6 Cách Chữa Á Sừng Bằng Tỏi Giúp Lấy Lại Làn Da Khoẻ Mạnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa á sừng bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian được lưu truyền từ lâu. Không chỉ hiệu quả mà phương pháp này còn sở hữu nhiều ưu điểm như dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí và phù hợp với mọi đối tượng. Vì theo các nghiên cứu khoa học, tỏi là loại dược liệu có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng hiệu quả. 

Công dụng của tỏi trong điều trị bệnh á sừng

Tỏi không chỉ gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả không phải ai cũng biết. Trong đó, chữa bệnh á sừng bằng tỏi là mẹo dân gian nhiều người biết đến và tin tưởng áp dụng để điều trị các triệu chứng bệnh.

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trong tỏi có chứa các hoạt chất làm tiêu viêm, kháng khuẩn và tẩy tế bào chết hiệu quả. Trong đó, hoạt chất diallyl sulfide, S-allylmercaptocysteine và ajoene có khả năng ức chế lipoxygenase và các chất chứa enzyme kết hợp cùng hoạt chất acid arachidonic khởi phát triệu chứng viêm da.

chữa á sừng bằng tỏi
Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất tiêu viêm, giảm sưng, kháng khuẩn tự nhiên mạnh mẽ

Chính nhờ cơ chế này mà tỏi có khả năng ức chế các triệu chứng bệnh á sừng nói riêng và tình trạng viêm da nói chung. Bên cạnh đó, hàm lượng cao vitamin C trong tỏi có khả năng tăng cường sức đề kháng và cải thiện hàng rào miễn dịch tự nhiên bảo vệ da.

Tuy nhiên, tỏi lại không có các chất dưỡng ẩm và làm dịu nha nên khi sử dụng nên kết hợp với nha đam, dầu dừa  hay mật ong để hỗ trợ làm mềm da, cấp ẩm và nuôi dưỡng da khỏe mạnh.

Gợi ý 6 mẹo chữa bệnh á sừng bằng tỏi dễ thực hiện

Để tận dụng tối đa các dược chất trong tỏi để chữa bệnh á sừng, người bệnh có thể dùng tỏi tươi hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người bệnh có thể tham khảo và chọn lựa 1 trong 5 cách thực hiện dưới đây:

1. Bôi tinh dầu tỏi lên da

Tinh dầu tỏi chính là chiết xuất từ tỏi với đầy đủ các thành phần dược chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Bạn có thể tự chế biến tinh dầu tỏi tại nhà hoặc tìm mua ở những cửa hàng chuyên bán các sản phẩm chăm sóc da. Mẹo này được khuyến khích sử dụng trong những trường hợp các tổn thương do bệnh á sừng chỉ nằm trong phạm vi nhỏ, khu trú và chưa có dấu hiệu lây lan sang những vùng da khác.

Trước khi thoa tinh dầu tỏi lên da phải vệ sinh sạch vùng da bị bệnh dàng dung dịch sát khuẩn thông dụng. Kiên trì áp dụng ngày 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả cao và nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh.

Lưu ý vì tỏi có tính cay nồng nên khi bôi lên da có thể gây ra cảm giác hơi rát và châm chích. Nếu trong mức độ chịu đựng được thì vẫn có thể áp dụng như bình thường, nhưng nếu đau rát quá mức thì nên ngưng sử dụng. Ngoài ra, không bôi tinh dầu tỏi lên vùng da có vết thương hở, chảy máu, lở loét để tránh tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng.

2. Kết hợp tỏi và muối để làm nước ngâm rửa

Những trường hợp tổn thương do á sừng gây ra nằm ở bộ phận tay, chân gây ngứa ngáy, nứt nẻ nhiều thì người bệnh nên áp dụng mẹo này để cải thiện triệu chứng bệnh. Nước muối và tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, giảm sưng đỏ và giảm bong tróc da hiệu quả.

chữa á sừng bằng tỏi
Dùng tỏi làm nước ngâm rửa phù hợp với những tổn thương á sừng trên tay, chân

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một củ tỏi tươi, bóc sạch vỏ và đập dập
  • Cho tỏi vào nồi nước 2 lít nấu sôi lên khoảng 10 phút.
  • Đổ nước ra thau và thêm vào một muỗng muối biển.
  • Đợi cho nguội bớt hoặc thêm nước lạnh để nước ấm hơn và dùng nó để ngâm rửa tay chân.
  • Sau khi ngâm rửa xong, nên rửa sơ lại bằng nước sạch và bôi kem dưỡng ẩm để giữ cho da được mềm mịn, ngăn cản quá trình thoát hơi nước.

3. Dùng tỏi tươi bôi lên da

Theo y học dân gian, tỏi tươi có tính nóng, vị cay nồng nên khi tiếp xúc trực tiếp với làn da có thể gây ra cảm giác nóng rát, ngứa ngáy như bị bỏng, đặc biệt là đối với những người có cơ địa dị ứng. Vì vậy, với những người muốn trực tiếp dùng tỏi tươi nhưng lại sợ ảnh hưởng đến làn da thì có thể thực hiện theo cách sau.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch và giã nát.
  • Cho tỏi vào miếng vải xô sạch, chấm lên từng vùng da bị tổn thương trong khoảng 5 – 7 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch là được.
  • Khuyến khích thực hiện ngày 2 lần và lưu ý vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi dùng tỏi tươi bôi lên.

