Thuốc Chữa Vảy Nến

Cùng tham khảo các loại thuốc trị vảy nến hiệu quả sau đây:

  • Anthralin: Dạng bôi chứa Anthralin giúp kiểm soát và chống viêm vảy nến. Kết hợp với mỡ axit salicylic để giảm ngứa và dày sừng. Thoa 2 lần/tuần, tránh tiếp xúc với mắt và vùng nhạy cảm.
  • Axit Salicylic: Giảm bong vảy, bạt sừng, kết hợp với Anthralin tăng hiệu quả. Được sử dụng chủ yếu cho vảy nến khu trú. Chú ý đến mức nồng độ và tránh sử dụng rộng rãi trên da.
  • Goudron: Chứa than đá hoặc chiết xuất từ cây thông giúp làm tan nhiễm và bong tróc. Màu đen, khó phai trên quần áo, cần thận trọng khi sử dụng.
  • Corticoid (thuốc mỡ): Chống viêm, giảm dị ứng, cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Sử dụng theo hướng dẫn, tránh sử dụng lâu dài để tránh tác dụng phụ.
  • Calcipotriol: Dạng kem bôi chứa Calcipotriol cải thiện tình trạng dày sừng. Dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự y áp dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Retinoid: Dạng dẫn xuất vitamin A giảm bong tróc vảy nến. Dùng thuốc uống tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Methotrexate: Thuốc ức chế miễn dịch kiểm soát vảy nến. Giám sát nghiêm ngặt, nguy cơ ngộ độc gan, chống chỉ định thai nhi.
  • Cyclosporin A: Giảm miễn dịch, kiểm soát vảy nến. Chỉ định cho trường hợp nặng, cân nhắc nguy cơ ngộ độc thận.
  • Thuốc sinh học: Sản phẩm mới, kiểm soát bệnh vảy nến sinh học. Dùng qua đường tiêm, chỉ định cho rối loạn miễn dịch nặng. Cảnh báo về chi phí cao, thiếu thông tin chính xác cơ chế hoạt động.

Các thuốc chữa bệnh vảy nến có dạng bôi, uống và tiêm chứa các hoạt chất như Anthralin, Goudron, Corticoid,…Chúng có tác dụng kiểm soát và điều trị tại chỗ vảy nến, giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng khó chịu, phòng tránh viêm nhiễm nặng nề hơn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn loại thuốc phù hợp.

Thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới

Bệnh vảy nến là một trong những chứng bệnh da liễu dai dẳng, khó điều trị dứt điểm nhất hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh có thể do di truyền, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết hoặc các chấn thương cơ học khác,...làm khởi phát những tổn thương trên da. Lúc này bề mặt da trở nên viêm đỏ, dày khô và bắt đầu bong tróc thành từng mảng màu trắng như vảy nến.

Các thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới
Sử dụng thuốc tân dược kiểm soát triệu chứng bệnh vảy nến cho hiệu quả nhanh chóng


Tuy nhiên, bệnh vảy nến là một trong những dạng bệnh da liễu lành tính. Dù mức độ tái phát nhiều lần nhưng nếu không rơi vào trường hợp vảy nến khớp, vảy nến toàn thân thì việc kiểm soát bệnh cũng không quá khó khăn. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chữa bệnh vảy nến chứa các thành phần như Anthralin, Goudron, Corticoid,...
Thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ các triệu chứng ngoài da do vảy nến gây ra, đồng thời kiểm soát và phòng tránh tình trạng viêm nhiễm lan rộng, biến chứng. Dưới đây là thông tin một số thuốc dạng bôi, uống hoặc tiêm trị bệnh vảy nến phổ biến trên thế giới:

1. Thuốc chữa vảy nến dạng bôi chứa Anthralin

Thuốc chứa Anthralin được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến, đây là nhóm chất biệt dược còn được gọi là Dithranol. Thuốc được bào chế dưới hai dạng chính là dạng bôi và một dạng dùng cho trường hợp vảy nến da đầu (dạng dầu gội). Tác dụng của thuốc chứa Anthralin chủ yếu giúp chống viêm, kiểm soát sự phát triển của bệnh.
Nhằm cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả hơn, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chữa Anthralin kết hợp với dạng thuốc mỡ axit salicylic. Nhờ đó, hoạt động sản xuất tế bào sừng được kiểm soát, giảm triệu chứng ngứa ngáy, dày sừng và bong tróc da khó chịu. Thuốc được dùng với nồng độ an toàn là từ 0,1% đến 0,3%. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chứa Anthralin chữa bệnh vảy nến:

  • Thoa thuốc lên khu vực bị vảy nến, tuy nhiên không lưu thuốc quá lâu trên da. Thời gian thích hợp từ 10-20 phút.
  • Sau khi sử dụng khoảng 1 giờ, bạn nên dùng nước ấm tắm lại để giảm rủi ro gặp kích ứng không mong muốn.
  • Không nên để thuốc dính vào mắt hoặc khu vực nhạy cảm như vùng kín.
  • Trong khoảng 2 tuần đầu sử dụng thuốc, bạn chỉ nên bôi mỗi tuần 2 lần, không nên bôi mỗi ngày.
  • Thuốc chứa Anthralin có khả năng làm phai màu quần áo.

