Vảy Nến Kiêng Ăn Gì

Bệnh vảy nến là một chứng bệnh da liễu dai dẳng, và chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Cần hạn chế hoặc tránh:

  1. Thực phẩm nhiều protein: Tránh thực phẩm giàu protein, vì hàm lượng cao có thể kích thích triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát da.
  2. Thực phẩm giàu gluten: Tránh thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, mì ống, vì chúng có thể gây kích thích và làm lan rộng bệnh.
  3. Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị: Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng và làm tăng mức độ viêm nhiễm trên da.
  4. Thịt đỏ: Giảm ăn thịt đỏ, vì nhiều protein lạ trong thịt đỏ có thể làm tăng khả năng kích thích và làm nặng triệu chứng.

Nên bổ sung vào chế độ ăn:

  1. Hoa quả tươi và rau xanh: Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, cung cấp dưỡng chất cho hệ thống miễn dịch và đề kháng.
  2. Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết chứa omega 3 giúp cải thiện tình trạng da, làm mềm mại và giảm viêm.
  3. Dầu thực vật: Sử dụng dầu từ thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu dừa thay vì dầu động vật, để giảm kích thích và cung cấp chất béo tốt cho da.
  4. Thực phẩm chứa kẽm: Nghêu, sò, thịt nạc trắng chứa kẽm, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.

Ngoài phương pháp điều trị, nhiều người còn quan tâm đến vấn đề khi mắc bệnh vảy nến kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn này người bệnh cần kiêng ăn những thực phẩm chứa quá nhiều protein, đồ cay nóng, chế phẩm từ sữa, thịt đỏ,…Thay vào đó cần bổ sung các dưỡng chất phù hợp từ trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu omega 3, kẽm,…để tăng cường hệ miễn dịch.

Tổng Quan Bệnh Học Vảy Nến

Bệnh vảy nến có tên tiếng Anh là Psoriasis và có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái đi tái lại. Đặc trưng của bệnh khác với các bệnh lý da liễu khác là sự tăng sinh sản xuất các tế bào da. Vì thông thường, chu kỳ sản xuất da ở người bình thường chỉ diễn ra trong khoảng một tháng, tuy nhiên khi bị vảy nến thì quá trình này diễn ra trong vòng vài ngày.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tế bào da cũ chưa kịp được loại bỏ thay đi thì những tế bào da mới lại được sản xuất, các lớp da phát triển chồng lên nhau và tạo thành những mảng da dày màu trắng giống như vảy nến. Không chỉ đơn thuần như vậy, những tế bào da bị cơ thể đào thải nhưng chưa hết chu kỳ sống, tức là chúng chưa phải tế bào chết sẽ gây ra những tổn thương, viêm nhiễm, ngứa ngáy trên bề mặt da.

Theo một thống kê cho thấy, có khoảng 5 – 7% người mắc bệnh trong tổng số lượng bệnh nhân da liễu. Tùy theo cơ địa của từng người, điều kiện sống cũng như từng khu vực khác nhau mà tỷ lệ mắc bệnh sẽ khác nhau. Trong đó, độ tuổi mắc bệnh phổ biến  nhất là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và người bệnh từ 20 – 50 tuổi.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai ở giới tính nào cũng như có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất là vảy nến trên da đầu, nặng hơn thì bị vảy nến toàn thân rất khó chữa trị. Các chuyên gia đánh giá vảy nến là căn bệnh không có khả năng lây lan, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất khó có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn.

Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh vẫn còn là “ẩn số” của giới y học. Tuy không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác nhưng vẫn có một số yếu tố được nghiên cứu là có liên quan đến bệnh vảy nến như:

  • Do di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vảy nến là bệnh lý da liễu có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Tức là nếu trong gia đình có thành viên nào cùng huyết thống bị vảy nến thì tỷ lệ đời sau của họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao.
  • Do bị chấn thương ngoài da: Người bệnh bị chấn thương, tác động mạnh gây tổn thương làn da, trầy xước nhưng không được xử lý và vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể, gây viêm nhiễm và hình thành khởi phát bệnh
  • Do tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại: Nếu có một làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng mà thường xuyên tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa, bột giặt, xà phòng… sẽ làm khởi phát các triệu chứng dị ứng và gây bệnh vảy nến.

