Tiểu Hồi: Tổng Quan, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Áp Dụng

Tiểu hồi là một loại thảo dược được dùng trong cả Đông và Tây y vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất quan trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu tiểu hồi là gì và có công dụng ra sao trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan dược liệu tiểu hồi

Hạt tiểu hồi là loại thảo mộc có tính nóng, mùi thơm đặc trưng, được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trị cảm lạnh, kháng viêm, giảm các triệu chứng đau nhức,…

Đặc điểm hình dạng cây tiểu hồi

Cây tiểu hồi là một loại cây thảo cao khoảng 0.6 – 2 m. Thân cây nhăn nheo, hơi lõm vào và có màu xanh, rễ khỏe. Lá mọc so le với phiến xẻ 3 – 4 phần, bẹ phát triển. Hoa tiểu hồi có màu vàng lục, mọc ở đầu cành hoặc ở nách lá. 

Cây tiểu hồi được trồng nhiều ở châu Á để làm thuốc
Cây tiểu hồi được trồng nhiều ở châu Á để làm thuốc

Quả của cây hình trứng thuôn dài, lúc đầu màu xanh lam, sau chuyển sang màu xanh lục. Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 và kết trái vào tháng 10 hàng năm. 

Phân bố cây tiểu hồi

Cây hồi có nguồn gốc từ Trung Quốc và mọc ở các vùng Cam Túc, Nội Mông, Sơn Tây và Liêu Ninh. Ngoài ra cây còn được trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ của nước ta nhưng số lượng không nhiều. 

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nước, ở nước ta người ta thường trồng để làm thuốc. 

Thu hoạch và sơ chế dược liệu

Cây tiểu hồi được trồng bằng cách gieo hạt. Quả sắp chín được thu hoạch khi chúng có màu ngả nâu và để chín dần trong không khí. Khi những tán hoa còn lại chuyển hoàn toàn sang màu nâu, chúng được thu hoạch và buộc thành bó. Sau đó bẻ ra để lấy hạt làm thuốc và gia vị. Mặt khác, rễ và lá cũng được dùng nhưng ít dùng.

Ngoài ra, tiểu hồi còn có thể chế biến dạng muối (Diêm tiểu hồi)bằng cách trộn với muối và nước (200g muối cho 10kg thảo dược) và đợi cho đến khi nước muối ngấm hoàn toàn. Sau đó, cho tất cả vào chảo sao cho đến khi thảo dược chuyển màu vàng. 

Thành phần hóa học

Tiểu hồi hương có chứa nhiều thành phần hóa học bao gồm: Fenchone, a-phallandrene, camphene, anisic acid, petroselinic acid, cis-anethole, 7-hydroxycoumarin, stigmasterol, anethol,  dipnetene, anise aldehyde, a-pinene,estragole, p-cymene,…

Trong tiểu hồi chứa nhiều hoạt chất chứa dược tính
Trong tiểu hồi chứa nhiều hoạt chất chứa dược tính

Xem thêm: Râu Ngô Chữa Bệnh Gì? Bật Mí 10 Bài Thuốc Hay Chuẩn Y Học

Công dụng dược liệu tiểu hồi đối với sức khỏe

Tiểu hồi được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị và thảo dược điều trị một số bệnh lý. Sau đây là công dụng của dược liệu tiểu hồi trong Đông và Tây y:

Theo Đông y

Trong Đông y, tiểu hồi có đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Vị cay, tính nóng, mùi thơm.
  • Quy kinh: Can, thận, tỳ, vị
  • Công dùng: Có tác dụng khai vị lý khí, thanh can, giải nhiệt, ôn thận, chỉ thống, tán hàn.
  • Chủ trị: Loại thảo dược này được sử dụng chủ trị các chứng bệnh bụng đau, tinh hoàn co rút, thận hư, buồn nôn ăn không ngon,…

Dưới đây là các tác dụng của dược liệu này theo y học cổ truyền:

  • Khai vị lý khí: Tiểu hồi có tính vị cay, tính nóng và mùi thơm, nên nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp khai thông kinh khí trong cơ thể. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng như buồn nôn, táo bón, đau bụng và tiêu chảy.
  • Thanh can: Trong Đông y, tiểu hồi có tác dụng thanh nhiệt, mát gan và giải độc. Do đó, vị thuốc này được sử dụng để làm mát cơ thể, giảm các triệu chứng như nóng trong, hành hóa và viêm nhiễm.
  • Ôn thận: Vị dược có khả năng ôn thận, giúp củng cố chức năng thận, bổ thận tráng dương. Do đó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến thận như thận hư, đau lưng, yếu sinh lý nam và tiểu tiện không ổn định.
  • Chỉ thống: Dược liệu có khả năng giúp điều chỉnh quá trình tiêu hóa, giảm đau và đau bụng. Hạt tiểu hồi thường được sử dụng trong trường hợp rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, đầy hơi và nôn mửa.
  • Tán hàn: Tiểu hồi có tính nóng nên có tác dụng tán hàn và giúp giảm các triệu chứng liên quan đến hàn như cảm lạnh, sốt, đau cơ, viêm nhiễm.
Đây là vị dược đa năng, ứng dụng trong nhiều pháp trị y học cổ truyền
Đây là vị dược đa năng, ứng dụng trong nhiều pháp trị y học cổ truyền

