái, mỗi củ có lớp vỏ mỏng, màu nâu, nhẵn nhụi. Cạo phần vỏ ngoài có lớp lõi bên trong, lõi có màu trắng ngà, không có xơ.
  • Lá cây mài là lá đơn, thường mọc đối xứng tại các đốt của cây, nối với cuống. Phiến lá có hình trái tim, cuống dài, chiều dài lá từ 8cm – 10cm. Trên lá có khoảng 5 – 7 gân từ cuống đến đuôi lá. Mép lá không có răng cưa. Ở mỗi kẻ lá có một số củ con, dân gian gọi là dái ủ mài, thiên hoài.
  • Hoa cây mài thường ra vào khoảng tháng 5 – tháng 7, mọc từ kẽ lá, hoa mọc theo chùm, có nhiều hoa nhỏ, hoa có màu trắng vàng.
  • Khoảng tháng 8 – tháng 10 cây có quả, quả mài có nang 3 cánh, mỗi cánh chứa 1 hạt mỏng. Khi quả già các cánh tách làm đôi, để lộ phần hạt bên trong có màu nâu xỉn. Từ xưa, trẻ em thường sử dụng quả cây mài làm đồ chơi.

Phân bố

Trên thế giới, củ mài có tại các nước như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và trên dãy Himalayas. Tại nước ta, cây mọc hoang ở nhiều nơi, tìm thấy nhiều nhất tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Quảng Ninh,… Cây thường mọc và phát triển mạnh mẽ ở các khu rừng nhiệt đới.

Thông tin về củ mài
Dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là các vùng núi nhiệt đới

Bộ phận dùng

Sử dụng rễ củ mài làm thuốc chữa bệnh.

Thu hoạch

Ngày này củ mài được nhiều người biết đến lợi ích của nó với sức khỏe nên bắt đầu được khai thác ngày càng nhiều. Do đó, số lượng củ mài trong tự nhiên ngày càng giảm dần. Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, hiện nay dược liệu đã được nhân giống, nuôi trồng tại một số vườn dược liệu trong nước.

Không quá khó khăn để trồng loại cây này. Chúng có khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng khỏe ở nơi không quá lạnh, có ánh nắng mặt trời. Không trồng củ mài ở nơi có đất ẩm ướt, đất trũng, kiềm hóa vì củ rất dễ bị thối nước.

Có thể thu hoạch củ mài quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào mùa Thu – Đông. Lúc này lá và thân cây chết khô, phần rễ củ phình to và chứa nhiều dưỡng chất nhất. Cắt bỏ phần thân gốc và đào lấy củ.

Chế biến

Sau khi thu hoạch, củ mài được làm sạch, gọt bỏ vỏ vàng nâu. Tiếp đến, cắt củ mài thành khúc rồi ngâm vào nước phèn chua trong khoảng 2 – 4 giờ. Ngâm nước phèn chua giúp giảm độ nhớt của củ dược liệu.

Dược liệu được ngâm kỹ, sau đó vớt ra, rửa lại với nước sạch. Có thể dùng tươi chế biến thức ăn, làm thuốc hoặc tiếp tục sấy, phơi khô để bảo quản dùng dần. Phơi sấy liên tục trong khoảng 24 tiếng đồng hồ, nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.

Thông tin về củ mài
Có thể sử dụng củ mài tươi hoặc phơi sấy khô sử dụng dần

Bảo quản

Củ mài được bảo quản trong túi zip kín, hút chân không và đặt nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm ướt, mối mọt. Người ta thường sấy khô hoặc cũng có thể tán thành bột mịn, dùng mỗi ngày 12g – 30g, dùng riêng hoặc kết hợp với các dược liệu khác.

Thành phần hóa học

Củ mài chứa các thành phần như tinh bột, chất nhầy, lipid, protid. Ngoài ra, dược liệu còn chứa nhiều hoạt chất hóa học khác, chẳng hạn dioscin, allatoin, axit amin, saponin, sterol, cholin, cùng với nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Tính vị

Dược liệu có tính bình, vị ngọt.

