Á Sừng Ở Trẻ Em

Bệnh á sừng ở trẻ em là bệnh lý da liễu mạn tính ở trẻ với các triệu chứng đặc trưng như khô da, nứt nẻ, bong tróc, đau rát khó chịu… Bệnh gây ra nhiều sự khó chịu, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ cho làn da của trẻ, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, biếng ăn, suy dinh dưỡng…

Á sừng ở trẻ em là gì?

Bệnh á sừng có tên tiếng Anh là Dermatitis plantaris sicca. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng da khô ráp, ngứa náy, nứt nẻ, dày da, chảy máu... gây ra nhiều sự khó chịu, đau đớn. Tình trạng này còn được gọi là tình trạng chàm hóa, dày sừng, một trong những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa.

á sừng ở trẻ em
Á sừng ở trẻ em là bệnh lý da liễu phổ biến, dễ mắc phải nhưng rất khó chữa khỏi dứt điểm

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 3 thán tuổi và trẻ em từ 2 tuổi trở lên cho đến khi dậy thì. Á sừng ở trẻ em là bệnh lý da liễu có tính chất mạn tính, kéo dài và dai dẳng, thường xuyên tái phát.

Đây là căn bệnh dễ mắc nhưng lại rất khó chữa trị khỏi dứt điểm. Theo thống kê của các chuyên gia, có khoảng 50% trẻ em sẽ khỏi bệnh hẳn nếu được chăm sóc và điều trị tích cực ngay khi triệu chứng vừa khởi phát. Ngược lại, cũng có 50% số trẻ còn lại mắc bệnh dai dẳng, tái phát liên tục và theo trẻ đến khi trưởng thành, thậm chí là đeo bám dai dẳng cả đời.

Nguyên nhân á sừng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân cùng các yếu tố nguy cơ tác động gây bệnh á sừng ở trẻ em, có thể kể đến một số lý do như:

  • Do trẻ mang giày quá chật, dẫn đến việc chuyển động ma sát lặp đi lặp lại thường xuyên của bàn chân bên trong giày.
  • Trẻ thường xuyên đi chân trần trên bề mặt khô nhám hay thảm có chất liệu polyester khiến da bị khô, vảy da  bị tích tĩnh điện khởi phát triệu chứng bệnh.
  • Trẻ mang giày quá kín, khiến da không được thông thoáng kèm theo vệ sinh kém dễ gây ra vi khuẩn, nấm mốc, khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Làn da của trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, dầu gội, sữa tắm, bột giặt... có chứa thành phần kích ứng, acid gây dị ứng da cũng là một trong những nguyên nhân gây ra á sừng ở trẻ em.
  • Vệ sinh chân tay không sạch sẽ tại các vị trí như nếp gấp ngón tay, ngón chân, cổ tay... có thể khởi phát các ổ vi khuẩn, ký sinh trùng cũng có thể gây ra bệnh á sừng.
  • Việc cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin A, B, E, D... cùng các khoáng chất cần thiết cho da vô tình làm ức chế sự phát triển của làn da, tăng nguy cơ bị á sừng.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường và thường xuyên ẩm ướt chính là những yếu tố nguy cơ thuận lợi làm khởi phát các triệu chứng bệnh.

á sừng ở trẻ em
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được vệ sinh da sạch sẽ rất dễ khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng

Ngoài những yếu tố vừa kể trên, có nhiều trường hợp á sừng ở trẻ em được đánh giá có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa mẫn cảm. Tức là những ông bố bà mẹ có tiền sử mắc bệnh á sừng thì tỷ lệ đứa trẻ sinh ra mang gen bệnh lên đến 50%. Bên cạnh đó, trẻ có sức đề kháng yếu ớt, dễ dị ứng với các tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc... cũng rất dễ khởi phát triệu chứng bệnh.

Triệu chứng á sừng ở trẻ em

Bệnh á sừng ở trẻ em ở từng giai đoạn độ tuổi sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Điển hình như sau:

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị á sừng thường được biểu hiện với một số triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các vết chàm xấu trên da, nhất là da đầu và da tay kèm theo triệu chứng da nứt nẻ, chảy máu. Triệu chứng này thường bùng phát chủ yếu vào mùa đông do thời tiết hanh khô.
  • Khi thời tiết nóng bức khiến da bí bách, ngứa ngáy, ửng đỏ, nổi mụn nước...
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì những bé bị bệnh á sừng thường chậm phát triển hơn những trẻ bình thường.

