Gai Cột Sống

Gai cột sống là một trong những các bệnh lý về xương khớp phổ biến. Đây là tình trạng các mỏm gai xương mọc ra từ cột sống với các triệu chứng như đau nhức, ê buốt, tê bì tay chân… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra gai cột sống và nếu không phát hiện sớm để chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Gai cột sống là gì?

Cột sống đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó vừa là bộ phận tạo dáng lưng thẳng nhờ độ cong sinh lý vừa là cơ quan thần kinh trung ương, nơi tập trung vô số các dây thần kinh có nhiệm vụ chi phối, điều khiển và kiểm soát toàn bộ những hoạt động của khớp xương thông qua hệ thống dây chằng, cơ bắp, thần kinh... nhờ đó mà con người có thể dễ dàng vận động.

Gai cột sống
Gai cột sống là bệnh lý xương khớp phổ biến và dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe

Vì vậy, nếu có bất kỳ sự tác động ảnh hưởng tổn thương nào đến cột sống đều khiến cho cấu trúc của nó bị thay đổi và kèm theo đau đớn, trong đó có chứng bệnh.

Gai cột sống hay còn gọi là gai đốt sống (Osteophyte) là căn bệnh có liên quan đến sự thoái hóa cột sống. Đây là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, khi các xương nhỏ mọc ra thêm phía ngoài và hai bên cột sống, đĩa sụn nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt áp lực cho cột sống. Tuy nhiên về lâu dài sẽ bắt đầu hình thành gai cột sống do lượng canxi dư thừa lắng đọng và tích tụ quá nhiều.

Những chiếc gai xương này làm cản trở sự vận động của xương, kèm theo đó là những cơn đau nhức dữ dội mỗi khi di chuyển, đi lại và giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi. Bất kỳ vị trí nào trên cột sống đều có thể mọc gai, tuy nhiên phổ biến nhất là những bộ phận chịu nhiều áp lực như cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Nguyên nhân gai cột sống

Về mặt lý thuyết, gai cột sống xuất phát từ việc sụn khớp và đĩa đệm chịu nhiều áp lực trong thời gian dài khiến chúng bị bào mòn dẫn đến thoái hóa, kết quả là hình thành các gai xương gây đau nhức và cản trở sự vận động của khớp. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

  • Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này. Thoái hóa cột sống là khi các sụn khớp đĩa đệm trong cột sống bị bào mòn quá mức, dẫn đến thoái hóa và gây ra nứt vỡ. Khi có các biểu hiện này, cơ thể sẽ tự động kích hoạt cơ chế bù đắp canxi. Tuy nhiên, việc bù đắp này sẽ diễn ra không đồng đều nên có chỗ thiếu hoặc thừa canxi. Trong đó, chỗ thừa canxi sẽ gây ra tình trạng xương gồ ghề, lâu dần hình thành các gai xương. Ngược lại, chỗ thiếu canxi sẽ hình thành các hõm xương sâu vào bên trong.
  • Viêm cột sống mãn tính: Đây là tình trạng hai bề mặt xương tiếp xúc, ma sát với nhau nhưng lại không có một lớp bảo vệ, làm trơn. Tình trạng này thường diễn tiến kéo dài và gây ra nhiều ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh thông qua việc giảm bớt sự cọ xát, áp lực cho cột sống. Tuy nhiên, hệ quả của quá trình này gây ảnh hưởng tiêu cực đến các khớp cột sống, dẫn đến tình trạng xơ hóa và mọc gai.

Gai cột sống
Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cột sống dần thoái hóa, hình thành các mỏm gai xương

