Á Sừng Nên Ăn Gì
Chế độ ăn cho người mắc bệnh á sừng cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh để hỗ trợ quá trình phục hồi da. Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi và những điều cần kiêng kỵ:
Thực phẩm tốt cho người bệnh á sừng:
- Ngũ cốc nguyên cám: Cung cấp protein, chất xơ, và omega-3, hỗ trợ phục hồi tế bào da.
- Rau củ quả: Rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp kích thích tuần hoàn máu và tái tạo tế bào da.
- Mật ong: Có đặc tính kháng khuẩn và chứa nhiều vitamin như E, C, B, K, giúp dưỡng ẩm và hỗ trợ phục hồi da.
- Nghêu sò: Chứa kẽm, có tính chống oxy hóa và kháng viêm, hỗ trợ giảm ngứa và bong tróc trên da.
- Cá béo có omega-3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ chứa omega-3 giúp tái tạo tế bào da và chống viêm.
- Hạt: Hạt mè đen, hạnh nhân, óc chó chứa omega-3 và nhiều dưỡng chất hỗ trợ cơ thể.
- Chanh tươi: Rất giàu vitamin C và axit nitric, giúp đào thải độc tố và tái tạo làn da.
- Uống nhiều nước: Giữ cho da đủ ẩm và đào thải độc tố.
Thực phẩm cần kiêng kỵ:
- Thịt đỏ: Thịt cừu, thịt bò có thể làm tăng viêm nhiễm và lan rộng tổn thương trên da.
- Thực phẩm cay nóng và dầu mỡ: Gia vị như ớt, tiêu và thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kích thích tình trạng viêm nhiễm.
- Thực phẩm muối chua: Gia vị chua có thể ức chế quá trình phục hồi và tái tạo da.
- Hải sản và thực phẩm gây dị ứng: Hải sản và các thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, sữa, trứng có thể kích thích các phản ứng ngoại da.
- Thực phẩm chế biến nhiều muối hoặc đường: Đối với da, thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn có thể tăng cảm giác ngứa ngáy và ức chế quá trình tái tạo tế bào da.
- Chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá có thể làm gia tăng triệu chứng bệnh á sừng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Á sừng là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến với các triệu chứng đặc trưng như khó chịu, ngứa ngáy, da khô ráp và nứt nẻ, bong tróc… Việc điều trị bệnh á sừng khá phức tạp, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như dùng thuốc đặc trị, chăm sóc tại nhà và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm rút ngắn tối đa thời gian điều trị. Vậy Người bị bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng ăn gì
Tổng Quan Bệnh Học Á Sừng
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa có tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, chưa hoàn thiện, các tế bào còn chưa chuyển hóa hoàn toàn thành sừng. Ở trạng thái này, người bệnh rất dễ bị viêm nhiễm gây sưng phù, đau nhức do lớp sừng còn non yếu và kém chất lượng.
Bất kỳ vị trí nào trên da cũng có thể bị á sừng, trong đó phổ biến nhất là ở đầu ngón chân, ngón tay, gót chân… khiến những vùng da này bong tróc thành từng mảng lớn. Điển hình như:
- Bệnh á sừng ở bàn tay, đầu ngón tay: Vì tay là bộ phận được sử dụng thường xuyên và tiếp xúc với nhiều thứ, đặc biệt là các hóa chất độc hại nên rất dễ bị tác động và tổn thương.
- Bệnh á sừng ở chân, ngón chân: Những người phải mang giày thường xuyên, tiếp xúc với hóa chất hay cọ xát nhiều, nhất là vùng da gót chân sẽ làm tăng nguy cơ bị á sừng.
- Bệnh á sừng ở da đầu: Thực tế có rất hiếm trường hợp bị á sừng ở đầu. Nhưng trong một số trường hợp như da đầu nhiều gàu, ngứa, gãi nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ bị á sừng. Mặc dù không phổ biến như 2 trường hợp trên nhưng mức độ khó chịu lại gấp nhiều lần.
