Lá Sen Khô Có Tác Dụng Gì? Gợi ý 10 Bài Thuốc Tốt Trị Bệnh Hay

Lá sen khô còn có tên gọi là hà diệp, là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích và được sử dụng hàng trăm năm nay trong y học cổ truyền phương Đông. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản cũng như những lưu ý để sử dụng đảm bảo an toàn vị thuốc này trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về lá sen khô

Lá sen khô là dược liệu được sử dụng làm thuốc trong Đông y, có tên gọi khác là hà diệp. Đây là vị thuốc được có tác dụng an thần, cầm máu, hỗ trợ giấc ngủ, giải nhiệt, hạ huyết áp,…

Đặc điểm, hình dạng nhận biết lá sen khô

Cây sen là loài thực vật mọc và sinh trưởng ở dưới nước. Thân rễ hình trụ mọc trong lớp bùn gọi là củ sen. Lá sen tròn, rộng khoảng 60cm, rỗng ở giữa, có cuống dài, mọc trên mặt nước, cũng được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Hoa sen có rất nhiều cánh được xếp chồng lên nhau, thường có màu trắng hoặc hồng. Một bông hoa mới nở, những cánh hoa úp vào nhau buộc đài hoa thành nụ. Sau đó mở rộng và lan sang hai bên. Quả sen chứa nhiều hạt, bên ngoài hạt sen được bao phủ bởi một lớp vỏ xanh đẹp mắt.

Nhân hạt sen có màu trắng sữa, có 2 mảnh, khi tách đôi sẽ thấy tâm sen ở giữa. Tâm sen là 4 lá mọc liên kết với nhau tạo thành một khối nhỏ hình bầu dục, chiều dài chỉ khoảng 10mm, đường kính khoảng 1mm. Một đầu của tâm sen có màu xanh đậm, đầu còn lại có màu vàng, đây là bộ phận sẽ trở thành rễ và thân của hoa sen sau này.

Cây sen là loài thực vật mọc và sinh trưởng ở dưới nước
Cây sen là loài thực vật mọc và sinh trưởng ở dưới nước

Phân bố

Cây sen là loại thực vật thích sống dưới nước nên thường mọc ở rừng, nơi có nước. Cây phân bố nhiều ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ,…

Ở nước ta, sen được trồng nhiều ở các hồ, ao, đầm để làm thuốc, làm thực phẩm hoặc làm trà. Nhiều nơi còn trồng sen để trang trí vì lá và hoa sen rất đẹp. Cây sen cũng có nhiều ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo và được trồng nhiều ở các cơ sở Phật giáo như chùa chiền.

Cách thu hái và sơ chế

Lá sen, tim sen hay củ sen đều được sử dụng để chữa bệnh với nhiều công dụng khác nhau. Trong đó phần lá sen được dùng trong y học cổ truyền với tên gọi hà diệp.

Hà diệp chỉ thu hái vào mùa hạ và mùa thu bởi khoảng thời gian còn lại cây sen thường khô héo và chết. Đặc biệt, thời điểm được đánh giá tốt nhất để thu hái lá sen là khi hoa bắt đầu nở.

Cách sơ chế lá sen rất đơn giản, chỉ cần cắt lá, bỏ cuống rồi rửa sạch nguyen liệu, sau đó thái nhỏ và phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C cho đến khi khô hoàn toàn là có thể đem đi bảo quản trong hộp kín.