4. Tỏi kết hợp mật ong

Mật ong là một trong những nguyên liệu được sử dụng hầu hết trong các trường hợp chữa bệnh da liễu. Không chỉ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự phát triển của các ổ khuẩn, nấm trên bề mặt da mà mật ong còn chứa nhiều vitamin khoáng chất giúp làm mềm da, dịu da và dưỡng ẩm cực kỳ tốt. Chính vì vậy, khi kết hợp mật ong với tỏi lại càng làm tăng hiệu quả chữa trị bệnh á sừng.

chữa á sừng bằng tỏi
Tỏi và mật ong là combo hoàn hảo vừa giúp cải thiện triệu chứng á sừng vừa dưỡng ẩm, nuôi da khỏe mạnh

Cách thực hiện

  • Dùng 200g tỏi tươi, bóc bỏ vỏ và rửa sạch, vớt ra để ráo nước.
  • Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ mật ong vào ngập hết bề mặt tỏi, đậy kín nắp và ngâm khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.
  • Vì đây là bài thuốc bôi nên người bệnh phải vệ sinh da trước khi thực hiện. Bôi lên da một lớp mỏng mật ong và kết hợp dùng tỏi tươi chà xát nhẹ nhàng lên vết thương để tăng hiệu quả.
  • Để da thư giãn và thẩm thấu các dược chất, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
  • Khuyến khích thực hiện 1 lần/ ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Nha đam kết hợp với tỏi

Nha đam là loại thực vật được trồng phổ biến ở Việt Nam. Không chỉ được biết đến như một nguyên liệu trong nấu ăn, nha đam còn được dùng phổ biến trong làm đẹp và điều trị một số bệnh lý da liễu như á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng…

Loại thảo dược này có chứa nhiều rất nhiều loại axit amin và nước có khả năng làm dịu da, dưỡng ẩm. Vì vậy, khi kết hợp với tỏi sẽ giúp trung hòa vị cay nồng của tỏi, từ đó giảm thiểu tối đa mức độ gây kích ứng cho làn da.

Trong nha đam còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, quercetin, polyphenol… có tác dụng kích thích đẩy nhanh quá trình phục hồi, làm lành và tái tạo các tế bào da bị tổn thương. Đồng thời, làm mờ thâm sẹo, giúp da trắng sáng hơn.

Cách thực hiện

  • Dùng 3 – 5 tép tỏi tươi, nếu bạn là người có làn da nhạy cảm thì nên giảm số lượng tỏi xuống.
  • Bóc sạch vỏ tỏi và đem đi ép lấy nước cốt.
  • Trộn nước cốt tỏi cùng gel nha đam tươi với tỷ lệ 2:3
  • Làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn và thoa đều hỗn hợp này lên da, massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. s

6. Tỏi tươi kết hợp dầu dừa

Chữa á sừng bằng dầu dừa kết hợp tỏi tươi cũng là một trong những mẹo dân gian đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà mà không quá tốn kém về chi phí. Hỗn hợp này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm mềm mịn, dưỡng ẩm da và cải thiện triệu chứng bong tróc, sưng đỏ.

Mẹo này đặc biệt được khuyến khích áp dụng cho những người mắc bệnh á sừng ở móng tay hoặc da đầu.

chữa á sừng bằng tỏi
Dầu dừa kết hợp với tỏi tăng khả năng kháng viêm, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy

Cách thực hiện

  • Dùng 2 – 3 tép tỏi tươi giã nhuyễn hoặc xay nát để lấy nước cốt tỏi.
  • Trộn đều hỗn hợp tỏi và dầu dừa với tỷ lệ 1:2.
  • Làm sạch da và bôi hỗn hợp này lên vùng da bị tổn thương, để yên khoảng 15 phút cho da thẩm thấu hết các dưỡng chất trong dầu dừa và tỏi rồi rửa lại bằng nước sạch.

Vài điều người bệnh cần lưu ý khi chữa á sừng bằng tỏi

Bản chất của tỏi là dược liệu tự nhiên nên khá lành tình, đem lại hiệu quả chữa bệnh nhưng vẫn rất an toàn cho làn da của người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế thì tỏi có vị cay nồng nên trong quá trình sử dụng có thể gây ra nóng rát, sưng tấy, đỏ viêm…, nhất là với những người có làn da mỏng và nhạy cảm.

Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị á sừng bằng tỏi, người bệnh cần hết sức lưu ý và nắm rõ các vấn đề sau đây:

  • Ưu tiên những mẹo dùng tỏi kết hợp với các nguyên liệu khác như mật ong, nha đam, dầu dừa… trung hòa dược tính của tỏi, hạn chế gây kích ứng da.
  • Dùng tỏi để chữa á sừng chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu do bác sĩ chỉ định.
  • Mẹo dùng tỏi chữa á sừng thường là đắp, bôi hoặc ngâm rửa nên người bệnh lưu ý không áp dụng nếu những tổn thương trên da lở loét hay chảy máu để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Trong quá trình áp dụng điều trị bằng mẹo này nên quan sát kỹ lưỡng phản ứng của da, nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, nổi mụn đỏ, mụn nước… thì nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Chủ động phòng ngừa tái phát bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sữa tắm hay sữa rửa mặt có chất kích thích, kim loại nặng hay phấn hoa, nọc độc côn trùng… vì đây đều là những tác nhân có khả năng kích thích bùng phát triệu chứng á sừng và khiến vết thương lan tỏa.

Tóm lại, chữa á sừng bằng tỏi chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng, hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cơ địa của người bệnh…, không phải ai áp dụng cũng hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ về việc có nên áp dụng hay không và áp dụng như thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...