Tiếp xúc với xà phòng, hóa chất tẩy rửa độc hại… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vảy nến
Tiếp xúc với xà phòng, hóa chất tẩy rửa độc hại… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vảy nến

  • Do nhiễm khuẩn: Sự xuất hiện của một số loại virus có gen mã hóa ngược trong cơ thể chính là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, các loại liên cầu khuẩn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn da và khởi phát bệnh.
  • Rối loạn hệ thống chuyển hóa: Trong cơ thể con người nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào về quá trình chuyển hóa đường hoặc đạm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Ở phụ nữ khi bị vảy nến, nổi mề đay, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… đều có thể là do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Chỉ cần kiểm soát ổn định được nội tiết tố thì các triệu chứng bệnh sẽ tự động biến mất.
  • Do sử dụng chất kích thích: Nghiện rượu bia, thuốc lá… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những phản ứng khó chịu trên bề mặt da, khởi phát bệnh vảy nến.
  • Do tâm lý bất ổn: Người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, stress và áp lực kéo dài cũng có thể làm khởi phát các triệu chứng kích ứng da và bùng phát bệnh. Trường hợp đang mắc bệnh mà căng thẳng quá mức sẽ càng làm tăng nặng tình trạng bệnh.
  • Thừa cân – béo phì: Tăng cân quá nhanh, thậm chí là béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, điều trị và kiểm soát triệu chứng tốt hơn:

  • Ngứa ngáy: Hầu hết những người mắc bệnh đều phải đối mặt với triệu chứng ngứa ngáy này. Những cơn ngứa ngáy khó chịu, kéo dài dai dẳng và thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc hằng ngày.
  • Nổi mẩn đỏ trên da: Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết và có thể quan sát bằng mắt thường nhất. Những vùng da bị tổn thương bắt đầu ửng đỏ lên. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà kích cỡ của những mảng đỏ sẽ khác nhau.
  • Xuất hiện các mảng trắng trên da: Làn da của người bệnh xuất hiện rất nhiều những mảng trắng đục như sừng vảy. Khi cạy những lớp vảy này lên sẽ thấy bên dưới là các lớp sừng nằm chồng chất lên nhau và dễ bị bong tróc, rơi ra như bụi phấn trắng.
  • Tổn thương khớp: Theo một thống kê thì có đến 20% người bệnh kèm theo triệu chứng bị cứng khớp hoặc biến dạng khớp gây khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Vị trí bị tổn thương: Những mảng da bị tổn thương có thể có kích thước từ vài milimet đến vài centimet tại các vị trí như móng tay, móng chân, mông, đầu gối, khuỷa tay, vùng da xương cùng…
  • Số lượng vảy nến: Khi mắc bệnh thì số lượng vảy nến trên cơ thể thường không giới hạn, có thể nhiều hay ít tùy theo tình trạng bệnh. Có những trường hợp chỉ bị tổn thương tại một vị trí hoặc bị tổn thương toàn thân, những mảng da bị tổn thương thường cộm cứng, có giới hạn rõ ràng.

Nổi mẩn đỏ, mảng trắng da và ngứa ngáy là những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến
Nổi mẩn đỏ, mảng trắng da và ngứa ngáy là những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến

Mắc bệnh vảy nến kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất?

Bong tróc vảy trắng, khô ráp da, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, đôi khi có mủ,...là các triệu chứng bệnh vảy nến - một chứng bệnh da liễu dai dẳng, có khả năng tái phát nhiều lần. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh có liên quan với hệ miễn dịch và gen di truyền. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như hóa chất, môi trường ô nhiễn, chấn thương cơ học,...là "chất xúc tác" khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ.

Mắc bệnh vảy nến kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất?
Bên cạnh điều trị người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng


Mặc dù gây ra những tổn thương trên da, tuy nhiên bệnh vảy nến không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh. Để điều trị, bạn có thể sử dụng thuốc tân dược, thuốc Đông y hoặc thảo dược thiên nhiên để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa vảy nến lan rộng trên nhiều vùng da. Tuy nhiên, bên cạnh điều trị, yếu tố dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng.
Người có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm không phù hợp có khả năng kiểm soát bệnh tốt hơn những người không chú trọng vấn đề ăn uống. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích bệnh nhân song song với việc can thiệp điều trị cần điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý hơn.
Vậy, khi mắc bệnh vảy nến kiêng ăn gì để sớm kiểm soát được chứng bệnh này? Các thực phẩm người mắc vảy nến không nên ăn như:

