Cát Căn: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Chữa Bệnh

Cát căn là một vị thuốc nam quen thuộc trong Y học cổ truyền, có thể mang tới nhiều tác dụng quan trọng như giảm đau, hạ sốt và hỗ trợ trị một số triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng cát căn cần được thực hiện đúng cách và cẩn thận để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả. 

Tổng quan về cát căn

Cát căn, hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát, là một loại cây leo thuộc họ Cánh bướm/Đậu (danh pháp khoa học là Fabaceae) và có tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth, tên dược là Radix Puerariae.

Đặc điểm hình dạng

Đặc điểm nổi bật của cây là rễ phát triển thành củ to, mập mạp, chắc, nạc và chứa nhiều bột. Thân và cành của cây có một ít lông, lá dạng kép gồm 3 lá chét. Phiến lá có hình trứng, mép lá nguyên với chiều rộng 5 – 12cm và chiều dài 7 – 15cm. Lá chét ở giữa lớn hơn hai lá còn lại và có cuống dài khoảng 1,4 – 1,6cm. Lá kèm có hình mác nhọn.

Đặc điểm cây cát căn hay sắn dây
Đặc điểm cây cát căn hay sắn dây

Cây cát căn có hoa mọc thành chùm dài khoảng 14 – 30cm, có màu xanh tím hoặc xanh lơ và mang mùi thơm. Quả của cây có dạng đậu, dài khoảng 8cm, với các hạt vỏ thường thắt lại. Vỏ quả được phủ bởi một lớp lông màu vàng nâu. Cây thường ra hoa vào tháng 9 – 10 hàng năm và quả chín vào tháng 11 – 12.

Cát căn được coi là một loại vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Đặc điểm đặc biệt của cây này là các thành phần chứa trong nó đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng y học và dược liệu. Tuy nhiên, khi sử dụng cây cát căn hoặc bất kỳ loại dược liệu nào khác, luôn cần tuân thủ các hướng dẫn và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia.

Đặc điểm cây cát căn hay sắn dây
Đặc điểm cây cát căn hay sắn dây

Phân bố dược liệu cát căn

Cát căn, một loại cây từng có nguồn gốc hoang dại, thường được tìm thấy ở ven rừng hoặc theo hành lang ven suối, độ cao có thể lên tới 2000m. Với vùng phân bố rộng lớn, cây có thể được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Mianma, Thái Lan, Malaysia,… Đặc biệt, loại cây này đã được trồng và phát triển phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và hầu hết các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây cát căn được trồng và phân bố ở nhiều tỉnh từ miền núi đến đồng bằng. Với đặc tính ưa sáng, cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất và cũng thích ứng với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Việc trồng cây đã trở thành một hoạt động phổ biến và đóng góp vào nguồn cung cấp cây thuốc quý cho Y học cổ truyền và các nhu cầu sử dụng khác.

Thu hoạch và sơ chế

Cát căn được thu hái vào tháng 11 hàng năm. Để chọn củ phù hợp, ta nên lựa những củ có màu trắng đục và khi cắt ra, chúng sẽ có màu vàng. Sau khi thu hái, có thể tiến hành sơ chế dược liệu theo các phương pháp sau:

Có nhiều cách sơ chế cát căn
Có nhiều cách sơ chế cát căn
  • Phương pháp khúc củ: Rửa sạch củ, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó cắt thành những khúc ngắn có độ dài khoảng 13cm. Xếp những khúc củ vào một vại và ngâm trong nước muối đặc trong nửa ngày. Tiếp theo, pha nước muối ngâm dược liệu trong 7 ngày. Sau khi ngâm xong, vớt củ ra và đặt vào nước sông ngâm trong khoảng 3 – 4 giờ, sau đó phơi củ trong 2 – 3 ngày. Bỏ dược liệu vào hòm và xông với lưu hoàng trong 2 ngày đêm để củ trở nên mềm, trong và mất màu vàng, chỉ còn lại màu trắng bột. Cuối cùng, phơi khô dược liệu hoàn toàn và bảo quản để sử dụng dần.
  • Phương pháp miếng vuông: Gọt bỏ vỏ ngoài của củ, cắt thành những khối vuông có cạnh từ 1.5 – 3cm. Sau đó, xông với lưu hoàng và sấy khô để sử dụng.
  • Phương pháp khoanh củ: Bóc bỏ vỏ ngoài của củ, cắt thành những khúc dài từ 8 – 15cm, sau đó xông với lưu hoàng 3 lần. Tiếp theo, đem phơi dược liệu ban ngày và ban đêm cho đến khi khô hoàn toàn.
  • Chế bột sắn dây: Cạo bỏ vỏ của củ, xay giã toàn bộ củ, lấy nước củ và thêm nước lạnh. Sau đó, sử dụng một khăn mỏng để lọc xác, tạp chất, bụi bặm và đất cát khỏi nước củ. Tiến hành lọc trong vòng một tháng cho đến khi khuấy nước không còn đục. Sau đó, đổ bột ra một miếng vải và phơi khô cho đến khi trở thành bột, bảo quản để sử dụng dần.

Thành phần hóa học

Cát căn là một cây chứa nhiều thành phần hoá học quan trọng. Trong cát căn, chúng ta có thể tìm thấy các chất như Puerarin – Xyloside, Daidzin, Arachidic acid, Puerarin, Daidzein, b-Sitosterol, 4-Methoxypuerarin, 7-Diglucoside, Genistein, Formononetin và nhiều chất khác.

Thảo dược có thành phần hoá học đa dạng
Thảo dược có thành phần hoá học đa dạng

Trong đó, Puerarin và 4-Methoxypuerarin là hai hợp chất chính được tìm thấy trong loại dược liệu này. Puerarin có khả năng giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm stress oxi hóa và tăng cường chức năng tim mạch. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm và giảm các triệu chứng của bệnh lý tim mạch.

Daidzin và Daidzein cũng là hai chất quan trọng của dược liệu. Chúng có khả năng chống vi khuẩn, kháng viêm và có tác dụng kháng ung thư. Cát căn cũng chứa b-Sitosterol, một loại sterol thực vật có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Ngoài ra, Genistein và Formononetin trong dược liệu cũng là thành phần có khả năng chống ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Tìm hiểu công dụng dược liệu đối với sức khỏe

Cát căn được chứng mình có nhiều tác dụng với sức khỏe. Cả Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại đều chứng minh các tác dụng chữa bệnh này. Cụ thể:

Theo Y học cổ truyền

Theo quan niệm Y học cổ truyền, cát căn có tác dụng tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc, sinh tân dịch, thấu chẩn, thoái nhiệt, chỉ khái, chỉ tả, giải co giật, giải độc rượu, giải cơ và thăng đề Vị khí. Các tác dụng này giúp chữa trị một loạt các vấn đề sức khỏe như sỏi thời kỳ đầu, tiêu chảy, chứng biểu nhiệt, đau trước trán, gáy đau vai cứng, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng và nhiều triệu chứng khác.

YHCT và YHHĐ đều chỉ ra tác dụng của dược liệu
Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều chỉ ra tác dụng của dược liệu

Xem thêm: Tam Thất Nam: Tổng Quan Đặc Điểm Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời

Theo Y học hiện đại

Trong Y học hiện đại, nghiên cứu dược lý đã phát hiện một số tác dụng của cây cát căn. Thử nghiệm trên động vật đã chứng minh rằng nước sắc từ dược liệu này có tác dụng giải nhiệt mạnh. Thêm vào đó, thành phần Daidzein có trong cây cát căn có khả năng giãn cơ ruột, tương tự như Spasmaverine.

Cát căn cũng có khả năng tăng lưu lượng máu trong động mạch vành và não ở những người bị xơ vữa động mạch. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước sắc từ cây có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh huyết áp cao và giúp kiểm soát các triệu chứng liên quan. Khi kết hợp với vitamin B, nước sắc từ dược liệu này còn hỗ trợ trong việc điều trị tình trạng bị điếc đột ngột.