Trước khi sử dụng, bạn cần sao vàng lá sen để loại bỏ độc tố khỏi dược liệu. Phương pháp sao vàng lá sen được thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn bắc chảo lên bếp, bật lửa to cho chảo thật nóng.
  • Hạ nhỏ lửa, cho lá sen vào chảo, dùng đũa đảo đều đến khi lá sen chuyển sang màu vàng, dậy mùi thơm. Lúc này lấy một ít lá sen bẻ thử, nếu lá sen giòn là được.
  • Tắt bếp, chuẩn bị một khay và đổ tất cả các vị thuốc vào, trải ra để nguội hoàn toàn
  • Lưu trữ lá sen khô đã sao trong hộp kín để sử dụng dần.
Lá sen thái nhỏ và phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 40 - 50 độ C
Lá sen thái nhỏ và phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C

Xem thêm: Huyền Sâm: Công Dụng, Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Điển Hình

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại gần đây, trong lá sen có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như Flavonoid, Quercetin, Tannin, Alkaloid. Vị đắng trong lá sen là so hợp chất Alkaloid tạo ra.

Lá sen chứa các hoạt chất có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là các Ancaloit như Nelumbine, Nuciferine, Liensinine,… và một số thành phần khác như: β-sitosterol, carotin, acid hữu cơ và các nguyên tố vi lượng khác.

Tác dụng của lá sen khô đối với sức khỏe

Lá sen khô được sử dụng rộng rãi trong Đông y suốt hàng trăm năm qua. Không ít người băn khoăn “Uống nước lá sen khô có tác dụng gì?”. Chuyên gia cho biết, dược liệu này tác động đến kinh tâm, can. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu về vị thuốc này.

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, lá sen khô có tác dụng thanh tâm nhiệt (thanh lọc tâm), dưỡng dược, thanh nhiệt cơ thể, luôn an định tinh thần, giúp bạn ngủ ngon và có một giấc ngủ sâu nhất.

  • Tác dụng thanh tâm: Dược liệu có tác dụng làm tan nên trừ nhiệt mạnh. Trong điều trị các bệnh do nhiệt, nhiệt độ được duy trì bất thường ở bên ngoài tạng phủ của tim. Dấu hiệu của các bệnh này là sốt, nói ngọng và đau đầu. Lá sen khô có thể kết hợp với các vị thuốc khác như hắc sâm hay các vị mạch để tăng hiệu quả.
  • An thần, dưỡng tâm: Vị thuốc được kết hợp với quýt hồng, lá bách hợp có tác dụng điều trị suy nhược, hồi hộp dẫn đến mất ngủ, đau đầu, nhức đầu, tim đập nhanh.
  • Giúp dễ ngủ, giảm nóng trong: Lá sen khô tốt cho người mất ngủ, người có cơ địa nóng. Một đối tượng có triệu chứng mới mất ngủ, bốc hỏa, lưỡi đỏ, táo bón, khô miệng. Đồng thời, vị dược này còn giúp giảm nhiệt và vị đắng, tính lạnh để loại bỏ trạng thái tinh thần gây lo lắng.
  • Tác dụng khác: Ngoài ra, y văn cổ còn ghi nhận lá sen khô có khả năng tăng độ minh mẫn, cầm máu, điều trị cao huyết áp, ho ra máu, di tinh và trầm cảm nhẹ ở nam giới,…

Theo y học hiện đại

Uống lá sen khô có tác dụng gì? Các nghiên cứu về lá sen khô trong Tây y chưa có nhiều. Tuy nhiên với các thành phần hóa học đã được tìm thấy, vị thuốc này được khẳng định mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe con người như:

  • Trị chứng mất ngủ: Đây là một trong những tác dụng của lá sen khô được nhiều người biết đến, áp dụng và đạt hiệu quả. Cụ thể, loại dược liệu này có chứa Asparagine và các Alkaloid giúp kéo dài giấc ngủ, ổn định tinh thần. Vì vậy, sử dụng lá sen khô sẽ giúp chữa mất ngủ, nâng cao thể trạng để người bệnh có giấc ngủ sâu và khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng đúng cách, đúng cách điều trị để tránh tác hại.
  • Công dụng của lá sen khô chữa mất nước: Cơ thể thiếu nước có thể xảy ra ở bất cứ người nào, đặc biệt những người mới ốm dậy hoặc bị tiêu chảy, Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể uống nước lá sen để cải thiện.
  • Thanh nhiệt cơ thể, chữa bí tiểu: Lá sen khô giúp thanh nhiệt cơ thể, điều trị bí tiểu hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể lợi dụng vị thuốc này khi kết hợp với cam thảo, ngâm trong nước sôi và uống như trà sau khi ăn khoảng 15 phút. Nhưng để tránh xảy ra hiện tượng hư hàn, người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này.
Lá sen khô trị chứng mất ngủ hiệu quả
Lá sen khô trị chứng mất ngủ hiệu quả
  • Cải thiện làn da: Hà diệp còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, làm chậm các dấu hiệu lão hóa và giúp làn da được cải thiện khỏe mạnh. Ngoài ra, trà hà diệp còn giúp giảm mụn, cải thiện làn da bị hư tổn và bóng nhờn.
  • Tác dụng hạ huyết áp, chống rối loạn nhịp tim: Nhờ quá trình làm giãn cơ trơn thành mạch và giảm sức cản của mạch máu, lá sen khô mang đến hiệu quả giảm huyết áp cao cho người dùng. Cùng với đó, vị thuốc này còn giúp chống rối loạn nhịp tim, chống oxy hóa. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim và ổn định lưu thông máu trong lòng mạch.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Người có vấn đề về tiêu hóa có thể chọn uống trà lá sen khô. Vì loại trà này có nhiều chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể.
  • Lá sen khô uống có tác dụng gì? Kiểm soát đường huyết: Hoạt chất ancaloit trong lá sen khô có tác dụng làm giảm sự gia tăng nồng độ glucose sau bữa ăn. Uống trà lá sen khô giúp kiểm soát đường huyết, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng trầm cảm: Trong trà lá sen khô còn có sự góp mặt của Isoliensinin và Liensinin có tác dụng tăng cường sức lực. Nhờ đó, người dùng sẽ có tinh thần thoải mái hơn, giảm căng thẳng và giúp chống trầm cảm.
  • Chữa ù tai, dị tinh, mộng tinh: Lá sen khô cũng được khẳng định có khả năng giảm các triệu chứng rối loạn tinh thần và sinh lý nên được dùng để chữa chứng ù tai, dị hình và mộng tinh.
  • Dùng lá sen khô giảm cân: Tác dụng của lá sen khô giảm béo đã được khoa học chứng minh. Lá sen khô có tác dụng thải độc tố, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa. Nhờ đó mang đến tác dụng giảm cân rất tốt.

Gợi ý 10 bài thuốc sử dụng lá sen khô đúng cách

Lá sen khô có nhiều cách dùng như hãm trà uống, sắc uống cùng các vị dược liệu khác với liều dùng an toàn từ 15 – 20g. Cần chú ý sử dụng đúng liều dùng và lộ trình điều trị do bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn, hạn chế ngộ độc cũng như các tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một số bài thuốc hay từ dược liệu này để bạn tham khảo:

1. Bài thuốc từ lá sen khô cho người cao huyết áp

Bài thuốc này có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong cơ thể, cải thiện tình trạng cao huyết áp thông qua cơ thể làm giãn mạch, hạ áp cho thành mạch khi lưu thông máu. Đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị cao huyết áp, giúp kiểm soát và ổn định nhịp tim, hạ thấp nguy cơ bệnh tim mạch.

  • Nguyên liệu: 20g lá sen, 12g đỗ trọng, 12g cam thảo, 10g sinh địa, mạch môn, 10g tang ký sinh, 10g bạch thược.
  • Cách thực hiện: Đem sao vàng các nguyên liệu rồi sắc lấy 150ml nước đặc uống trong ngày.

2. Cải thiện mất ngủ cho người bị nóng trong, tiểu ít

Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị cho những người có biểu hiện nóng trong người, tiểu tiện ít, bức bối và khó chịu vào nửa đêm,…

  • Nguyên liệu: 10g lá sen khô và 6g kim ngân hoa.
  • Cách thực hiện: Tán nguyên liệu thành bột mịn, hãm cùng 200ml nước sôi, sau đó để nguội và dùng dần trong ngày.