Thời điểm phù hợp để bệnh á sừng phát triển mạnh nhất là mùa đông. Lúc này, thời tiết hanh khô, độ ẩm và nhiệt độ xuống thấp, cộng thêm việc uống ít nước vô tình làm cho làn da bị yếu đi, khô hơn. Đây chính là thời điểm thuận lợi để bệnh á sừng phát triển. Tuy nhiên, bệnh á sừng vào mùa hè cũng rất đáng lo ngại vì gây ra những triệu chứng phức tạp như nổi mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng, tay chân xù xì, nứt nẻ, chảy máu…
Bệnh á sừng thường tái phát như một chu kỳ, khỏi rồi lại tái phát và cứ lặp lại như vậy khi gặp yếu tố thuận lợi. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng từ già đến trẻ, từ nam đến nữ. Trong đó, phổ biến nhất là trẻ em và cũng là độ tuổi khi bị á sừng sẽ nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành nếu không được điều trị kịp thời.
Các chuyên gia hàng đầu về da liễu cho biết y học vẫn chưa kết luận chính xác nguyên nhân gây ra bệnh á sừng là gì. Tuy nhiên, thay vào đó thì các nghiên cứu chuyên sâu đã chứng minh rằng á sừng có liên quan và làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh như:
- Do di truyền: Tỷ lệ người bệnh á sừng do di truyền trực tiếp từ bố mẹ là 45%. Vì vậy, hầu hết những người bị á sừng đều là do bẩm sinh.
- Do thiếu hụt chất dinh dưỡng: Sự thiếu hụt một số loại vitamin cần thiết cho làn da như vitamin A, E, C, D chính là nguyên nhân khiến da yếu đi, suy giảm chức năng bảo vệ và hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, trong đó có cả bệnh á sừng.
- Do rối loạn nội tiết tố: Đây là yếu tố nguy cơ gây bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Như đã biết, khi mang thai lượng hormone tăng đột ngột, còn sau khi sinh xong thì giảm đột ngột khiến làn da cũng bị ảnh hưởng ít nhiều và làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
- Do thay đổi thời tiết: Thời điểm giao mùa, từ thu sang đông khiến cho nhiệt độ và độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột. Làn da của chúng ta không kịp làm quen dẫn đến mất nước, không đủ độ ẩm. Lúc này, nếu người bệnh không chăm sóc, cấp ẩm và chăm sóc kỹ lưỡng sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
- Do hệ miễn dịch yếu kém: Những người có hệ miễn dịch yếu kém và nhạy cảm quá mức trước những thay đổi đột ngột sẽ rất sẽ bị tác động ảnh hưởng bởi những tác nhân từ môi trường bên ngoài như phấn hoa, lông động vật, nguồn nước ô nhiễm… Từ đó, kéo theo làn da cũng bị ảnh hưởng theo và gây ra bệnhá sừng.
- Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh á sừng. Những người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất như người nội trợ phải làm công việc nhà như rửa chén, giặt đồ… hay có tính chất công việc đặc thù của ngành công nghiệp như sản xuất nước tẩy rửa, các loại thuốc nhuộm, hóa chất… rất dễ gây ra bệnh á sừng.
Như đã biết, các triệu chứng bệnh á sừng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, những phổ biến nhất phải kể đến gót chân, bàn chân, ngón chân, ngón tay, bàn tay… Cụ thể trong giai đoạn đầu của bệnh do chỉ vừa khởi phát nên triệu chứng chưa quá phức tạp và có biểu hiện tương đồng với bệnh chàm.
Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn kéo théo những triệu chứng của á sừng cũng biểu hiện rõ ràng hơn:
- Khô da: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh á sừng. Khi sờ vào vùng da bị á sừng sẽ cảm nhận thấy tình trạng khô cứng, sần sùi với nhiều mụn nước li ti và dày hơn so với những vùng da bình thường. Nếu chỉ với dấu hiệu này thì có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng nhầm lẫn với triệu chứng nứt nẻ đơn thuần vào mùa đông và lơ là trong điều trị.