Bài thuốc sử dụng cát căn chữa bệnh

Cát căn xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, điển hình phải kể tới các bài thuốc như sau:

1. Bài thuốc chữa chứng cổ cứng

Bài thuốc này có hiệu quả với người bị cứng cổ, sợ gió, miệng khát nhưng không có mồ hôi.

  • Chuẩn bị: Cát căn 12g, ma hoàng 9g, sinh khương (cắt lát) 9g, thược dược 6g,  quế chi (bỏ vỏ) 6g, cam thảo cũng 6g kèm với 12 quả đại táo.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sắc cùng 1 lít nước. Đun cho tới khi cạn còn 0.3 lít thì dừng và chia thành 3 lần uống trong ngày.

2. Trị sởi mọc không đều ở trẻ em

Với tình trạng sởi mọc không đều ở trẻ, phụ huynh có thể tham khảo bài thuốc như sau

  • Chuẩn bị: Cát căn khoảng 5 – 10g, ngưu bàng tử 10g, cam thảo 10g cùng 10g thăng ma.
  • Thực hiện: Đem sắc thuốc với nước và cho trẻ uống 1 thang trong ngày, uống đến khi khỏi hẳn.

3. Giảm đau, hạ sốt

Tình trạng đau nhức, sốt cao cũng có thể được đẩy lùi với bài thuốc từ dược liệu cát căn.

  • Chuẩn bị: Cát căn, địa liền và bạch chỉ.
  • Thực hiện: Chế các dược liệu thành viên thuốc theo tỷ lệ 0,03g địa liền/ viên, 0,1g bạch chỉ/viên và 0,12g cát căn/viên. Sau khi bài chế xong, sử dụng 2 – 3 viên/ lần, 2 – 3 lần/ngày.

4. Đẩy lùi bệnh viêm dạ dày, bệnh viêm ruột và lỵ kèm sốt

Các bệnh đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ có kèm tình trạng sốt cũng được đẩy lùi như sau:

  • Chuẩn bị: Cát căn, hoàng cầm, cam thảo và hoàng liên với liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Chế các dược liệu thành cao, chia thành từng viên với khối lượng 0,623g. Sử dụng viên thuốc này uống 3 lần/ngày, mỗi lần sử dụng từ 3 – 4 viên.

5. Bài thuốc đẩy lùi tổn thương gân ra máu

Bài thuốc đẩy lùi tổn thương gân ra máu được thầy thuốc áp dụng phổ biến, chỉ trong thời gian ngắn sử dụng giúp giảm nhanh triệu chứng.

  • Chuẩn bị: Sử dụng cát căn tươi.
  • Thực hiện: Đem cát căn giã lấy nước uống, phần bã sử dụng đắp trực tiếp tại các vị trí bị đau nhức.

6. Giải độc trong trường hợp uống thuốc quá liều

Khi uống thuốc quá liều, cơ thể dễ bị tích tụ độc tố, để loại bỏ lượng độc tố này, bạn có thể áp dụng theo cách sau:

  • Chuẩn bị: Cát căn khô.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sắc lấy nước và uống.

7. Bài thuốc hỗ trợ trị cao huyết áp

Tình trạng cao huyết áp là nỗi lo của không ít người bệnh, nhất là người cao tuổi. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng, bạn có thể tham khảo bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị: Cát căn thái phiến kết hợp với câu đằng, dùng liều lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán vụn, sau đó phơi khô và trộn đều. Mỗi lần dùng khoảng 30g, bọc trong túi lọc và đem hãm với sôi 30 phút. Uống thay trà.

8. Bài thuốc chữa ngộ độc sinh

Tình trạng ngộ độc gây ra các triệu chứng bứt rứt, bồn chồn, nôn mửa và phát cuồng có thể dược đẩy lùi với cát căn.

  • Chuẩn bị: Cát căn.
  • Thực hiện: Sắc uống.

9. Chưa đau thắt lưng

Người bị đau lưng, đau thắt lưng, bên cạnh tập luyện cũng như xoa bóp, có thể sử dụng cát căn để chữa trị theo cách sau.