Thực phẩm nhiều protein

Protein là dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, có nhiều trong các thực phẩm như trứng gà, tôm, cua, xúc xích, măng,....Tuy nhiên, chúng lại không phù hợp cho những đối tượng đang mắc bệnh vảy nến. Bởi, hàm lượng protein dồi dào nạp vào cơ thể lúc này có khả năng làm tăng các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát da khó chịu cho người bệnh.
Ngoài ra, nếu ăn phải protein lạ sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch đang rối loạn, làm phức tạp tình trạng bệnh, dẫn đến khó khăn cho việc chữa trị. Do đó, bên cạnh việc can thiệp bằng các biện pháp từ Tây y đến Đông y và thảo dược, người bệnh nên lưu ý không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein.

Mắc bệnh vảy nến kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất?
Hạn chế ăn các thực phẩm chứa quá nhiều protein để tránh tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn

Đây là yếu tố giúp bạn hạn chế rủi ro gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, tránh kéo dài thời gian điều trị cũng như ảnh hưởng đến các tổn thương trên da. Nhất là trường hợp ăn phải thực phẩm dị ứng như hải sản, đậu phộng,...có thể khiến vảy nến biến chứng gây ra nhiều hệ lụy khác cho cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm giàu gluten

Ngoài protein, gluten cũng là chất không thích hợp bổ sung trong thời gian điều trị bệnh vảy nến. Một số thực phẩm chứa chất này như lúa mì, lúa mạch, mì ống, mạch nha và nhiều sản phẩm khác từ nhóm thực phẩm này. Chúng có thể kích thích khiến nguy cơ viêm nhiễm da lan rộng nhanh chóng hơn, đặc biệt cản trở quá trình hồi phục của làn da bị vảy nến.
Do đó, bạn nên tránh ăn những nhóm thực phẩm chứa nhiều gluten ít nhất là trong khi điều trị. Sau thời gian này, bệnh vảy nến được kiểm soát nhất định bạn có thể ăn nhưng chỉ dùng với lượng vừa đủ. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm gluten, bởi lúc này bạn có thể tạo điều kiện cho bệnh vảy nến tái phát, lặp lại triệu chứng khó chịu cho cơ thể.

Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị

Đồ ăn cay nóng không phải là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Mặc dù vị cay có thể kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Đồng thời một số món ăn phải thêm gia vị cay vào để tăng hương vị, giúp món ăn dễ ăn. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng gây kích ứng, tăng mức độ viêm nhiễm và kéo dài thời gian điều trị vảy nến lâu hơn.
Do đó, khi bị bệnh vảy nến nói riêng hay các bệnh lý cơ thể khác nói chung, bạn nên chủ động kiêng ăn đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị cay như ớt, mù tạt, tiêu,...để bảo vệ cơ thể, phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Đây cũng là lưu ý được nhiều chuyên gia đề cập giúp người bệnh sớm kiểm soát triệu chứng và cải thiện sức khỏe.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Các loại thịt đỏ

Vì sao khi bệnh vảy nến lại kiêng ăn thịt đỏ? Mặc dù thịt đỏ chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong thịt đỏ cũng chứa các chất không phù hợp cho bệnh nhân mắc vảy nến. Đặc biệt là nhiều protein lạ có thể tăng khả năng kích ứng, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Mắc bệnh vảy nến kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất?
Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng thịt đỏ có thể gây kích ứng ảnh hưởng bệnh vảy nến

Theo thống kê cũng cho thấy, người có thói quen ăn thịt đỏ có tỷ lệ mắc bệnh vảy nến cao hơn so với người bình thường. Do vậy, nhằm mục đích kiểm soát và điều trị vảy nến đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kiêng ăn thịt đỏ gồm các loại thịt bò, thịt dê,...Nếu muốn ăn, bạn vẫn có thể bổ sung vào thực đơn các món từ thịt đỏ nhưng với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều.