3. Bài thuốc giảm cân bằng lá sen khô

Sử dụng lá sen khô kết hợp cùng một số nguyên liệu như sơn tra tươi, hạt ý dĩ, vỏ quất có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Cách nấu lá sen khô giảm cân rất đơn giản, cụ thể định lượng các nguyên liệu và cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: 60g lá sen khô, 10g sơn tra tươi, 10g hạt ý dĩ, 5g vỏ quất.
  • Cách thực hiện: Nghiền toàn bộ các nguyên liệu trên thành bột mịn, sau đó sắc uống thay trà. Sử dụng bài thuốc này trong vòng 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống trà lá sen khô giảm cân hiệu quả
Uống trà lá sen khô giảm cân hiệu quả

4. Trà uống trị hoa mắt, ù tai

Bài thuốc có tác dụng giảm triệu chứng hoa mắt, ù tai hiệu quả sau 1 thời gian sử dụng. Đồng thời còn giúp hỗ trợ điều hòa khí huyết, an thần giảm căng thẳng.

  • Nguyên liệu: 10g lá sen, 9g đỗ trọng tươi, 6g hạch đào nhân.
  • Cách thực hiện: Tán các nguyên liệu thành bột, trộn đều và hãm cũng 1l nước sôi. Chia nước uống nhiều lần trong ngày.

5. Bài thuốc trị rối loạn giấc ngủ

Trà hà diệp từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng an thần, dưỡng tâm, chữa mất ngủ, giảm căng thẳng thần kinh, điều hòa nhiệt độ cơ thể,… Bài thuốc có tác dụng giảm stress, giảm tình trạng lo lắng và căng thẳng thần kinh, đồng thời hỗ trợ ngủ ngon.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 10g lá sen khô, 10g tuyền phúc hoa, 10g thạch quyết minh, 10g bán hạ, 6g đảng sâm, 6g thiên ma, 6g trần bì.
  • Cách thực hiện: Hãm nguyên liệu cùng 200ml nước 60 độ C, chia dùng 2 lần/ngày trước 1 tiếng trước khi ngủ.

6. Chữa di tinh, thận hư

Đây là một pháp trị sử dụng lá sen khô để sắc lấy nước uống. Bài thuốc có tác dụng bổ thận, nâng cao chức năng bài tiết, hỗ trợ cải thiện tình trạng thận hư, suy dương, di tinh và suy giảm khả năng tình dục ở nam giới.

  • Nguyên liệu:Lá sen khô.
  • Cách thực hiện: Cho nguyên liệu đi nghiền thành bột mịn, sau đó pha cùng 200ml nước uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

7. Thanh nhiệt giải độc, trị tình trạng máu cam, sốt cao mê man

Bài thuốc sử dụng tâm sản kết hợp các nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong người để hỗ trợ trị chứng chảy máu cam, sốt cao gây mê man,…

  • Nguyên liệu: 10g lá sen, 10g rễ cỏ tranh; 6g thanh hoa, 6g tiêu sơn chi, 6g đan bì, 3g mộc thông, 3g hoàng cầm, 5g liên kiều, 5g lá tre, 2g hoàng liên.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm cùng 200ml nước sôi, ủ trong khoảng 20 phút thì có thể gạn lấy nước uống. Ngày uống 1 lần, liệu trình theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thanh nhiệt giải độc, trị tình trạng máu cam với lá sen khô
Thanh nhiệt giải độc, trị tình trạng máu cam với lá sen khô

8. Bài thuốc chữa rối loạn mỡ máu

Cách uống lá sen khô giảm mỡ máu được áp dụng phổ biến hiện nay. Lá sen khi kết hợp cùng một số dược liệu khác giúp đào thải độc tố và mỡ thừa khỏi cơ thể, nhờ đó bệnh mỡ máu cũng được giảm hiệu quả. Liên tục sử dụng bài thuốc này, các chỉ số máu sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.