  • Chuẩn bị: Cát căn sống.
  • Thực hiện: Nhai và nuốt phần nước tiết ra, sử dụng cho tới khi khỏi.

10. Chữa đau đầu, sốt cao

Sử dụng cát căn một phương pháp truyền thống được sử dụng để giảm triệu chứng của bệnh như đau đầu và sốt cao.

  • Chuẩn bị: Cát căn sống cùng 1 bát đậu xị.
  • Thực hiện: Cát căn rửa sạch, giã nát lấy một chén nước cốt lớn. Sau đó thêm đậu xị vào sắc cho đến khi còn 6 phần thì vớt bỏ bã và chia thành nhiều lần uống. Uống cho đến khi ra mồ hôi, nếu mồ hôi chưa toát ra thì tiếp tục uống.

Một số câu hỏi liên quan tới cát căn

Trong quá trình sử dụng cát căn, bạn cần chú ý tới một số vấn đề như sau:

Sử dụng cát căn bao nhiêu thì đủ?

Liều lượng sử dụng thường phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể và hướng dẫn của người chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ, dược sĩ hoặc người có kinh nghiệm trong sử dụng. Không tự ý tăng liều lượng hoặc sử dụng cát căn quá mức khuyến cáo.

Sử dụng dược liệu với liều lượng bác sĩ chỉ định
Sử dụng dược liệu với liều lượng bác sĩ chỉ định

Cát căn có nguy hiểm tới sức khoẻ không?

Cát căn được coi là một dược liệu an toàn và không độc. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại dược liệu nào khác, sử dụng, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và cách sử. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc phản ứng không mong muốn sau khi sử dụng dược liệu, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trẻ em và phụ nữ có thai có dùng dược liệu được không?

Việc sử dụng cát căn ở trẻ em và phụ nữ có thai nên được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định của bác sĩ. Trước khi sử dụng, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe và tình trạng thai kỳ (đối với phụ nữ mang thai). Bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng và cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng cát căn cho nhóm này. Việc tư vấn y tế chuyên sâu là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng cát căn.

Giá bán cát căn bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá bán của cát căn có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm và nguồn cung cấp. Tuy nhiên, thông thường, dược liệu này có giá trung bình khoảng 90.000 VND/kg. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc Đông y, nhà thuốc hoặc các cơ sở dược liệu uy tín.

Bạn cần tìm những địa chỉ đáng tin cậy để mua cát căn ở Việt Nam, đảm bảo cung cấp các loại dược liệu chất lượng và được kiểm định. Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng cung cấp dược liệu để mua cát căn và các loại dược liệu khác hoặc đặt mua online qua website của các đơn vị cung cấp.

Lưu ý khi sử dụng cát căn trị bệnh an toàn, hiệu quả

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, sử dụng sắn dây thường ngày hoặc để chữa bệnh, nhằm đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Cần phân biệt các loại sắn dây khác nhau khi dùng
Cần phân biệt các loại sắn dây khác nhau khi dùng
  • Cần phân biệt cát căn (cây sắn dây) với các loại cây sắn dây khác như sắn dây được dùng để ăn (Pueraria edulis), sắn dây Nga mi (Pueraria ometensis) và sắn dây rừng (Pueraria Montana). Việc phân biệt đúng loại cây rất quan trọng để đảm bảo sử dụng đúng thành phần dược liệu.
  • Không nên sử dụng cát căn cho trường hợp âm hư hỏa vượng (âm nhiệt hoặc hư hỏa) và thương thực hạ hư (thận yếu hoặc suy nhược). Điều này có thể gây tác dụng phụ và không mong muốn.
  • Cẩn thận khi sử dụng cát căn cho người có triệu chứng sốt nóng mà sợ lạnh. Trong trường hợp này, cần thận trọng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cát căn (bột sắn dây) là một loại vị thuốc nam phổ biến và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sử dụng bài thuốc chứa cát căn trong thời gian dài, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...