Chống chỉ định đối với người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bị kích ứng hay đổi màu da.

2. Thuốc chứa Axit Salicylic giảm bong vảy, bạt sừng

Như đã đề cập, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng kết hợp thuốc chứa Anthralin với thuốc có Axit Salicylic. Đây cũng là một trong những dạng thuốc chữa bệnh vảy nến được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc được sản xuất với nhiều nồng độ khác nhau để điều trị theo từng mức độ bệnh. Không chỉ dùng điều trị bệnh vảy nến, thuốc chứa Axit Salicylic còn có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý da liễu khác.

Các thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới
Thuốc chứa Axit Salicylic được kết hợp sử dụng kiểm soát bệnh vảy nến

Cụ thể hơn, Axit Salicylic là dẫn xuất được gọi tắc là BHA. Chất này có tác dụng thẩm thấu sâu vào bên trong da, giúp làm mềm tế bào sừng và loại bỏ chúng ra khỏi nền da đang bị tổn thương. Nhờ đó, tình trạng bong tróc da sẽ được cải thiện. Thuốc mỡ chứa Axit Salicylic được đánh giá có độ an toàn cao trong số thuốc chữa vảy nến hiện nay.
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một thuốc chữa Axit Salicylic hoặc kết hợp với những dạng khác nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, dạng thuốc này chỉ phù hợp với tình trạng vảy nến khu trú, tránh sử dụng trên vùng da rộng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Chống chỉ định dùng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần trong thuốc. Ngoài ra, thuốc chứa Axit Salicylic không nên dùng đối với tình trạng da bị thâm nhiễm nặng, dày sừng cứng cộm. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh không tránh khỏi một số phản ứng phụ như nhạy cảm với ánh nắng, kích ứng da. Trường hợp dùng cho da đầu có thể gây rụng tóc tạm thời.

3. Thuốc trị vảy nến chứa Goudron bôi da

Không chỉ có thuốc chứa Axit Salicylic là thuốc khử oxy điều trị vảy nến, thuốc chứa Goudron cũng là thuộc thuộc nhóm này. Thành phần chính là than đá hoặc chiết xuất từ cây thông, tác dụng làm tan nhiễm cộm hay bong tróc vảy trên da. Thuốc chứa Goudron được đưa vào sử dụng để điều trị bệnh da liễu, kiểm soát triệu chứng ngoài da. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Thuốc có màu đen hoặc nâu sẫm, khi dính vào quần áo khó phai. Do đó bạn nên thận trọng trong lúc thoa thuốc.
  • Thuốc có mùi hắc hơi khó chịu, điều này có thể gây ra một số kích ứng cho người dùng.

Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như viêm nang lông (nhất là khi sử dụng trong thời gian dài), nổi mụn, mề đay mẩn ngứa,...

4. Thuốc chữa bệnh vảy nến chứ Corticoid (thuốc mỡ)

Các dẫn xuất của Corticoid có tác dụng trong việc điều trị các vấn đề ngoài da, đặc biệt là chống viêm và giảm dị ứng. Do đó, hiện nay các bác sĩ cũng bắt đầu ứng dụng thuốc có chứa Corticoid đối với bệnh nhân mắc vảy nến. Thuốc sẽ hoạt động dựa trên cơ chế tổng hợp DNA trên da, ức chế bạch cầu đa nhân, giảm tình trạng tăng sinh tế bào biểu bì dưới tác động của hiện tượng gián phân,...

Các thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới
Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ chứa Corticoid trên da vảy nến

Nhiều người sau khi sử dụng thuốc mỡ chứa Corticoid cho thấy kết quả khả quan. Các triệu chứng như sưng đỏ, viêm, bong tróc, dày sừng,... cải thiện đáng kể. Thời gian cho kết quả nhanh chóng, do đó hiện nay thuốc được đưa vào sử dụng điều trị bệnh da liễu khá phổ biến. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ chỉ định dùng thuốc trong thời gian nhắn, bởi đây không phải dạng thuốc có thể sử dụng kéo dài.
Bởi thuốc có khả năng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như tao hoặc rạn da, nổi mụn, thẩm thấu vào máu gây ra nhiều vấn đề khác,...Do đó, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc chứa Corticoid từ 20 - 30 ngày, sau đó sẽ nghỉ một thời gian trước khi bắt đầu dùng trở lại. Các loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định dùng xen kẽ để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh vảy nến. Lưu ý không nên bôi trên diện rộng, chỉ dùng cho vảy nến khu trú.