  • Nguyên liệu: 60g lá sen khô, 60g lá trà, 10g sơn tra sống, 10g sinh hoa diệp, 10g sinh ý mễ và 10g vỏ quất.
  • Các thực hiện: Trộn các nguyên liệu trên với nhau rồi đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng sẽ lấy từ 3 – 4g hãm cùng nước sôi uống trong ngày.

9. Bài thuốc cầm máu với lá sen khô

Cầm máu là một trong những công dụng lá sen khô mang lại. Khi có vết thương hở cần cầm máu, bạn có thể áp dụng bài thuốc sử dụng lá sen khô và rau má với cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 40g lá sen tươi, 12g rau má.
  • Cách thực hiện: Đem thái nhỏ các nguyên liệu và sao vàng. Sau đó đem sắc cùng 300ml nước, đợi nước sôi, cạn còn 100ml thì chắt ra uống 2 lần trong ngày.

10. Bài thuốc chữa váng đầu

Trường hợp thường xuyên gặp triệu chứng váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, bạn có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:

  • Chuẩn bị: 10g lá sen, 10g hạnh nhân, 10g đỗ trọng.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên đi sao vàng, sau đó giã nát và sắc cùng nước uống thay trà hằng ngày.

Giải đáp thắc mắc thường gặp về lá sen khô

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm dược liệu, công dụng đối với sức khỏe và các bài thuốc sử dụng, tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi về tim sen được bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là giải đáp chi tiết các thắc mắc phổ biến về loại dược liệu Đông y này:

Uống trà lá sen khô mỗi ngày có an toàn không?

Ngày nay, nhiều người sử dụng trà lá sen khô mỗi ngày với hi vọng cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, thói quen này không được khuyến khích nếu không có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Đó bởi việc sử dụng thuốc hay trà thảo mộc lâu dài không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ.

Đặc biệt, trong lá sen khô chứa các chất Alkaloid, nếu không được sử dụng đúng liều lượng và cách sử dụng có thể gây ngộ độc và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các độc tố Alkaloid có thể gây hại đến gan, thận và hủy hoại tế bào não, dẫn đến các vấn đề về trí nhớ và sức khỏe nói chung.

Ngoài ra, do lá sen có tác dụng hạ huyết áp nên nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến người dùng dễ bị tụt huyết áp, chóng mặt, tim đập nhanh,…. Vậy nên, nếu sử dụng để pha trà hàng ngày, bạn cũng nên lưu ý đến các bác sĩ Đông y để được hướng dẫn liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

Những ai không nên dùng lá sen khô?

Không thể phủ nhận lá sen khô có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được loại thảo dược này. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nam không đúng cách cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Những người không nên tự ý dùng lá sen khô bao gồm:

  • Cơ địa dị ứng, mẫn cảm với các bộ phận của sen: Những đối tượng này sẽ gặp các phản ứng dị ứng toàn thân như da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, buồn nôn, nôn, đau tức ngực, khó thở hoặc nặng hơn là sốc phản vệ.
  • Người dễ bị tụt huyết áp: Lá sen khô có tác dụng hạ huyết áp nên không dùng cho bệnh nhân dễ tụt huyết áp.
  • Người có vấn đề về tiêu hóa: Lá sen khô có nhiều chất dinh dưỡng nên nếu dùng cho người có vấn đề về tiêu hóa sẽ khiến đường ruột khó đi vào. Điều này gây táo bón và đầy hơi.
  • Bệnh nhân mất ngủ thể trạng yếu hoặc lạnh: Các triệu chứng nhận biết là buồn ngủ hoặc ngủ gà ngủ gật, ngủ không yên giấc, ban đêm dễ thức giấc nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, ưa nóng sợ lạnh, lưỡi lưỡi bóng. Những thứ này nếu dùng lá sen khô sẽ khiến bệnh nặng hơn và gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Người tỳ vị hư yếu không nên dùng: Triệu chứng bệnh là đi ngoài phân sống, phân lỏng, chán ăn, đầy bụng.
  • Phụ nữ đang mang thai: Không nên sử dụng hà diệp khi phụ nữ đang mang thai. Bởi hà chứa các chất alkaloid có thể ảnh hưởng đến thai nhi và tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng hà diệp
Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng hà diệp

Ngoài ra, những người thể nhiệt suy nhược cơ thể, đại tiện khó, giọng nói khàn, sốt nhẹ hoặc không sốt cũng không nên dùng hà diệp.