- Ngứa ngáy dữ dội: Khi bị á sừng thì chắc chắn sẽ bị ngứa dữ dội và thường xuyên. Càng ngứa người bệnh càng gãi nhiều và tạo ra những vết trầy xước thuận lợi cho sự tấn công xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn.
- Đau rát, nứt nẻ, chảy máu: Vùng da bị á sừng khô cứng lại đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến nứt toác ra, rướm máu. Không những vậy những cơn ngứa ngáy khiến bạn phải gãi để giảm bớt sự khó chịu làm chảy máu, tạo vết thương hở khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Thay đổi màu sắc móng: Xung quanh đầu móng tay, móng chân xuất hiện những đốm mụn nhỏ li ti và ngứa rát. Đồng thời, móng tay cũng dần chuyển đổi sang màu vàng, vùng da bên dưới móng bị rộp và gần như tách khỏi móng.
- Da bị bong ra từng mảng: Từng mảng da tay, da chân bong ra, xù xì và cứng do tình trạng thô ráp kéo dài. Đây là lớp sừng được hình thành sau khi vùng da tại đây yếu đi. Chú ý nên tránh gỡ những lớp bong tróc này ra để tránh gây tổn hại đến lớp da màu hồng bên trong.
- Xuất hiện các đốm mụn nước: Những đốm mụn nước này khi xuất hiện sau nhiều lần gãi ngứa, thậm chí dễ bị vỡ ra càng làm tăng mức độ ngứa và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì da.
- Suy giảm thể chất: Ngứa ngáy kéo dài càng lâu càng khiến cho bạn ăn ngủ không ngon. Nếu không điều trị kịp thời làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất của người bệnh.
Người mắc bệnh á sừng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng thực phẩm và đủ chất góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo tế bào da mới. Bởi các chuyên gia cho biết có một số loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng. Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi thì cũng tồn tại các loại thực phẩm có hại làm tăng nặng các tổn thương trên da do á sừng gây ra.
Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh á sừng
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho làn da sẽ giúp các tổn thương á sừng nhanh chóng phục hồi hơn. Có thể kể đến một số loại thực phẩm điển hình như:
1. Ngũ cốc nguyên cám
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong ngũ cốc nguyên cám có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, đặc biệt là như protein, chất xơ, omega-3 tốt cho làn da bị tổn thương của người bệnh á sừng. Hàm lượng cao các chất này có khả năng hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da, tái tạo các tế bào da mới.
Một số loại ngũ cốc tốt được sử dụng phổ biến cho người bệnh á sừng như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, yến mạch... Để tăng khả năng cơ thể hấp thụ ngũ cốc, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với các loại rau xanh, trái cây... vào mỗi bữa sáng để tăng cường sức khỏe, rút ngắn thời gian phục hồi bệnh.
2. Các loại rau củ quả, trái cây
Rau xanh, củ quả, trái cây là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Hàm lượng cao vitamin, khoáng chất trong rau xanh không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, kích thích tuần hoàn máu, tăng khả năng trao đổi chất, hỗ trợ đào thải các độc tố cho làn da. Không những vậy, hàm lượng cao vitamin và khoáng chất còn giúp kích thích tái tạo các tế bào mới do bị sừng hóa khi bị á sừng.
Một số loại rau xanh, củ quả, trái cây được khuyến khích sử dụng cho người bệnh á sừng như rau bina, rau cải xanh, cà chua, tía tô, rau hẹ, cà rốt, súp lơ xanh, rau ngót, bí đỏ... Nên ưu tiên chế biến các loại rau củ theo phương pháp hấp hoặc luộc để giữ lại trọn vẹn các dưỡng chất có trong rau củ.
3. Mật ong chữa bệnh á sừng
Mật ong được biết đến là một trong những nguyên liệu tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, còn hàm lượng cao vitamin khoáng chất như vitamin E, C, B, K thì có khả năng dưỡng ẩm, ức chế nhiễm trùng và hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên bề mặt da do á sừng gây ra.