Quy kinh

Quy vào các kinh như Tỳ, Vị, Phế, Thận.

Công dụng của củ mài

Theo Đông y, củ mài hay còn gọi là hoài sơn có tính bình, vị ngọt, quy vào các kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận. Do đó, được sử dụng làm dược liệu điều trị các vấn đề như ho, chữa khó tiêu, tả lỵ, suy nhược cơ thể, bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu, đái tháo, đái rắt, làm mạnh tỳ vị,…

Công dụng của củ mài
Củ mài được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe

Theo Y học hiện đại, nhờ chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, dược liệu được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề. Công dụng cụ thể như:

  • Diosin: Có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương, đây cũng là hoạt chất chống dị ứng, ung thư và ngăn ngừa virus gây hại cho cơ thể.
  • Allantoin: Hoạt chất có tác dụng loại bỏ tế bào chết, giảm tình trạng sừng hóa, giúp dưỡng da, tăng độ đàn hồi, mềm mịn, thúc đẩy vết thương mau chống hồi phục, giảm kích ứng da.
  • Saponin: Chất có tác dụng chống đột biến tế bào, giảm ung thư,…
  • Cholin: Có tác dụng chữa viêm gan mãn tính, xơ gan, giảm đau mỏi, co giật, giúp cải thiện trí nhớ, giảm lo âu,…

Ngoài các lợi ích kể trên từ các hoạt chất có trong củ mài, hàm lượng tinh bột, nguyên tố vi lượng và protid còn giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, chống đói,… Do đó từ xưa người dân đã sử dụng loại củ này chế biến món ăn.

Cách dùng củ mài chữa bệnh

Sử dụng củ mài làm thuốc chữa bệnh với nhiều bài thuốc hay, tham khảo một số cách dưới đây:

Bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Dùng dược liệu làm thuốc giúp cải thiện tình trạng tỳ vị hư nhược kéo dài gây kiết lỵ, tiêu chảy. Có nhiều bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 80g củ mài khô, thêm vào bạch truật, đẳng sâm, trôm lay motoj lượng vừa đủ. 60g biển đậu, 30g trần bì, một ít cát cánh, hạt ý dĩ, sa nhân, hạt sen.
  • Thực hiện: Trộn đều tán thành bột, dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng 8g – 12g. Dùng cho trẻ em từ 4g – 6g. Bột khuấy với nước sôi hoặc đun nóng uống trực tiếp khi còn ấm.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Củ mài, gạo, muối.
  • Thực hiện: Sao vàng củ mài, sau đó tán thành bột mịn. Gạo nấu nhừ rồi trộn thêm 8g – 10g bột củ mài, một ít muối thành hỗn hợp như hồ để ăn.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 60g khoai mài, 180g ngũ vị tử, 120g nhục thung dung, 90g đỗ trọng sao vàng, 30g mỗi vị xích thạch chỉ, thần phục, ngưu tất, thục địa, trạch tả lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó tán thành bột, vo thành viên bằng hạt đậu đen. Uống mỗi ngày 20 – 25 viên giúp cải thiện kiết lỵ, tiêu chảy.

Bài thuốc giúp kiện tỳ, tiêu thực cho trẻ em

Sử dụng dược liệu giúp chữa khó tiêu cho trẻ em, dùng theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 60g củ mài, 45g bạch biển đậu, cùng với lượng tương ứng mạch nha, sơn trà, tần quy, thần khúc, 30g mỗi vị gồm bạch truật, sử quân tử, 20g mỗi vị gồm hoàng liên, cam thảo.
  • Thực hiện: Bạch truật, bạch biển đậu, củ khoai mài sao vàng. Tiến hành tán thành bột các dược liệu, trộn với mật ong rồi vo thành viên như hạt đậu đen. Mỗi ngày cho trẻ uống 2 – 3 lần, dùng mỗi lần 7 – 10 viên tương đương khoảng 3g thuốc.