Đường tinh chế và đồ ăn quá ngọt

Khi đường tinh chế đi vào cơ thể sẽ được phân hủy thành glucose, đây là yếu tố làm tăng sản xuất insulin. Tuy nhiên, insulin khi được sinh ra quá nhiều lại là nhân tố khiến tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là lý do vì sao những người thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt lại có làn da kém đàn hồi, nhiều mụn, lão hóa sớm hơn những người khác.
Chính vì thế, đường và đồ ăn ngọt không phải là thực phẩm được khuyến khích sử dụng khi bệnh vảy nến. Thay vào đó, người bệnh cần hạn chế hoặc cắt giảm tối đa ăn đường tinh chế và những món ăn, thức uống quá ngọt để đảm bảo không làm ảnh hưởng kết quả điều trị vảy nến. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung hoa quả chứa đường tự nhiên.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Sữa, các chế phẩm từ sữa

Sữa và những chế phẩm làm từ sữa có nhiều casain protein và axit arachidonic, những chất này có thể khiến tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, axit arachidonic còn là nguyên nhân gây viêm khớp, viêm dây thần kinh ngoại biên, tăng khả năng bùng phát trở lại bệnh vảy nến. Vì thế, người bệnh được khuyến cáo không nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa động vật như sữa tươi, sữa chua, phô mai,...
Thay vào đó, nếu muốn sử dụng sữa để bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể uống sữa từ các loại hạt như sữa đậu nành, sữa hạt hạnh nhân, sữa hạt óc chó,...Chúng chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, tốt cho sức khỏe mà lại ít gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng tình trạng viêm da.

Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn

Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn có thể nói là sự lựa chọn của nhiều người, nhất là đối tượng có công việc bận rộn, không có thời gian tự chế biến. Tuy nhiên, chúng lại là "những kẻ thù" đối với sức khỏe. Bởi, bạn sẽ khó kiểm soát được các chất và gia vị trong thức ăn được chế biến sẵn. Đặc biệt những món chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể gây kích thích khiến vảy nến kéo dài lâu hơn.

Mắc bệnh vảy nến kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất?
Kiêng ăn đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, tốt nhất nên ăn món ăn tự chế biến

Không chỉ ảnh hưởng đến bệnh da liễu, nhóm thức ăn này còn có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nếu sử dụng trong thời gian dài. Nhất là trường hợp ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ nhưng lại không bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Chất béo tích tụ lâu ngày có thể tăng tình trạng bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ viêm da, đồng thời gây thừa cân, béo phì, kéo theo các bệnh lý nguy hại khác.

Nhóm thực phẩm, thức uống chứa chất kích thích, cồn

Ngoài những thực phẩm kể trên, để tránh tình trạng vảy nến nghiêm trọng hơn bạn nên kiêng những món ăn, nước uống chứa chất kích thích, chứa cồn. Đặc biệt là rượu bia, nước uống có ga, chứa chất phụ gia, chất bảo quản,...Chúng có thể gây kích thích tình trạng viêm da khiến quá trình điều trị phức tạp và kéo dài.
Trên đây là các nhóm thực phẩm, thức uống không có lợi cho sức khỏe của người đang mắc bệnh vảy nến nói riêng và các bệnh da liễu nói chung khác. Bạn đọc nên lưu ý, hạn chế ăn hoặc tốt nhất nên kiêng ăn để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh vảy nến lan nhanh hoặc biến chứng. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm phù hợp hơn, góp phần tăng hiệu quả kiểm soát và điều trị chứng bệnh này.

Khi mắc bệnh vảy nến nên ăn gì?

Bên cạnh những món người bệnh vảy nến cần kiêng kể trên, nhiều người cũng quan tâm đến thực phẩm mà người bệnh có thể ăn và bổ sung khi bị bệnh. Theo đó, dưới đây là nhóm những thực phẩm tốt cho bệnh vảy nến, bệnh da liễu bạn có thể thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

Hoa quả tươi và rau xanh

Hoa quả tươi và rau xanh là các thực phẩm được khuyến khích sử dụng, bởi chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này có tác dụng củng cố, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và đề kháng của cơ thể. Nhờ đó, tình trạng vảy nến sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.

Khi mắc bệnh vảy nến nên ăn gì?
Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất cho cơ thể

Việc bổ sung các loại hoa quả tươi, rau xanh còn giúp cung cấp dinh dưỡng cải thiện các bệnh lý khác, đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung các loại rau củ quả và trái cây tươi như rau bina, rau cải xoăn, các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu, nho hoặc những loại quả sẫm màu khác,...Tuy nhiên nên ăn với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều.