Ở Trung Quốc, khi người ta dùng muối tiểu hồi để chữa thoát vị bìu, đau bụng kinh. Ở Ấn Độ,  tiểu hồi có tác dụng làm mềm phân, trị đau bụng, đầy hơi ở trẻ em. Nó còn là một phương thuốc tuyệt vời để loại trừ giun móc và giun đũa. Ở Indonesia, nước sắc tiểu hồi là thành phần chống lao. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh phong. 

Theo y học hiện đại

Tiểu hồi có nhiều thành phần có tác dụng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Một số nghiên cứu cho thấy tiểu hồi có tác dụng chống co thắt đường ruột, cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) như đau hoặc khó chịu vùng bụng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón… Thảo dược còn có tác dụng kích thích tại chỗ, tăng tiết dịch vị, kích thích nhu động ruột.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Mặc dù hoa hồi được sử dụng với số lượng nhỏ nhưng nó rất giàu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Đặc biệt, hồi rất giàu chất sắt, mà chúng ta biết là rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh trong cơ thể bạn.
  • Giảm các triệu chứng trầm cảm: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa hồi có thể giúp điều trị chứng trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất cây hồi cho thấy tác dụng chống trầm cảm mạnh mẽ và hiệu quả như các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trầm cảm.
  • Chống loét dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là viêm loét dạ dày tá tràng là những vết loét phát triển trong ruột gây ra các triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng. Tiểu hồi có thể giúp ngăn ngừa loét và giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng của hồi đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng còn rất hạn chế. 
  • Ngăn chặn sự phát triển của nấm và vi khuẩn: Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy cây hồi và các hợp chất của nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh để ngăn ngừa bệnh tật và ức chế sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
  • Giúp giảm các triệu chứng mãn kinh: Mãn kinh là sự suy giảm tự nhiên của hormone sinh sản nữ trong quá trình lão hóa. Các triệu chứng chính của mãn kinh bao gồm bốc hỏa, mệt mỏi và khô hạn. Người ta cho rằng tiểu hồi bắt chước tác dụng của estrogen trong cơ thể, có thể làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa 
  • Ngăn ngừa loãng xương: Một số hợp chất trong hoa hồi cũng có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, một trong những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, do sự sụt giảm nồng độ estrogen trong cơ thể bạn. Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu chứa 81% anethole, hoạt chất có trong hoa hồi, giúp ngăn ngừa loãng xương và chống loãng xương ở chuột.
  • Điều chỉnh lượng đường trong máu: Một số nghiên cứu cho thấy rằng anethole, một hoạt chất trong cây hồi, có thể kiểm soát lượng đường trong máu khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Anethole cũng thúc đẩy hoạt động của các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Các nghiên cứu trên động vật cũng báo cáo rằng anethole cải thiện lượng đường trong máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
  • Giảm viêm: Trong nhiều trường hợp, chứng viêm được coi là một phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cuộc chiến chống lại thương tích và bệnh tật. Tuy nhiên, viêm mãn tính có liên quan đến các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm cho thấy cây hồi có thể giảm viêm để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Các nghiên cứu khác cho thấy hồi rất giàu chất chống oxy hóa, có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa.
Tiểu hồi giảm viêm loét, chữa đau bụng, cải thiện sinh lý....
Tiểu hồi giảm viêm loét, chữa đau bụng, cải thiện sinh lý….

10 bài thuốc sử dụng tiểu hồi để chữa bệnh hiệu quả

Sau đây là một số bài thuốc từ tiểu hồi được sử dụng hàng trăm năm nay và mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt:

1. Bài thuốc chữa đầy hơi, táo bón, khó thở, hen suyễn bằng tiểu hồi

Đâu là một bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa, trị táo bón, đầy hơi, đồng thời cũng hỗ trợ chữa hen suyễn, khó thở.

Chuẩn bị: Hạt hồi, hạt cải, hạt tía tô với lượng bằng nhau. 

Cách làm:

  • Tán nhỏ các nguyên liệu, mỗi lần uống 1g, ngày 3 lần. 
  • Bên cạnh uống trực tiếp thì bạn còn có thể dùng bài thuốc ngoài ngoài da bằng ách ngâm hỗn hợp bột này trong rượu, sau đó dùng khăn sạch tẩm dung dịch để chườm vùng ngực và bụng. 

