Á Sừng Ở Chân
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh á sừng ở chân là tình trạng những tổn thương xuất hiện ở bàn chân, ngón chân, lòng bàn chân… Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể dễ bàng bị á sừng ở chân, bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông với nhiều triệu chứng khó chịu khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày cũng như ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý.
Bệnh á sừng ở chân là gì?
Bệnh á sừng ở chân là tình trạng vùng da ở bàn chân bị tổn thương ở lớp sừng ngoài. Những tổn thương này kéo theo nhiều triệu chứng như da khô nứt nẻ, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy... khó chịu. Bất kỳ vị trí nào trên bàn chân cũng đều có thể bị á sừng như lòng bàn chân, các kẽ ngón chân, ngón chân...
Cũng tương tự như bệnh á sừng ở tay, mặt hay bất kỳ vị trí nào khác cũng vậy, bệnh đều điểm chung là rất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết bệnh á sừng ở chân không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm trong việc tiếp xúc, sinh hoạt và giao tiếp bình thường với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng lây lan khá mạnh và nhanh. Những tổn thương trên da nếu không được điều trị kịp thời sẽ càng tăng nặng hơn, ngứa ngáy nhiều, nổi mụn nước... và khiến người bệnh thường xuyên gãi ngứa và dẫn đến bội nhiễm, nhiễm trùng, lây lan sang các vùng da khỏe mạnh khác.
Nguyên nhân á sừng ở chân
Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào tìm ra được. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn có một vài yếu tố nguy cơ cũng như tác nhân dị ứng có liên quan mật thiết đến bệnh lý này. Có thể kể đến một số yếu tố như:
- Do di truyền: Hầu hết các trường hợp mắc bệnh á sừng ở chân thường xuyên tái phát và có tính chất dai dẳng đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Tức là bệnh có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau giữa những người cùng huyết thống.
- Do vệ sinh kém: Chân là bộ phận thường xuyên phải di chuyển, chà xát và tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh chân sạch sẽ hằng ngày chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập tấn công gây nhiễm trùng, khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng.
- Do da thiếu dưỡng chất: Vào mùa đông, làn da của chúng ta có xu hướng khô ráp và xù xì hơn do thiếu độ ẩm. Điều này càng làm tăng nguy cơ làm bong tróc da, nứt nẻ chảy máu và tạo điều kiện để các lớp á sừng ở chân bùng phát mạnh gây bệnh.
- Do rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, bước vào tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh đều là những đối tượng có nguy cơ cao khởi phát bệnh á sừng ở chân.
- Thiếu hụt dưỡng chất: Việc cơ thể thiếu hụt một số loại dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, E, C, D chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho lớp sừng trên da kém khỏe mạnh và dễ khởi phát các triệu chứng bệnh.
Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, những người có thói quen tắm nước quá nóng, thường xuyên chà xát chân quá mạnh, ngồi trong máy điều hòa hoặc lò sưởi quá lâu... cũng là những yếu tố nguy cơ làm bùng phát triệu chứng bệnh á sừng ở chân.
Triệu chứng á sừng ở chân
Á sừng ở chân là bệnh lý phổ biến và có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số triệu chứng đặc trưng sau:
- Vùng da tại các vị trí như bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân, ngón chân, trong các kẽ ngón chân,, khô ráp, xù xì, ửng đỏ, thậm chí nứt nẻ.
- Tại vị trí da bong tróc sẽ rất mỏng, da khô bong ra và dễ chảy máu, đặc biệt là vào mùa đông.
- Tình trạng bong da càng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
- Bùng phát đột ngột những cơn ngứa ngáy dữ dội do quá trình kéo da non bị tổn thương.
- Ngoài ra, vài trường hợp còn nổi mụn nước khi bệnh đã tiến triển nặng. Mụn nước rất dễ vỡ, tiết dịch và gây ngứa ngáy dữ dội.
Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh á sừng ở chân
Để chủ động phòng ngừa bệnh á sừng ở chân, người bệnh nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt là vùng da chân vì đây là bộ phận dễ tiếp xúc với những tác nhân gây hại.
- Ưu tiên sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ, làm sạch sâu nhưng không chứa thành phần gây kích ứng da.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất tẩy rửa, xà phòng, nguồn nước bẩn... Nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc với những tác nhân này, người bệnh cần chú ý che chắn, bảo vệ bằng cách đi ủng cao su.
- Không nên ngâm chân quá lâu trong nước nóng hay nước muối vì dễ làm khô da và khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng.
- Hạn chế việc di chuyển hay cọ xát quá nhiều khi đang bị bệnh á sừng. Nếu thường xuyên mang vớ chân nhớ phải vệ sinh chân mỗi ngày, thay vớ thường xuyên để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động lành mạnh để tăng cường sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật.
- Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào hãy dừng điều trị và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Bệnh á sừng ở chân là bệnh lý da liễu rất phổ biến và gần như không có ai phải đối mặt với sự nguy hiểm đe dọa tính mạng. Vì thế nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm và tập trung điều trị. Chỉ cần kiểm soát được triệu chứng ngoài da và chú ý trong chăm sóc vệ sinh da hằng ngày để phòng ngừa tái phát thì căn bệnh này sẽ không phải là mối lo ngại quá lớn đối với sức khỏe của bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!