Người bệnh có thể tận dụng mật ong để trị bệnh á sừng thông qua những cách đơn giản sau:
- Dùng mật ong thoa trực tiếp lên vùng da bị á sừng, massage nhẹ nhàng để mật ong thẩm thấu và phát huy công dụng. Đợi khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
- Pha 10ml mật ong vào 200ml nước ấm, khuấy đều và uống vào mỗi buổi sáng, Người bệnh cũng có thể kết hợp thêm với gừng, chanh để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Dùng mật ong thay thế cho đường tinh luyện trong chế biến thức ăn hằng ngày như làm bánh, salad, ướp thức ăn...
Mật ong được đánh giá rất cao về công dụng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe nếu biết dùng đúng cách. Tuy nhiên, vì có dược tính khá cao nên người bệnh cần hết sức lưu ý về cách sử dụng, chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi, người đang bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, giãn tĩnh mạch dưới da, tiểu đường...
4. Các loại nghêu sò
Nghêu sò cũng được xếp vào nhóm hải sản nhưng lại được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng cho người mắc bệnh á sừng. Nguyên nhân là do trong nghều sò có chứa hàm lượng kẽm cao với đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm cao. Không những vậy, kẽm còn làm ức chế quá trình viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy và bong tróc trên bề mặt da.
Sử dụng nghêu sò chế biến thức ăn hằng ngày như nấu canh, hấp, luộc.. còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại mọi bệnh tật. Trong trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng với nghêu sò có thể thay thế bằng các loại thực phẩm giàu kẽm khác như thịt gà hoặc thịt heo...
5. Các loại cá béo
Một số loại cá béo có chứa hàm lượng cao omega - 3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích... được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng cho người bệnh á sừng. Omega - 3 là hoạt chất có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới trên bề mặt da bị tổn thương.
Hoạt chất này còn có đặc tính kháng viêm, phòng ngừa các biến chứng nhiễm trùng, viêm da và giảm thiểu tình trạng khô da, ngứa ngáy, bong tróc... Bên cạnh omega - 3 thì trong các loại cá béo còn chứa nhiều dưỡng chất như canxi, kẽm, sắt... với khả năng tăng cường sức đề kháng, chống lại mọi bệnh tật. Những người mắc bệnh á sừng nên bổ sung cá béo vào thực đơn ăn uống hằng ngày ít nhất 2 lần/ tuần để thúc đẩy quá trình phục hồi da.
6. Các loại hạt
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong các loại hạt như hạt mè đen, hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt cải, hướng dương, đậu hà lan, đậu xanh... có chứa hàm lượng cao omega - 3 cùng nhiều vitamin khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Đây chính là nguồn thực phẩm tốt để thay thế nếu người bệnh không ăn được các loại cá.
Người bệnh có thể ăn trực tiếp các loại hạt này vào bữa ăn phụ hoặc ăn xế. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hạt để tăng thêm hương vị cho món ăn, làm bánh... Lưu ý đảm bảo liều dùng phù hợp để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng cho làn da.
7. Chanh tươi
Chanh là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin sC và axit nitric vô cùng cần thiết để diễn ra quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt tốt cho sự khỏe mạnh của làn da. Vì vậy, sử dụng chanh tươi giúp hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo những tổn thương á sừng trên làn da.
Bên cạnh đó, chanh còn là nguyên liệu tự nhiên thúc đẩy đào thải độc tố trong cơ thể, tăng cường sức khỏe cho làn da. Người bệnh có thể pha nước chanh với nước ấm để uống hằng ngày hoặc dùng chanh tươi để bôi trực tiếp lên vùng da bị á sừng. Với đặc tinh acid vừa phải sẽ giúp cho các mảng da bị dày, sừng hóa bong ra dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, cũng vì có tính acid nên khi sử dụng lên da có thể gây ra đau nhức, rát xót nghiêm trọng. Vì vậy, khuyến cáo không sử dụng nước cốt chanh để bôi lên vùng da bị tổn thương nhiễm trùng, da nứt nẻ, chảy máu.