Bài thuốc chữa tình trạng di tinh tái phát

Sử dụng cho đàn ông gặp phải tình trạng di tinh nhiều lần, khó kiểm soát cương dương, bị vô sinh hiếm muộn. Tham khảo các bài thuốc:

Cách dùng củ mài chữa bệnh
Dùng củ mài chữa chứng di tinh cho nam giới

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm củ mài, táo nhân, đẳng sâm, bạch truật, kim anh, khiếm thực, phục linh, 6g mỗi vị quả mâm xôi, viễn chí, 4g cam thảo.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc lấy nước cô đặc uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng di tinh.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 200g củ mài, 100g hạt ý dĩ, hạt sen, củ sung.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sau đó sao vàng hoặc phơi sấy cho khô. Dùng mỗi ngày 12g bột, hòa với nước ấm uống hoặc ăn cùng với cơm, xôi.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 10g củ mài, 10g quả chốc xôi.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sao vàng, sau đó sắc với nước cô đặc lại, uống như uống trà mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Bài thuốc với củ mài giúp điều trị bệnh tiểu đường, tham khảo:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 180g củ mài, 350g ngũ vị tử, 90g hạt sen khô, 40g bạch phục linh, 300g hạt dây tơ hồng.
  • Thực hiện: Nguyên liệu tán thành bột, sau đó trộn với hồ, rượu rồi vo thành viên như hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 20 – 30 viên, uống cùng với nước cơm ấm.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 24g củ mài, 2g hoa phấn, 24g tri mẫu, 12g mỗi vị gồm cát căn, tri mẫu, hoàng kỳ, 6g ngũ vị tử, 4g cam thảo.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sao vàng rồi sắc uống hàng ngày 1 thang.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 24g khoai mài, 9g mỗi vị gồm hoa phấn, mạch môn đông.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc nước kỹ, uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa

Dùng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể do mắc các bệnh lý về đại tràng, tiêu hóa. Cách dùng như sau:

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm củ hoài sơn, bạch truật, hạt ý dĩ, hạt sen, biển đâu, 16g bồ chính sâm, 6g mỗi vị gồm vỏ quýt, nam mộc hương, 10g hạt cau.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 1 nửa. Chia nước thuốc thành 2 phần uống hết trong ngày. Dùng liên tục 7 – 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em

Dược liệu chứa các thành phần bổ dưỡng, cung cấp năng lượng cho trẻ, giảm tình trạng đi đại tiện ra phân lỏng, phân sống.

  • Chuẩn bị: 100g mỗi vị gồm củ mài, hạt ý dĩ, mạch nha, 50g bạch truật, 50g đẳng sâm, 25g mỗi vị hạt cau khô, vỏ quýt.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sao vàng rồi tán thành bột mịn. Trộn đều, dùng mỗi ngày 15g – 20g cùng với nước ấm.

Bài thuốc chữa đau mỏi lưng dẫn đến suy nhược

Dùng củ mài làm thuốc chữa đau mỏi lưng, nhất là đối với người già, người bị thoái hóa cột sống sớm hoặc mắc phải các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm. Tham khảo cách dùng như sau:

Cách dùng củ mài chữa bệnh
Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng củ hoài sơn
  • Chuẩn bị: 10g mỗi vị gồm củ mài, sơn thù du, 12g mỗi vị gồm củ ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, 8g mỗi vị gồm ngũ gia bì, độc hoạt, cẩu tích, quế tâm, 6g phòng phong.
  • Thực hiện: Nguyên liệu mang đi tán bột mịn, vo cùng với mật ong thành viên như hạt đậu. Mỗi ngày dùng 10 viên trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa, dạ dày và đường ruột

Sử dụng dược liệu cho người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nhẹ, giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • Chuẩn bị: 8g củ hoài sơn, 8g bạch truật, 5g trần bì và 6g phục linh.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 700ml nước, đun trong khoảng 15 phút trên lửa vừa, chắt lấy nước thuốc chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kiên trì thực hiện liên tục trong 6 – 7 ngày.

Bài thuốc chữa trị ho, bổ phổi

Bài thuốc với củ mài giúp chữa ho, bổ phổi, dùng theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 10g mỗi vị gồm củ hoài sơn, củ mạch môn, 6g sa sâm.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 1,2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 700ml nước. Chia nước thuốc thành 3 lần uống hết trong ngày, sử dụng liên tục 5 ngày để cải thiện bệnh.