  • Dây chằng bị chùng: Tình trạng hệ thống dây chằng trong cơ thể bị chùng xuống, các khớp sẽ bắt đầu chuyển động. Cơ thể sẽ khắc phục tình trạng này bằng cách tự điều chỉnh thông qua việc giữ nguyên tư thế của đốt sống và hình thành các gai xương.
  • Do tích tụ, lắng đọng canxi: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất hình thành bệnh. Lúc này, các sụn khớp dần xẹp xuống do thoái hóa, dây chằng giữa bị chùng giãn. Lúc này, cơ thể bắt đầu sẽ phản ứng lại, trở nên dày hơn để cân bằng cột sống. Tình trạng này vô tình khiến canxi tích tụ từng ngày và hậu quả là hình thành các gai xương.
  • Do chấn thương: Một số chấn thương do té ngã, tai nạn thể thao, tai nạn nghề nghiệp... gây ra sự cọ xát, va chạm và tạo những áp lực, cọ xát trực tiếp lên xương khớp cột sống. Thông qua cơ chế "tự sửa chữa" của cơ thể, các tổn thương sẽ được tu bổ, làm lành và kéo theo đó là sự xuất hiện của các gai xương.
  • Do sai tư thế vận động: Những người thường xuyên thực hiện sai tư thế vận động như ngồi một chỗ quá lâu, vận động thể thao quá sức, mang vác, bưng bê đồ nặng... khiến cho xương khớp, cột sống bị chèn ép, chịu nhiều áp lực.
  • Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra càng nhanh. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho cột sống bị tổn thương ít nhiều, lúc này không chỉ là gai cột sống mà người bệnh còn gặp phải nhiều bệnh lý xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống...
  • Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân vừa kể trên còn có một số yếu tố sức khỏe khác cũng làm tăng nguy cơ gây ra bệnh như: thừa cân, béo phì, do di truyền, mắc bệnh gout, lupus ban đỏ...

Triệu chứng gai cột sống

Các chuyên gia cho biết, những triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý xương khớp khác, do không quá đặc trưng và thường không xuất hiện từ sớm, dai dẳng âm ỉ kéo dài trong nhiều năm mới bùng phát mạnh.

Các gai cột sống có kích thước rất nhỏ, thường mọc ra ở mặt trước và hai cạnh bên của cột sống. Do đó, chỉ khi gai xương cọ xát với cột sống hoặc chèn ép cọ xát lên rễ dây thần kinh, dây chằng... mới làm bùng phát các cơn đau nhức.

Tùy vào mỗi vị trí mọc gai cột sống mà các triệu chứng sẽ khác nhau, có thể kể đến như:

  • Gai cột sống gây ra đau nhức và tê cứng cột sống: Nếu gai cột sống ở cổ sẽ gây tê bì, không xoay trái xoay phải được. Cơn đau dần dần lan ngược lên vùng đầu, khiến người bệnh bị đau nhức và nặng đầu nặng nề. Còn nếu gai cột sống thắt lưng sẽ gây tê mỏi, co cứng vùng thắt lưng khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau
  • Khiến cơ thể bị mất cân bằng: Những cơn đau nhức dữ dội, bùng phát đột ngột khiến người bệnh không thể vận động nhiều, dẫn đến tình trạng kém lưu thông khí huyết. Đồng thời, các mỏm gai cột sống làm cản trở quá trình tuần hoàn máu. Từ đó khiến người bệnh dễ bị choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và khiến cơ thể mất cân bằng.
  • Mất cảm giác chi dưới: Gai cột sống chèn ép lên các rễ thần kinh làm tăng cảm giác đau nhức. Cơn đau lan rộng từ cột sống cổ hoặc lưng lên hai tay hoặc xuống hai chân khiến người bệnh dần mất đi cảm giác, không thể cầm nắm đồ vật hoặc không đi lại được.
  • Bị rối loạn thần kinh thực vật: Các dây thần kinh thực vật có khả năng điều khiển kiểm soát sự hoạt động của một số cơ quan nội tạng trong cơ thể như huyết áp, nhịp tim, tiêu hóa, tiểu tiện... Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn khiến các mỏm gai xương nhô ra tác động lên và gây ra các triệu chứng như tăng tiết mồ hôi, rối loạn phản xạ, huyết áp tăng cao hoặc giảm đột ngột, khó hô hấp...
  • Một số triệu chứng khác: Người bệnh mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, buồn nôn, sụt cân nhanh chóng...

Cách Chữa Gai Cột Sống

Bài viết về cách chữa gai cột sống tại nhà như sau:

  • Chế độ nghỉ ngơi: Hạn chế vận động mạnh và chọn tư thế ngủ phù hợp để giảm đau.
  • Chườm nóng, lạnh: Áp dụng chườm nóng để giảm đau và kích thích máu, hoặc chườm lạnh để giảm sưng và viêm.
  • Thay đổi tư thế: Sử dụng đệm phù hợp, chuyển động thường xuyên để giảm áp lực lên cột sống.
  • Cân bằng chế độ ăn uống: Bổ sung vitamin D, canxi, omega-3, và duy trì chế độ ăn uống khoa học.
  • Massage: Áp dụng massage nhẹ để giảm đau và mệt mỏi.
  • Khi cần thăm bác sĩ: Gặp bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài, cứng khớp, đau nhức liên tục, hoặc có các vấn đề nghiêm trọng như tê liệt.
  • Đông y: Sử dụng bài thuốc thảo dược như thể phong thấp ứ huyết hoặc thể hàn thấp, nhưng cần tư vấn chuyên gia.
  • Tây y: Sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phẫu thuật: Phương pháp cuối cùng nếu các biện pháp trên không hiệu quả và tình trạng trở nên nghiêm trọng.
  • Vị thuốc nam: Sử dụng các dược liệu như đinh lăng, lá lốt, đười ươi, và phèn đen có tác dụng hỗ trợ chữa trị.