8. Uống nhiều nước
Thiếu nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến làn da trở nên khô nứt, bong tróc, chảy máu. Vì vậy, bên cạnh bổ sung các loại thực phẩm tốt trong phục hồi sức khỏe làn da thì người bệnh á sừng cần phải đủ nước hằng ngày. Nước sẽ giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho làn da, giảm ngứa ngáy và bong tróc trên da, tăng khả năng đàn hồi cho da. Không những vậy, nước còn là thành phần quan trọng trong quá trình đào thải độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể.
Mỗi ngày, người bệnh phải bổ sung từ 2 - 2.5 lít nước lọc. Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể thay đổi bằng nước trái cây, nước chè xanh, các loại nước mát thảo dược... để vừa giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố vừa tăng khả năng tái tạo các tế bào da mới.
Người mắc bệnh á sừng nên kiêng ăn gì?
Như đã biết á sừng là bệnh lý da liễu rất dai dẳng, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bên cạnh những biện pháp chữa trị chuyên sâu như dùng thuốc Tây hay Đông y thì người bệnh cũng cần chú ý kiêng cữ một số loại thực phẩm sau để phòng ngừa tái phát bệnh.
1. Các loại thịt có màu đỏ
Các nghiên cứu khoa học cho biết trong các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt dê... đều là những loại thịt có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh á sừng. Nguyên nhân là do trong những loại thịt này rất giàu đạm, dễ làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm, lan rộng khắp trên cơ thể. Thậm chí, các chất có trong thịt đỏ còn có thể làm biến đổi sắc tố da, khiến da sậm màu và hình thành các vết sẹo thâm vĩnh viễn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày. Thay vào đó, người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt đỏ với một lượng vừa phải, cần thiết cho cơ thể.
2. Món ăn chế biến cay nóng, nhiều dầu mỡ
Đối với những người mắc bệnh á sừng nên tránh càng xa càng tốt các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu, hành... và nhiều dầu mỡ vì đây là một trong những tác nhân khiến cho cơ thể bị nóng lên, ảnh hưởng đến chức năng giải độc gan khiến những tổn thương trên da do bệnh á sừng ngày càng nghiêm trọng và lâu lành hơn.
Thậm chí, người bệnh sử dụng các loại gia vị cay nóng, dầu mỡ trong chế biến thức ăn hằng ngày sẽ càng khiến bệnh dễ chuyển sang mạn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát rất khó điều trị. Do đó, để tránh tình trạng này người bệnh cần phải kiêng tuyệt đối tất cả các loại thức ăn cay, nóng và chiên xào nhiều dầu mỡ.
3. Các loại thực phẩm muối chua
Thực phẩm được muối chua được nhiều người yêu thích vì mùi vị hấp dẫn và thơm ngon khi ăn cùng với cơm. Tuy nhiên, các loại thực phẩm muối chua lại có chứa hàm lượng cao muối và axit làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của gan, thận, tình trạng này càng kéo dài càng làm suy giảm chức năng của 2 nội tạng này và góp phần ức chế quá trình phục hồi những tổn thương và tái tạo da cho những người mắc bệnh á sừng.
Vì vậy, nếu đang trong quá trình điều trị bệnh á sừng, người bệnh cần phải loại bỏ món thực phẩm muối chua này ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày. Nếu thực sự yêu thích món ăn này, bạn có thể ăn từ 1 - 2 lần/ tuần để giảm bớt gánh nặng cho thận và gan.
4. Hải sản và một số thực phẩm gây dị ứng
Các loại hải sản nói chung đều là những loại thực phẩm dễ gây kích phát các yếu tố dị ứng. Với những người bị á sừng hoặc có cơ địa làn da nhạy cảm nếu thường xuyên sử dụng hải sản có thể làm bùng phát mạnh các triệu chứng dị ứng, kích phát các phản ứng gây nhiễm trùng, viêm nhiễm ngoài da.
Ngoài ra, do một số loại hải sản có chứa hàm lượng kim loại nặng gây độc hại cho cơ thể nếu thường xuyên sử dụng. Ngoài hải sản thì một số loại thực phẩm gây dị ứng khác như đậu phộng, sữa, trứng, thịt bò, nhộng tằm... cũng cần phải được loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày trong quá tình điều trị á sừng.