Triệu chứng ở trẻ trên 1 tuổi

Đối với trẻ trên 1 tuổi bị á sừng thường sẽ có những triệu chứng bệnh rõ rệt hơn. Đặc trưng với một số triệu chứng như:

á sừng ở trẻ em
Vùng da bị á sừng ở trẻ rất ngứa ngáy, da bong tróc, nổi mẩn đỏ, mụn nước... vô cùng khó chịu

  • Vùng da á sừng bị khô xuất hiện từng mảng bong tróc trắng đục.
  • Những triệu chứng á sừng ở trẻ thường xuất hiện ở một vài vị trí như gót chân, ngón chân, ngón tay...khiến trẻ khó chịu.
  • Xuất hiện các đốm mụn nước, mẩn đỏ ngứa ngáy... nếu chà xát quá mạnh hay gãi ngứa có thể gây ra những tổn thương nặng nề như mưng mủ, rỉ máu.
  • Những đốm mụn nước sau khi vỡ ra gây ngứa ngáy khó chịu và tạo thành những vết thâm đen, sần sùi.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi bị á sừng có thể gây tình trạng nứt gót chân do bệnh á sừng gây ra. Từ vết thương này có thể lan rộng ra những vùng da bình thường khác.

Một số lưu ý trong điều trị bệnh á sừng ở trẻ em

Quá trình điều trị bất kỳ căn bệnh nào ở trẻ em cũng đều phụ thuộc phần lớn vào bố mẹ. Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa ý thức đủ về những ảnh hưởng của bệnh cũng như cách chủ động chăm sóc điều trị bảo vệ da.
Để đạt được hiệu quả nhất định, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bố mẹ nên hết sức cân nhắc về việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh, làm sạch da như xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt... có chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa acid, hương liệu, tốt nhất nên chọn sản phẩm có tính kiềm thấp để duy trì sức đề kháng bảo vệ làn da của trẻ.
  • Chú ý chọn lựa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ phù hợp với làn da của trẻ bị á sừng.
  • Khi tắm cho trẻ nên ưu tiên dùng nước ấm vệ sinh, tắm rửa hằng ngày cho trẻ. Không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng hay quá lạnh vì rất dễ làm khô da.
  • Tuyệt đối không dùng nước muối để ngâm da vì nước muối sẽ gây khô da, khiến da mất nước nghiêm trọng và thúc đẩy những tổn thương á sừng trên da ngày càng nặng hơn.
  • Quan sát trẻ thật kỹ, không cho trẻ dùng tay để cào gãi hay bóc từng mảng da khô ra để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng, tổn thương nặng và khó chữa trị.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi để giữ cho làn da của trẻ sạch sẽ, không bị ẩm dính, ức chế sự hình thành của các ổ khuẩn gây bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin khoáng chất tốt cho làn da như vitamin A, E, B, C, chất xơ, omega - 3... Đây đều là những loại thực phẩm có khả năng nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, từ đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh á sừng cùng nhiều bệnh lý da liễu khác.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung đủ nước sẽ hỗ trợ quá trình đào thải chất độc hại trong cơ thể và duy trì sự cân bằng độ ẩm độ pH cho làn da.
  • Tránh cho trẻ hoạt động thể chất quá mức, đặc biệt là dưới ánh nắng mặt trời vì có thể kích thích tăng tiết mồ hôi, tác động tiêu cực đến làn da, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
  • Cho trẻ mang giày vừa với chân, chất liệu dễ thấm hút, thoáng mát, nếu có sử dụng tất chân thì phải thường xuyên thay đổi và giặt giũ.

Bệnh á sừng ở trẻ em là bệnh lý da liễu phổ biến, dễ gặp phải nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm. Căn bệnh này khá lành tính, không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi nhanh chóng, nếu bố mẹ biết cách chăm sóc còn có thể phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả cho trẻ. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh ban đầu, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...