Nhớ thăm bác sĩ để tư vấn chính xác và đảm bảo an toàn khi áp dụng các phương pháp trên.

Thuốc Chữa Gai Cột Sống

Một số loại thuốc chữa gai cột sống được kê đơn sử dụng phổ biến nhất hiện nay gồm:

  • Paracetamol giảm đau: 1 viên 500mg/ lần, cách nhau 4 – 6 tiếng, sau ăn cùng 1 ly nước đầy.
  • Nhóm thuốc acetaminophen: 325mg – 1g/ lần, 4 – 6 tiếng, tối đa 4g/24h.
  • Thuốc ibuprofen: Dùng cho trẻ và người lớn theo hướng dẫn cụ thể.
  • Thuốc arthrotec: Tối đa 900mg/ ngày, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Thuốc Glucosamine HCL 1500mg: 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc naproxen: Tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc GNC Shark Cartilafe 750mg: 4 – 6 viên/ngày để tối ưu hóa hiệu quả.
  • Thuốc percocet giảm đau: Tuân thủ liều bác sĩ, tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc diazepam: 2 – 10mg, 3 – 4 lần/ngày.
  • Thuốc vicodin: 1 – 2 viên/lần, cách nhau 4 – 6 tiếng.
  • Thuốc Cyclobenzaprine: viên phóng thích tức thời 5mg x 3 lần/ngày, hoặc viên phóng thích kéo dài 15mg x 1 lần/ngày.
  • Thuốc Celecoxib: 200mg/lần/ngày hoặc 100mg/lần/ngày. Cảnh báo tác dụng phụ và lưu ý cách sử dụng đúng.
  • Thuốc Gabapentin: 100 – 300mg/lần/ngày, tăng dần đến 600 – 1200mg/3 lần/ngày.
  • Vitamin nhóm B: Lưu ý chỉ sử dụng theo đơn bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ. Các loại thuốc bao gồm SNRI, MAOI, TCA, SSRI.

Gai Cột Sống Nên Ăn Gì

Nguyên tắc chung khi ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống:

  1. Tránh thực phẩm có hàm lượng chất béo động vật cao: Chất béo từ động vật có thể tăng trọng lượng cơ thể, áp lực lên cột sống và làm tăng nguy cơ gai cột sống.
  2. Hạn chế thức ăn cay nóng và chế biến chiên xào: Thức ăn cay nóng và chế biến nhiều dầu mỡ có thể gây mất cân nặng, tăng huyết áp, và làm tăng đau nhức và sưng viêm.
  3. Giảm muối và đường: Muối và đường cao có thể tăng nguy cơ các vấn đề tim mạch và đường huyết, gây ảnh hưởng xấu đến bệnh gai cột sống.
  4. Hạn chế thịt đỏ giàu đạm: Thịt đỏ giàu đạm có thể tăng axit uric trong máu, gây đau nhức xương khớp.
  5. Tránh thực phẩm chứa gluten: Gluten có thể gây kích thích và làm tăng đau nhức.
  6. Hạn chế thực phẩm chứa chất phụ gia: Các chất phụ gia trong thực phẩm có thể tăng sự phát triển của gai cột sống.
  7. Tránh rượu, bia, và thức uống có cồn: Cồn có thể gây hại cho cột sống và làm tăng nguy cơ mắc chứng gai cột sống.
  8. Bổ sung canxi từ thực phẩm giàu canxi: Canxi là quan trọng để duy trì sức khỏe xương.
  9. Bổ sung vitamin D: Vitamin D hỗ trợ hấp thụ canxi và cải thiện sức khỏe xương.
  10. Bổ sung vitamin C: Vitamin C có khả năng chống viêm, giảm sưng, và hỗ trợ tái tạo cột sống.
  11. Bổ sung omega-3: Omega-3 giúp chống viêm và hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.
  12. Bổ sung vitamin K2: Vitamin K2 hỗ trợ phòng ngừa loãng xương và cải thiện chứng bệnh gai cột sống.
  13. Tiêu thụ rau xanh giàu chất xơ và chất chống oxy hóa: Rau xanh hỗ trợ giảm đau nhức và chống viêm.
  14. Bổ sung quả mọng: Quả mọng giàu chất chống oxy hóa và giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
  15. Bổ sung ngũ cốc và đậu nành: Ngũ cốc và đậu nành chứa genistein giúp hỗ trợ xương khớp.
  16. Sử dụng tỏi và nghệ: Tỏi và nghệ có tính chất chống viêm và kháng khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống.