5. Thực phẩm chế biến nhiều muối hoặc đường
Thực phẩm quá ngọt hay quá mặn khi được dung nạp vào trong cơ thể có thể làm khởi phát hoặc tăng nặng các triệu chứng bệnh á sừng. Điển hình như ngứa ngáy da, sưng viêm, nổi từng mảng đỏ, tăng phản ứng viêm, ức chế quá trình phục hồi và tái tạo làn da.
Nguyên nhân là do muối làm suy giảm chức năng tim mạch, gan, thận và khiến cho các chất độc hại ngày càng tích tụ nhiều hơn trong cơ thể. Còn thức ăn nhiều đường khi vào trong cơ thể có thể thúc đẩy quá trình lão hóa da, tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ức chế quá trình tái tạo các tế bào da mới.
Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen ăn các món đồ ngọt như bánh kem, kem, kẹo, siro, chế phẩm từ đường mía, thức ăn đóng hộp, các loại mắm ủ lâu này... Thay vào đó, hãy dùng mật ong để thay thế cho đường và tạo thói quen ăn nhạt bớt.
6. Các loại chất kích thích
Đây là một trong những điều kiêng cữ quan trọng trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh á sừng nói riêng và bệnh á sừng nói chung. Một số loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá... có thể làm bùng phát mạnh các triệu chứng sưng viêm, nhiễm trùng, da xấu đi vì mất nước, da bong tróc và khô ráp. Thậm chí, chúng còn làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tố trong thuốc trong điều trị bệnh.
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh á sừng
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, kiêng khem đúng cách nhưng vẫn đủ chất là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng phòng ngừa khởi phát các triệu chứng bệnh. Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh thực phẩm tái sống hoặc thức ăn lẫn tạp chất, hóa chất nhưng không được sơ chế sạch sẽ.
- Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, nên ưu tiên chọn mua thực phẩm ở những cửa hàng, siêu thị lớn, tránh mua thực phẩm bẩn, để lâu ngày, quá hạn sử dụng.
- Xây dựng thực đơn ăn uống hàng tuần, cân đối hàm lượng dinh dưỡng từ các loại thực phẩm hằng ngày sao cho đa dạng để tránh tình trạng cơ thể thiếu hụt hoặc dư chừa dưỡng chất.
- Kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học là một lối sống lành mạnh với các thói quen tích cực như vệ sinh cơ thể, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại, tập thể dục, không làm việc quá sức...
Bài viết trình bày các mẹo chữa bệnh á sừng tại nhà, tập trung vào việc chăm sóc đúng cách, thay đổi thói quen sinh hoạt, và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Chăm sóc đúng cách và thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để làm dịu da bị á sừng.
- Hạn chế chà xát, cào, gãi mạnh lên vùng da mắc bệnh.
- Cân bằng thời gian sinh hoạt hằng ngày và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Hạn chế ngâm rửa tay, chân và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp:
- Bổ sung rau xanh, trái cây, và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
- Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, ngũ cốc, bơ.
- Uống đủ nước và kết hợp với nước ép trái cây.
Khi cần gặp bác sĩ:
- Điều trị á sừng cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Gặp bác sĩ nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tháng, có dấu hiệu đau nhức, ngứa dữ dội, chảy máu, hoặc da tổn thương sần sùi và dày lên.
Phương pháp điều trị Tây y:
- Sử dụng thuốc acid salicylic, corticoid fucicort, kháng sinh, hoặc kháng nấm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Lưu ý về tác dụng phụ và không tự y ách sử dụng quá liều.
Thuốc Nam và Đông y:
- Áp dụng các loại cây như sài đất, lược vàng, ngải dại, vòi voi, đinh lăng, lá huyết dụ, trong các phương pháp chữa bệnh tại nhà.
- Sử dụng các bài thuốc đông y như Tiêu phong tán, Kinh phòng bại độc tán, Thanh dinh thang để giảm ngứa ngáy và cải thiện tình trạng da.