2. Bài thuốc điều trị sán khí

Để điều trị bệnh sán khí, người bệnh áp dụng  phương pháp điều trị với tiểu hồi cùng một số dược liệu khác như sau:

Chuẩn bị: Hạt vải và hoa hồi với số lượng bằng nhau. 

Cách làm: 

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi nghiền thành bột mịn để sử dụng.
  • Bảo quản trong lọ kín, mỗi lần 4 – 6g thêm vào rượu ấm để uống.
  • Chỉ sử dụng một lượng rượu nhỏ, tránh dùng quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

3. Bài thuốc tiểu hồi bổ thận, tráng dương

Bài thuốc sau rất tốt cho những người bị đau lưng, lạnh tay chân, mỏi gối, yếu sinh lý. 

Chuẩn bị: Tiểu hồi 8g, thận dê 2 cái, đậu đen 100g, đỗ trọng 15g. 

Cách làm:

  • Thận dê rửa sạch, thái miếng nhỏ.
  • Tiểu hồi, đậu ván, đỗ trọng rửa sạch, lau khô, cho vào túi vải màn. 
  • Các thứ đã chuẩn bị ở trên cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, nấu 30 – 60 phút, thêm gia vị cho vừa ăn.
Bài thuốc bổ thận tráng dương cho nam từ tiểu hồi
Bài thuốc bổ thận tráng dương cho nam từ tiểu hồi

4. Chữa rối loạn kinh nguyệt

Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như bế kinh, máu kinh ít, huyết ít, đau bụng kinh niên, lưng mỏi,… 

Nguyên liệu: Tiểu hồi 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, mạch môn 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g.

Cách làm:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm cũng 1l nước, sắc còn 600ml, chia uống 3 lần/ngày.
  • Hàng tháng uống 10 – 15 ngày sau khi sạch kinh.

5. Dùng tiểu hồi chữa sốt rét

Tiểu hồi cũng là một vị dược có tác dụng cải thiện và kiểm soát triệu chứng bệnh sốt rét.

Nguyên liệu: Hạt tiểu hồi tươi. 

Cách làm:

  • Sử dụng cối hoặc máy xay nghiền nhỏ hạt tiểu hồi, lọc lấy nước cốt để sử dụng.
  • Bên cạnh cách làm trên, người bệnh còn có thể dùng nước sắc hạt để uống làm thuốc.
  • Uống thuốc đến khi hạ sốt thì dừng.

6. Sử dụng tiểu hồi để giữ ấm cơ thể

Sử dụng trà hoa hồi có thể giúp giữ ấm trong những ngày giá rét. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

Nguyên liệu: Hoa hồi 10g, đường nâu nguyên hạt. 

Cách làm: 

  • Hoa tiểu hồi rửa sạch, xay nhỏ, ngâm nước sôi trong nồi đậy kín, sau khoảng 20 phút là dùng được.
  • Thêm đường nâu cho vừa uống và uống thay trà trong ngày. 
Trà tiểu hồi hương giúp giữ ấm cơ thể trong ngày giá rét
Trà tiểu hồi hương giúp giữ ấm cơ thể trong ngày giá rét

7. Bài thuốc trị bạch đới do hàn với tiểu hồi

Kết hợp tiểu hồi và gừng tươi có thể hỗ trợ trị bệnh bạch đới do nhiễm lạnh. Ngoài ra có thể thêm đường đỏ cho dễ uống.

Nguyên liệu: Tiểu hồi hương 10g, can khương 10g, đường đỏ.

Cách làm: 

  • Sơ chế trước các loại thảo mộc và đun với nước đường đỏ.
  • Lưu ý là phải đun với lửa nhỏ để thuốc ngấm từ từ dưỡng chất của dược liệu.
  • Đun khoảng 20 phút thì tắt bếp và dùng hết trong ngày. 

8. Điều trị đau xóc xương sườn bằng tiểu hồi

Để cải thiện tình trạng đau xóc xương sườn có thể dùng bài thuốc sau:

Nguyên liệu: 40g tiểu hồi, 20g chỉ xác sao. 

Cách làm: 

  • Người bệnh chuẩn bị các vị thuốc đã phơi khô và nghiền thành bột mịn để tiện sử dụng.
  • Mỗi lần dùng 8g thuốc, thêm rượu và một ít muối. 
  • Ngày uống 2 lần và áp dụng điều trị trong khoảng 14 ngày sẽ thấy hiệu quả điều trị.

9. Điều trị tinh hoàn sa đau

Đây là cổ phương hỗ trợ trị bệnh sa đau tinh hoàn ở nam giới.