Có những dạng gai cột sống nào?

Các chuyên gia đã phân loại bệnh thành hai nhóm nhỏ gồm: gai cột sống lưng và gai cột sống cổ. Tùy vào từng vị trí khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng nhận biết và đánh giá.

1. Gai cột sống lưng

Cột sống thắt lưng nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu, đây là chuỗi các đốt sống thắt lưng được nối liền với nhau. Gai cột sống lưng hay còn được gọi là gai cột sống thắt lưng (Lumbar Osteophytes) là tình trạng xương phát triển thêm do quá trình xơ hóa của sụn khớp và xương dưới sụn ở cột sống bị bào mòn.
Theo các chuyên gia, lưng có chứa đến 5 đốt sống gai, được đánh dấu theo thứ tự L1, L2, L3, L4, L5. Hầu hết những người bị bệnh gai cột sống thắt lưng chủ yếu ở các đốt L4 và L5. Khi bị gai cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức dữ dội, đặc biệt là khi vận động, hoạt động mạnh. Thậm chí, cơn đau còn có khả năng lan rộng ra một số bộ phận khác như hông, mông, hai chân...

Gai cột sống
Gai cột sống có hai dạng phổ biến là gai lưng và gai cổ

Những triệu chứng gai cột sống thắt lưng có thể kéo dài trong một thời gian và tự thuyên giảm, sau đó biến mất. Hoặc cũng có vài trường hợp vận động, di chuyển đột ngột cũng có thể khởi phát triệu chứng bệnh. Các chuyên gia cũng cho biết, căn bệnh thắt lưng là bệnh mãn tính, có thể gây biến dạng cột sống mà không có triệu chứng viêm.
Bệnh diễn tiến từ từ, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác trên cơ thể như phần giữa cột sống, vùng lưng dưới... do các gai xương nhô ra, khiến người bệnh đau nhức khi vận động, thậm chí nằm liệt một chỗ.

2. Gai cột sống cổ

Cột sống vùng cổ bị thoái hóa gây chèn ép lên dây thần kinh có thể gây ra rất nhiều biến chứng, điển hình như tình trạng đau cột sống cổ tê tay và gai cột sống cổ. Trong đó, gai cột sống cổ là căn bệnh xương khớp rất phổ biến. Các triệu chứng thường diễn tiến khá âm thầm và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác.
Triệu chứng đặc trưng của gai cột sống cổ là những cơn đau nhức âm ỉ và dai dẳng, đeo bám trong vòng vài ngày cho đến vài tuần ở vùng vai gáy. Nếu không được điều trị, làm giảm đau kịp thời sẽ dần lan xuống những bộ phận khác như bả vai, cánh tay, bàn tay, tăng cảm giác tê bì, đau nhức.
Bệnh sẽ gây cản trở sự vận động của xương khớp, ảnh hưởng hoạt động hằng ngày, mất cảm giác sờ, chạm, thậm chí không thể cầm nắm đồ vật như bình thường, dù là nhỏ nhất.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia xương khớp, gai cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm, các triệu chứng thường kéo dài và đeo bám dai dẳng. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ gây suy giảm khả năng vận động, thậm chí bại liệt, tàn phế.

Gai cột sống
Gai cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến và rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cảnh báo về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Chẳng hạn như:

  • Gai cột sống ở cổ: Khiến người bệnh có thể đối mặt với những cơn đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và mất ngủ. Kèm theo đó là biến chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ, tê bì tay chân do rễ thần kinh bị gai cột sống chèn ép, lâu dần có thể gây biến chứng vẹo, không thể nghiêng trái phải, thậm chí gây yếu cơ, teo chân, teo tay.
  • Gai cột sống ở lưng: Bị gai cột sống lưng hay thắt lưng gây ra các cơn đau nhức lưng dữ dội. Cơn đau thường bắt nguồn từ giữa thắt lưng và lan xuống hông, những cơn đau này thường bùng phát dữ dội hơn khi vận động, khiến người bệnh không thể tiếp tục vận động, duy trì công gai cột sống, thậm chí làm tăng nguy cơ biến chứng gù, vẹo cột sống.

