Vị Trí Huyệt Dương Quan Ở Đâu? Hướng Dẫn Châm Cứu An Toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Dương Quan (có tên khác là Yêu Dương Quan) được ứng dụng phổ biến trong điều trị các cơn đau liên quan đến vùng gối và thắt lưng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính, cách xác định vị trí huyệt và kỹ thuật châm cứu trị bệnh. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cung cấp chi tiết thông tin về huyệt đạo này.

Giới thiệu tổng quan huyệt Dương Quan

Huyệt Dương Quan còn có tên khác là Yêu Dương Quan. Huyệt có xuất xứ từ Thiên ‘Cốt Không Luận’ (Tố Vấn.60), nằm ở vùng lưng (Yêu), phần bên trong ứng với Đơn Điền – Giao điểm của Nguyên Âm và Nguyên Dương. Huyệt đạo thuộc mạch Đốc, là biển trong Dương mạch và cửa ải (Quan). Bởi vậy, huyệt đạo có tên gọi là Yêu Dương Quan.

Vị trí huyệt Dương Quan nằm dưới mỏm gai đốt sống lưng 16 (dưới đốt thắt lưng số 4) ở tư thế nằm sấp. Huyệt vị chính là điểm nối 2 mào sau xương chậu với đường dọc sống lưng, đo xuống 1 mỏm gai.

  • Dưới da huyệt là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ ngang – gai, chỗ bám của khối cơ chung rãnh cột sống, dây chằng trên gai, dây chằng vàng, dây chằng gian ga và ống sống.
  • Thần kinh vận động cơ chính là nhánh dây thần kinh sống.
  • Da vùng huyệt đạo được tiết đoạn thần kinh D12 chi phối.
Huyệt Dương Quan còn có tên khác là Yêu Dương Quan
Huyệt Dương Quan còn có tên khác là Yêu Dương Quan

Công dụng của huyệt Dương Quan

Huyệt đạo Dương Quan mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, theo Y học cổ truyền, tác dụng của huyệt được ghi chép như sau:

  • Hỗ trợ ôn huyệt thất, ôn tinh cung.
  • Lợi vùng gối và lưng, khử hàn nhiệt hạ tiêu.
  • Tác dụng hiệu quả trong điều thận khí.

Vậy nên, huyệt đạo có khả năng chủ trị các chứng bệnh như:

  • Kinh nguyệt không đều.
  • Các bệnh liên quan đến sinh lý nam giới như di mộng tinh, liệt dương.
  • Trị đau nhức thắt lưng, liệt chi dưới.
  • Điều trị chứng đau hông sườn, đau thần kinh hông, đau thần kinh tọa.
  • Hỗ trợ chữa bệnh viêm ruột mạn.

Cách châm cứu huyệt Yêu Dương Quan trị bệnh

Để khai thông huyệt Yêu Dương Quan hiệu quả, thầy thuốc ứng dụng phổ biến liệu pháp châm cứu. Cụ thể, thầy thuốc sẽ sử dụng kim châm trực tiếp xuống vị trí huyệt đạo nhằm khai thông kinh mạch, điều hòa khí huyết.

Kỹ thuật châm cứu như sau:

  • Bước 1: Xác định chính xác vị trí của huyệt Dương Quan.
  • Bước 2: Dùng kim châm vào huyệt đạo theo hướng chếch lên trên, rồi luồn xuống dưới mỏm gai và hướng về khoảng gian đốt thắt lưng số 4 – 5. Độ sâu kim từ 0.3 – 1.5 thốn.
  • Bước 3: Tiến hành cứu trong 10 – 20 phút tùy cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người.

Liệu pháp điều trị này cần được thực hiện bởi thầy thuốc/bác sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không tự châm cứu tại nhà vì chỉ cần sai lệch 1 chút cũng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Độ sâu kim từ 0.3 - 1.5 thốn
Độ sâu kim từ 0.3 – 1.5 thốn

Xem thêm: Huyệt Khí Hải Du Là Gì? Tổng Quan Công Dụng, Cách Phối Huyệt

Hướng dẫn phối huyệt Dương Quan tăng hiệu quả

Trong Y học cổ truyền, để tăng hiệu quả điều trị bệnh, thầy thuốc thường phối các huyệt đạo phù hợp với nhau. Đối với huyệt Dương Quan, các ghi chép trong tài liệu Y học về cách phối như sau:

  • Phối cùng huyệt Khúc Cốt (Nh.2) + huyệt Quan Nguyên (Nh.4) + huyệt Thứ Liêu (Bàng quang.32) + huyệt Trung Liêu (Bàng quang.33) + huyệt Trung Cực (Nh.3): Có tác dụng điều trị chứng bàng quang đau buốt (theo Trung Quốc Châm Cứu Học).
  • Phối cùng huyệt Mệnh Môn (Đốc.4) + huyệt Tuyệt Cốt (Đ.39): Giúp điều trị đa thần kinh viêm (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Thận Du (Bàng quang.23) + huyệt Thứ Liêu (Bàng quang.32) + huyệt Ủy Trung (Bàng quang.40): Điều trị lưng đau do hàn (theo Lâm Sàng Kinh Nghiệm).

Lưu ý quan trọng khi khai thông huyệt đạo

Chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý quan trọng khi tác động khai thông huyệt Dương Quan nhằm đảm bảo hiệu quả trị bệnh và an toàn cho sức khỏe.

  • Đảm bảo yếu tố vệ sinh, sát trùng, khử khuẩn sạch sẽ kim châm cứu và một số dụng cụ hỗ trợ điều trị để đảm bảo an toàn.
  • Trước khi châm cứu, người bệnh không dùng chất kích thích hay đồ uống có cồn. Điều này cũng cần duy trì sau điều trị ít nhất 3 ngày để không gây ảnh hưởng tới kết quả trị bệnh.
  • Phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người bị suy giảm chức năng của gan thận không nên thực hiện phương pháp châm cứu huyệt đạo.
  • Trong quá trình châm cứu, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đổ mồ hôi nhiều, lạnh toát, chóng mặt, buồn nôn,… cần thông báo với bác sĩ lập tức để có hướng xử lý.
Phụ nữ có thai không nên thực hiện phương pháp châm cứu huyệt đạo
Phụ nữ có thai không nên thực hiện phương pháp châm cứu huyệt đạo

Trên đây là chia sẻ của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc về huyệt Dương Quan. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích áp dụng thực tiễn trong quá trình cải thiện sức khỏe của mình.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...