  • Chuẩn bị: 4g tiểu hồi, 12g xuyên luyện, 6g hương phụ, 6g hạt thù du. 
  • Cách làm: Sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang, uống trong khoảng 2 tuần để thấy hiệu quả điều trị.

10. Bài thuốc chữa sán khí, sưng đau ở âm nang nam giới

Sán khí là tình trạng thường gặp ở nam giới, với tình trạng diễn ra từ từ hoặc đột nhiên các cơn đau ở âm nang. Bài thuốc như sau:

Chuẩn bị: Tiểu hồi hương 50g, liễu căn 50g, sơn dược 50g, nam dược 20g, quất bì 10g, hoa hòe 10g. 

Cách làm:

  • Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị đem nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong nguyên chất và nặn thành những viên nhỏ khoảng 3g.
  • Mỗi lần chỉ dùng 1 viên và uống 3 lần/ngày. 
Tiểu hồi là vị thuốc có tác dụng tốt cho nam giới bị sán khí
Tiểu hồi là vị thuốc có tác dụng tốt cho nam giới bị sán khí

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tiểu hồi

Sau đây là giải đáp của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho một số thắc mắc phổ biến về thảo dược tiểu hồi mà nhiều người quan tâm:

Tiểu hồi có gây hại không?

Hầu hết mọi người có thể sử dụng tiểu hồi mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, nếu có tiền sử dị ứng với các loại cây cùng họ như thì là, măng tây, cần tây, rau mùi,… thì bạn cũng không nên sử dụng loại thảo dược này.

Phụ nữ có thai có uống được tiểu hồi không?

Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi dùng các loại thảo dược, trong đó có tiểu hồi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Phụ nữ có thai và trẻ em không nên tùy tiện sử dụng tiểu hồi
Phụ nữ có thai và trẻ em không nên tùy tiện sử dụng tiểu hồi

Sử dụng tiểu hồi trong bao lâu là an toàn?

Tiểu hồi là loại thảo dược khá lành tính nên sử dụng trong thời gian dài hiếm khi gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng tiểu hồi cũng như bất kỳ loại thảo dược nào trong thời gian quá dài vì dược tính có thể gây là một số tác dụng không mong muốn. 

Đặc biệt tiểu hồi có tính nóng nên không sử dụng có người bị nóng trong, người đang sốt.

Tiểu hồi có giá bán như thế nào? Mua ở đâu?

Với những lợi ích của tiểu hồi, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người yêu thích loại thảo dược này. Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được bày bán nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, sự đa dạng này khiến người mua bối rối khi chọn đúng nơi bán.

Hiện tiểu hồi loại chất lượng tốt đang được bán với giá khoảng 250.000 – 300.000 đồng/kg trên thị trường. Để đảm bảo mua được tiểu hồi chất lượng tốt, bạn nên tìm đến những địa chỉ bán dược liệu Đông y uy tín, có tên tuổi trên thị trường và được nhiều người tin tưởng. 

Bạn cũng có thể đặt hàng online nhưng cần tìm hiểu và mua tại những đơn vị có uy tín, được cấp phép đầy đủ, cung cấp chi tiết giấy tờ chứng minh nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng dược liệu.

Lưu ý khi sử dụng tiểu hồi để cải thiện sức khỏe

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng tiểu hồi cải thiện sức khỏe, hãy lưu ý những vấn đề sau:

  • Mua tiểu hồi có nguồn gốc rõ ràng: Người dùng khi mua thuốc nam về sử dụng nên tìm hiểu các công ty uy tín và tìm hiểu để phân biệt thật giả tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Cũng không được dùng thuốc nam tùy tiện để tránh hại thân.
  • Sử dụng đúng bệnh: Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tiểu hồi hay bất kỳ loại thảo dược nào để bồi bổ, nâng cao sức khỏe. Tránh nguy cơ dị ứng hoặc phản ứng không tốt với bệnh lý đang gặp phải.
  • Đối tượng không dùng dược liệu: Ngoài ra, các đặc tính của hồi bắt chước estrogen có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tình trạng nhạy cảm với hormone, chẳng hạn như ung thư vú hoặc lạc nội mạc tử cung. Vì vậy phụ nữ gặp phải những vấn đề này không được sử dụng tiểu hồi. 
Tiểu hồi vừa là thảo dược quý vừa là một loại gia vị được yêu thích
Tiểu hồi vừa là thảo dược quý vừa là một loại gia vị được yêu thích

Trên đây là những nội dung giải đáp thắc mắc về công dụng cũng như cách dùng của thảo dược tiểu hồi. Hi vọng bài viết sẽ giúp nhiều người biết về vị thuốc quý này hơn và ứng dụng trong việc cải thiện sức khỏe.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...