Thực phẩm giàu omega 3

Ngoài rau củ quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết,...cũng là các thực phẩm người bệnh vảy nến có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng. Nhóm thực phẩm này chứa dưỡng chất omega 3 tốt cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng tăng tiết chất nhờn cho da, cải thiện tình trạng khô rát, bong tróc,...cho làn da trở nên mềm mại và phục hồi độ đàn hồi.
Không những thế, omega 3 còn là nhân tố giảm thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da mau chóng cải thiện. Nếu bổ sung với lượng vừa đủ, làn da sẽ trở nên khỏe mạnh, có sức sống hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý trong quá trình chế biến dùng gia vị vừa đủ và hạn chế dùng dầu động vật, nên thay bằng dầu thực vật.

Bệnh vảy nên nên ăn gì? Dầu thực vật

Như đã đề cập, dầu từ động vật thường có khả năng kích ứng da phổ biến hơn dầu thực vật. Do hàm lượng chất béo xấu trong mỡ động vật cao, không phù hợp cho tình trạng nền da đang bị viêm nhiễm, tổn thương. Do đó, bạn nên thay thế chúng thành những loại dầu từ thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu dừa,...
Trong các loại dầu chiết xuất từ thực vật chứa hàm lượng chất béo tốt, có khả năng chống viêm cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều omega 3, omage 6 tốt cho sức khỏe hơn dầu động vật. Mặc dù vậy, bạn không nên quá lạm dụng chúng trong chế biến món ăn. Tuy tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến cơ thể.

Thực phẩm chứa kẽm

Kẽm làm hoạt chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, người bệnh vảy nến nên ăn những thực phẩm chứa hoạt chất này. Những thực phẩm như nghêu, sò, thịt nạc trắng,...Bổ sung chúng vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày thay cho thịt đỏ cũng là sự lựa chọn tối ưu. Chúng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến tình trạng viêm da của bạn.

Bệnh vảy nên nên ăn gì? Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên cám cũng là thực phẩm bạn nên bổ sung cho cơ thể. Những loại như yến mạch, các loại hạt,...giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào giúp giảm cholesterol cho cơ thể, ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, ngũ cốc còn chừa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng tổn thương, làm da trở nên mềm và căng mịn, giảm sưng tấy và khô ráp,...

Khi mắc bệnh vảy nến nên ăn gì?
Bổ sung dinh dưỡng thông qua các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám

Một số thực phẩm được đề cập trên đây phù hợp với người đang mắc bệnh vảy nến. Bạn có thể tham khảo lựa chọn bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên hãy luôn nhớ cân bằng dinh dưỡng và đừng ăn phụ thuộc một nhóm thực phẩm xuyên suốt có thể làm thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vảy nến

Việc lựa chọn thực phẩm tốt và kiêng ăn những thực phẩm gây hại giúp quá trình điều trị vảy nến suôn sẻ hơn. Do đó, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để sớm đạt được kết quả điều trị như mong đợi. Ngoài ra, một số vấn đề khác bạn cần lưu ý như:

  • Ăn chín uống sôi, sơ chế nguyên liệu trước khi chế biến cẩn thận để tránh gây nhiễm khuẩn cho cơ thể. Đồng thời lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo không nhiễm hóa chất độc hại, phân thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải độc tố, trung bình người bệnh nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể uống thêm nước ép trái cây, sinh tố hoa quả để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
  • Bên cạnh ăn uống, người bệnh nên thay đổi một số thói quen gây hại cho cơ thể như bỏ bữa, ăn quá no trong một lần ăn, ăn đồ ăn cứng hoặc đồ ăn khó tiêu hóa,...Đồng thời sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh vận động quá sức ngay sau khi ăn.
  • Bảo vệ da khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời tại vùng da bị tổn thương. Lựa chọn quần áo thoải mái, thoáng mát.
  • Thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy tình trạng vảy nến không thuyên giảm, có dấu hiệu lan rộng. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc người có chuyên môn tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để sớm đẩy lùi chứng bệnh này, phòng nguy cơ tái phát.

Mẹo chữa vảy nến tại nhà:

Cách chữa vảy nến tại nhà thường được ưa chuộng vì đơn giản, chi phí thấp và sử dụng nguyên liệu sẵn có.

Nước muối ấm:

  • Pha muối vào nước ấm và ngâm mình trong 10-15 phút.
  • Giúp làm dịu ngứa và sưng đỏ, đồng thời sát khuẩn.