Ngoài những nguy hiểm điển hình vừa kể trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng sau nếu không được điều trị kịp thời:

  • Thoát vị đĩa đệm: Hệ thống dây thần kinh thực vật bị gai cột sống chèn ép quá sâu trong thời gian dài sẽ nhanh chóng biến chứng thành tình trạng thoát vị đĩa đệm. Thậm chí nếu điều trị muộn hoặc sai cách có thể gây ra bại liệt, teo cơ...
  • Biến chứng huyết áp: Huyết áp thay đổi tăng hoặc giảm đột ngột xảy ra do rối loạn thần kinh thực vật, nặng hơn có thể gây ra chứng rối loạn hô ấp.
  • Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống cổ gây bệnh gai cột sống là nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh gặp phải chứng rối loạn tiền đình. Nguyên nhân là do lượng máu và lượng oxy lưu thông lên não bị hạn chế.

Cách chăm sóc và phòng ngừa gai cột sống

Để việc điều trị gai cột sống đạt hiệu quả cao và không tái phát, người bệnh cần xây dựng một chế độ chăm sóc, phòng ngừa đúng cách.

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học góp phần không nhỏ trong việc làm giảm bớt các triệu chứng bệnh. Thậm chí, trong những trường hợp bệnh nhẹ không nhất thiết phải sử dụng thuốc, người bệnh có thể dùng các dưỡng chất tự nhiên trong thực phẩm để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh việc cân đối hàm lượng và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu vào thực đơn ăn uống hằng ngày, bạn cũng có thể thêm vào một số loại thực phẩm sau đây để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh:

  • Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa như: bông atiso, dâu tây, cải xoăn, việt quất, hạt bồ đào, các loại đậu... giúp tăng khả năng chống viêm tại vùng cột sống bị mọc gai.
  • Ưu tiên sử dụng các loại gia vị có đặc tính hỗ trợ giảm đau tự nhiên như nghệ, tỏi, gừng, quế... vào chế biến các món ăn hằng ngày.
  • Các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, đậu nành, cá...
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin D và vitamin K như ngũ cốc, trứng, nấm... Chúng giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp bạn có hệ xương khớp ổn định và khỏe mạnh.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cam, quýt, bưởi, kiwi... giúp tăng khả năng chống viêm, giảm sưng và thúc đẩy làm lành các vết thương.

2. Thực hiện các hoạt động thể dục nhẹ nhàng

Vận động cũng là một cách hữa phòng ngừa bệnh rất tốt. Ban đầu, có thể bạn sẽ gặp một vài cảm giác đau nhức, tê mỏi lưng, nhưng theo thời gian cơ thể quen dần cảm giác vận động sẽ giúp hệ thống xương khớp linh hoạt hơn, giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
Những hoạt động thể dục nhẹ nhàng bạn có thể thực hiện từ các công việc hằng ngày như dọn dẹp nhà cửa, tập yoga, đi dạo... hoặc cân nhắc chọn lựa các môn thể dục như tập aerobic, bơi lội, đi bộ, đạp xe... Tuy nhiên, bạn đảm bảo sự phân bổ thời gian và sức lực khi tập kết hợp nghỉ ngơi nhiều để đạt hiệu quả tối ưu.

3. Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc và ngủ

  • Khi ngủ nên nằm ngửa, lưng thẳng, tránh nghiêng người hay vẹo lưng nhưng mặt ngửa. Bên cạnh đó, chọn đệm cứng vừa phải để nâng đỡ cột sống nằm ở tư thế sinh lý.
  • Điều chỉnh ghế ngồi và bàn làm việc phù hợp với chiều cao của bản thân.
  • Hạn chế các động tác cúi gập thắt lưng quá mức vì chỉ cần giữ cột sống thẳng sẽ giúp giảm thiểu các chấn thương.

Gai cột sống là vấn đề sức khỏe dai dẳng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến công việc và các sinh hoạt hằng ngày. Do đó, khuyến cáo người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện sớm để tăng khả năng điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...