Bài viết nhấn mạnh việc tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ và chú trọng vào việc chăm sóc bản thân đúng cách để đối phó với bệnh á sừng.
12 loại thuốc bôi chữa bệnh á sừng:
- Thuốc bôi Acid Salicylic 5%: Hoạt chất Acid Salicylic 5% có tác dụng làm bạt sừng, mềm da, giảm ngứa ngáy, đau rát, kháng viêm, chống nấm, diệt khuẩn.
- Thuốc bôi Diprosalic: Gồm 2 thành phần chính Acid salicylic 0.5mg, Betamethasone dippropionate 0.64mg. Tác dụng: Kháng viêm, chống nấm,giảm sưng viêm.
- Thuốc bôi Elidel: Chứa thành phần Pimecrolimus giúp ức chế hệ miễn dịch, giảm ngứa, nổi mụn nước.
- Thuốc Calcipotriol-B: Có 2 thành phần là Betamethasone 0.05%, Calcipotriol 0.005% giúp ức chế tế bào sừng, kháng viêm.
- Dermovate Cream 15g: Giảm ngứa ngáy, giảm bong tróc trên bề mặt da, chống viêm hiệu quả chỉ sau vài lần sử dụng.
- Thuốc bôi Gentrisone: Giảm ngứa ngáy, kháng viêm, ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn nhờ vào thành phần Clotrimazol 100mg, Betamethasone dipproionates 6.4mg, Gentamicin 10mg.
- Thuốc Hope’s Relief: Điều trị á sừng, bảy nến, viêm da, chàm da. Thành phần: Chiết xuất nha đam, rau má, mật ong Manuka, hoa cúc Calendula.
- Thuốc mỡ Levomekol: Ức chế sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn huyết tụ. Thành phần: Chloramphenicol 0.0075g, Methyluracil 0.04g.
- Thuốc bôi Explaq: Làm giảm tình trạng bong tróc da, giảm ngứa ngáy, giảm đau và kích thích làm lành những tổn thương trên da. Thành phần: Dịch chiết ba chạc, dịch chiết phá cố chỉ, lá sòi, MSM, chitosan polysacarit.
- Thuốc bôi Keratinamin Kowa: Thành phần Ure 20g, Glycine, dầu dưỡng, cetanol, parafin lỏng giúp cải thiện nứt nẻ, kháng viêm, tái tạo tế bào mới, cấp ẩm, làm trắng da.
- Kem trị á sừng Psorilax: Thành phần tinh chất lúa mạch, bơ hạt mỡ, tinh dầu trà, Glycerol, Panthenol giúp cải thiện triệu chứng khô da, ngứa ngáy, bong tróc da.
- Thuốc mỡ bôi da Dibetalic: Thành phần Acid Salicylic, Betamethasone dipropionate giúp kháng viêm, ngăn ngừa co mạch, sát khuẩn, tróc lớp sừng da.
Thuốc uống chữa á sừng thường kết hợp với thuốc bôi để điều trị á sừng nặng. Dưới đây là 4 loại thuốc uống:
- Thuốc chống nấm: Tiêu diệt nấm trên da và cải thiện triệu chứng bệnh. Ví dụ: Nizoral, Griseofulvin, Imidazole…
- Thuốc chống viêm steroid: Chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy, bong tróc. Ví dụ: Betamethasone, Dexamethasone, Prednisolon…
- Kháng Histamine H1: Dùng trong trường hợp á sừng nặng, ức chế Histamine, giảm ngứa ngáy, nổi mẩn, bong tróc. Ví dụ: Diphenhydramin, Clorpheniramin, Certirizin…
- Kháng sinh: Đối phó với á sừng lây lan, viêm nhiễm rộng trên da. Tuân thủ liều và thời gian để tránh tác dụng phụ.
Lưu ý: Sử dụng đúng liều, không lạm dụng để tránh tác dụng phụ như mệt mỏi, loãng xương.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề kiêng ăn gì và ăn gì khi bị á sừng để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Theo khuyến khích của các chuyên gia, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ da liễu để kiểm soát hiệu quả nguy cơ tái phát bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!