Phụ nữ có thai và hậu sản, đang cho con bú có dùng lá sen khô được không?

Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng lá sen khô cần được hạn chế và giám sát, chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Bởi lá sen khô chứa các chất Alkaloid và có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Trong khi đó, mất ngủ sau khi sinh là một vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ vừa sinh, đang trong giai đoạn cho con bú. Lúc này, các loại thảo dược từ thiên nhiên như lá sen, tâm sen khô, lá vông, lá vối và các loại thảo mộc an toàn khác có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên và an toàn.

Tuy nhiên, mẹ sau sinh vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ,  sử dụng đúng liều lượng và kết hợp thêm các phương pháp an toàn, lành tính như thiền, yoga, tạo môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt cân đối,…

Lá sen khô giá bao nhiêu? Mua ở đâu chất lượng?

Giá lá sen khô có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dạng bào chế của sản phẩm, nguồn gốc và thương hiệu,… Tuy nhiên, thông thường giá lá sen khô trên thị trường dao động từ khoảng 110.000 – 200.000 VNĐ/kg.

Để mua lá sen khô chất lượng, dược tính tốt, bạn có thể tìm đến các cửa hàng uy tín, nhà thuốc truyền thống hoặc các cửa hàng y học cổ truyền đáng tin cậy. Các cơ sở này thường được biết đến với việc cung cấp sản phẩm chất lượng và tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh dưới sự cấp phép của Bộ Y tế.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các vườn sen hoặc trang trại sản xuất lá sen khô để mua trực tiếp từ nguồn trồng. Điều này giúp đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của dược liệu. Tuy nhiên, loại này thường là lá sen tươi, sau khi mua về cần sơ chế đúng cách để sử dụng an toàn và bảo quản lâu dài.

Giá lá sen khô trên thị trường dao động từ khoảng 110.000 - 200.000 VNĐ/kg
Giá lá sen khô trên thị trường dao động từ khoảng 110.000 – 200.000 VNĐ/kg

Lưu ý cần biết trước khi sử dụng dược liệu

Việc sử dụng dược liệu này mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe và bệnh lý. Tuy nhiên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị bạn cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng lá sen khô:

  • Hãy chọn mua và sử dụng thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt. Nếu lá sen khô bị ướt, đổi màu hoặc biến chất thì không nên sử dụng để tránh nguy cơ ngộ độc. Để giảm bớt tính hàn và loại bỏ độc tính của dược liệu, nên sao vàng trước khi dùng.
  • Trong ngày đầu tiên sử dụng, nên luân phiên tăng dần nồng độ của nước sắc lá sen khô cho đến khi thấy hiệu quả rõ rệt, sau đó tiếp tục thực hiện phương pháp điều trị này. Nếu có các biểu hiện như hồi hộp, tim đập nhanh, hoảng hốt có nghĩa là lượng lá sen khô bạn dùng đã nhiều hơn ngưỡng vận động, cần giảm bớt bài thuốc.
  • Khi dùng để điều trị chứng mất ngủ hoặc các chứng bệnh khác, nếu quá 1 tuần mà không thấy cải thiện thì không nên dùng tiếp. Tránh dùng hà diệp liên tục quá một tháng vì cơ thể tích tụ nhiều độc tố.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dược liệu lá sen khô và một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc này. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm được một giải pháp hỗ trợ giấc ngủ và tinh thần hiệu quả.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...