Món ăn bổ dưỡng từ củ mài

Bên cạnh công dụng làm thuốc chữa bệnh, từ xưa củ mài đã được sử dụng làm món ăn, cứu đói. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng loại củ này ngâm rượu để sử dụng dần. Tham khảo các cách sử dụng dưới đây:

Ngâm rượu hoài sơn

Rượu ngâm từ củ mài (hoài sơn) giúp chữa ho, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, chống xuất tinh sớm, hạn chế ra mồ hôi trộm, giúp cải thiện giảm suy nhược cơ thể. Cách ngâm:

  • Chuẩn bị: 400g hoài sơn, 500g đường và 3 lít rượu gạo.
  • Thực hiện: Củ hoài sơn rửa sạch, cắt thành nhiều lát mỏng, cho vào bình thủy tinh. Đổ rượu vào, đậy nắp và ngâm trong khoảng 30 ngày. Mỗi ngày uống một chén nhỏ rượu củ mài trước khi ăn hai buổi sáng và tối.

Nấu ăn với củ hoài sơn

Bên cạnh cách ngâm rượu, bạn có thể dùng củ mài nấu canh, nấu cháo, nấu chè ăn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Các dưỡng chất có trong củ mài giúp bồi bổ cơ thể, khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe. Tham khảo ngay cách nấu đơn giản dưới đây:

Món ăn bổ dưỡng từ củ mài
Ngoài dùng làm thuốc, củ mài còn được dùng làm nguyên liệu nấu ăn

Cách nấu cháo củ mài:

Chuẩn bị: 15g củ mài khô, 100g gạo tẻ, 200ml sữa bò, vừng.

Thực hiện:

  • Củ mài sau khi rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ thành hạt lượu.
  • Gạo đãi sạch rồi rang lên, tiếp đến cho củ mài, gạo, 20g hạt vừng, 200ml sữa bò vào cối xay thành bột nước.
  • Lọc lấy bột ra, dùng một cái nồi khác thêm đường phèn, nước vào đun chảy rồi lọc lại một lần nữa.
  • Dun sôi nước rồi thêm bột ướt đã lọc vào, khuấy đều tay cho bột quánh thành hồ.
  • Thêm gia vị rồi thưởng thức.

Cách nấu chè với long nhãn:

Chuẩn bị: 250g củ mài, 20g long nhãn, 15g kỷ tử, 50g đường, 1,2 lít nước.

Thực hiện:

  • Nguyên liệu sơ chế sạch, củ mài cắt hạt lựu, ý dĩ và long nhãn ngâm trước khi nấu.
  • Sau đó cho long nhãn đun sôi, rồi cho củ mài vào tiếp tục ninh khoảng 10 phút.
  • Sau đó cho đường vào, đun đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Tắt bếp, múc chè ra và thưởng thức.

Lưu ý khi sử dụng củ mài

Sử dụng củ mài làm thuốc chữa bệnh hoặc các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên khi dùng cần lưu ý một số vấn đề:

Lưu ý khi sử dụng củ mài
Sử dụng vừa phải, không nên quá lạm dụng củ mài
  • Củ mài (hoài sơn) là dược liệu quý, tìm mua nơi bán uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng với liều dùng phù hợp, tránh lạm dụng có thể phát sinh các phản ứng phụ không mong muốn. Tốt hơn hết nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền, thầy thuốc.
  • Không nên sử dụng củ mài đối với trường hợp người đang bị thừa cân, béo phì.
  • Không tự ý dùng cho đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ. Nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Kết hợp dùng dược liệu và thay đổi sinh hoạt điều độ hơn, ăn uống lành mạnh giúp đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Hy vọng chia sẻ trên đây giúp bạn biết thêm thông tin về củ mài, hay còn được gọi là hoài sơn. Dược liệu mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, được dùng làm thuốc hoặc nguyên liệu chế biến món ăn. Sử dụng với liều lượng phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...