Dầu dừa nguyên chất:

  • Hấp hoặc làm nóng dầu dừa và thoa lên vùng da bị vảy nến.
  • Cải thiện ngứa ngáy và bong tróc da.

Bột yến mạch:

  • Hoà tan bột yến mạch với nước và sử dụng để tắm và massage ngoài da.
  • Giảm ngứa ngáy và cải thiện triệu chứng ở giai đoạn mới khởi phát.

Lưu ý khi chữa vảy nến tại nhà:

  • Các mẹo tại nhà thích hợp cho vảy nến ở mức độ nhẹ.
  • Không nên lạm dụng mẹo tại nhà khi da đã bong tróc, rỉ dịch nghiêm trọng.

Biện pháp Tây y:

  • Sử dụng các loại thuốc tại chỗ như Corticosteroid, Anthralin, Retinoid.
  • Điều trị toàn thân với Cyclosporine, Methotrexate hay Sulfasalazine.
  • Quang trị liệu và thuốc sinh học như Etanercept, Adalimumab, Infliximab, Ustekinumab.

Thuốc Nam trị vảy nến:

  • Cây lược vàng: Dùng ngoại và uống có tác dụng kháng khuẩn.
  • Cây lá lốt: Ngâm và tắm rửa để cải thiện các vấn đề ngoài da.
  • Lá đinh lăng và lá muồng trâu cũng được sử dụng trong điều trị.

Cảnh báo khi sử dụng thuốc Nam:

  • Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người.
  • Không lạm dụng thuốc Nam để tránh nguy cơ bội nhiễm và biến chứng.

Các bài thuốc Đông y:

  • Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiên trì sử dụng và kết hợp với lối sống lành mạnh.

Lưu ý khi sử dụng Đông y:

  • Không tự y án dụng thuốc mà không thăm khám bác sĩ.
  • Kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình.
  • Kết hợp với ăn uống khoa học và chăm sóc da đầy đủ.
  • Bệnh nhân cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cùng tham khảo các loại thuốc trị vảy nến hiệu quả sau đây:

  • Anthralin: Dạng bôi chứa Anthralin giúp kiểm soát và chống viêm vảy nến. Kết hợp với mỡ axit salicylic để giảm ngứa và dày sừng. Thoa 2 lần/tuần, tránh tiếp xúc với mắt và vùng nhạy cảm.
  • Axit Salicylic: Giảm bong vảy, bạt sừng, kết hợp với Anthralin tăng hiệu quả. Được sử dụng chủ yếu cho vảy nến khu trú. Chú ý đến mức nồng độ và tránh sử dụng rộng rãi trên da.
  • Goudron: Chứa than đá hoặc chiết xuất từ cây thông giúp làm tan nhiễm và bong tróc. Màu đen, khó phai trên quần áo, cần thận trọng khi sử dụng.
  • Corticoid (thuốc mỡ): Chống viêm, giảm dị ứng, cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Sử dụng theo hướng dẫn, tránh sử dụng lâu dài để tránh tác dụng phụ.
  • Calcipotriol: Dạng kem bôi chứa Calcipotriol cải thiện tình trạng dày sừng. Dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự y áp dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Retinoid: Dạng dẫn xuất vitamin A giảm bong tróc vảy nến. Dùng thuốc uống tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Methotrexate: Thuốc ức chế miễn dịch kiểm soát vảy nến. Giám sát nghiêm ngặt, nguy cơ ngộ độc gan, chống chỉ định thai nhi.
  • Cyclosporin A: Giảm miễn dịch, kiểm soát vảy nến. Chỉ định cho trường hợp nặng, cân nhắc nguy cơ ngộ độc thận.
  • Thuốc sinh học: Sản phẩm mới, kiểm soát bệnh vảy nến sinh học. Dùng qua đường tiêm, chỉ định cho rối loạn miễn dịch nặng. Cảnh báo về chi phí cao, thiếu thông tin chính xác cơ chế hoạt động.

Hy vọng qua bài viết sau đây đã giải đáp được vấn đề: "Bệnh vảy nến kiêng ăn gì để sớm kiểm soát bệnh?" cho bạn đọc. Bên cạnh các thực phẩm cần hạn chế, bài viết có đề cập đến một số nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn đọc có thể tham khảo. Lựa chọn thực phẩm phù hợp, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh là yếu tố giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...