5. Thuốc chứa Calcipotriol trị vảy nến dạng kem bôi

Calcipotriol là một chất đồng đẳng vitamin B3. Loại này được đưa vào trong thuốc chữa vảy nến nhằm mục đích cải thiện tình trạng dày sừng trên da, biệt hóa tế bào, giảm bong tróc. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng vảy nến của bạn chỉ định liều dùng phù hợp. Bạn không nên tự ý sử dụng để giảm thiểu rủi ro gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh sau khi dùng thuốc chứa Calcipotriol dạng bôi khoảng 1 - 2 tuần sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực tại khu vực da tổn thương. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý một số nguyên tắc sau:

Các thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới
Thuốc chứa Calcipotriol dạng kem bôi chữa bệnh vảy nến khu trú

  • Chỉ sử dụng cho trường hợp vảy nến khu trú, không nên thoa thuốc trên vùng da rộng, nhất là đối tượng bị vảy nến toàn thân.
  • Mặc dù được đánh giá ít gây tác dụng phụ so với nhiều dạng thuốc khác, tuy nhiên bạn chỉ nên bôi mỗi ngày 2 lần, không nên lạm dụng. Liều lượng sử dụng không vượt 100g mỗi tuần, dùng cho 16% diện tích da cơ thể.
  • Không bôi thuốc vào vùng da mỏng, bộ phận sinh dục.
  • Sau khi dùng nên làm sạch da lại với xà phòng, không lưu thuốc trên da.

Để phòng tránh các tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, người dị ứng thuốc cần thận trọng trước khi sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc chứa Calcipotriol như tụt canxi, vùng da sau điều trị dễ bị thâm.

6. Thuốc chứa Retinoid giảm bong tróc vảy nến

Retinoid là một trong các dạng dẫn xuất của vitamin A được sử dụng trong ngành dược mỹ phẩm. Ngoài ra, hiện nay thuốc chứa dẫn xuất này đã được nghiên cứu đưa vào điều trị bệnh da liễu, đặc biệt là vảy nến. So với dạng kem bôi, đối với bệnh nhân vảy nến, bác sĩ thường kê đơn thuốc uống để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Khi đi vào cơ thể, thuốc chứa Retinoid phát huy tác dụng giúp kiểm soát hiện tượng tăng sinh tế bào sừng, thúc đẩy tổn thương trên da mau chóng hồi phục từ bên trong. Tùy theo mức độ vảy nến của mỗi người, liều dùng sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp. Tuy nhiên thông thường, liều lượng sẽ không vượt quá 10mg một ngày. Sau giai đoạn làm quen, để cơ thể thích nghi với thuốc, liều dùng sẽ được điều chỉnh.
Bạn có thể phải duy trì sử dụng thuốc chứa Retinoid trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Một số trường hợp bệnh phức tạp sẽ phải sử dụng kéo dài lâu hơn. Ngoài ra, bạn nên thận trọng một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình uống thuốc. Một số người sẽ bị khô da, khô mắt, môi, ngứa, viêm da, kết mạc hoặc rụng tóc tạm thời,...Chống chỉ định thuốc đối với phụ nữ đang mang thai. Bởi, dẫn xuất Retinoid có khả năng làm dị tật thai nhi cực kỳ nguy hiểm.

7. Thuốc chữa bệnh vảy nến chứa Methotrexate

Thuốc chứa Methotrexate là một dạng ức chế miễn dịch, thường được kê toa cho các đối tượng mắc bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, trong đó có bệnh vảy nến. Theo các chuyên gia, nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình sản sinh axit nucleic và các hoạt động của bạch cầu đơn nhân trong cơ thể người bệnh. Đồng thời kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào thượng bì của da.

Các thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới
Thuốc chứa Methotrexate là một dạng ức chế miễn dịch được dùng trong điều trị vảy nến

Thuốc thường được chỉ định cho đối tượng mắc vảy nến ở thể khớp, vảy nến toàn thân. Đồng thời, người bệnh sẽ được giám sát nghiêm ngặt trong quá trình sử dụng, bởi thuốc Methotrexate có nguy cơ gây ngộ độc gan. So với các nhóm thuốc kể trên, thuốc chứa Methotrexate không được sử dụng phổ biến.
Chống chỉ định sử dụng thuốc đối với trường hợp phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản để tránh làm dị tật thai nhi. Đồng thời, không sử dụng thuốc nếu bệnh vảy nến chỉ ở thể nhẹ, trung bình. Thay vào đó nên dùng các dạng thuốc khác phù hợp hơn. Trong thời gian dùng thuốc, bạn có thể gặp phải một số phản ứng như giảm tinh trùng, thoái hóa hoặc xơ gan, hồng cầu và tiểu cầu trong máu suy giảm,...

8. Thuốc chữa vảy nến Cyclosporin A

Thuốc Cyclosporin A là dạng giảm miễn dịch, thường được sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân đã thực hiện giải phẫu ghép tạng để phòng thải ghép. Ngoài ra, thuốc còn được kê cho những bệnh nhân da liễu như mắc bệnh vảy nến. Nhờ vào công dụng ức hế miễn dịch, giảm tình trạng viêm và hạn chế giãn mao mạch trên da.
Thuốc thường được chỉ định cho đối tượng mắc vảy nến ở thể khớp, thể mủ hoặc tình trạng nặng đã điều trị bằng các dạng thuốc khác nhưng không có hiệu quả. Tuy nhiên, song song với các lợi ích đã nêu, thuốc cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây hại cho cơ thể người bệnh. Đặc biệt là nguy cơ ngộ độc thận.

Các thuốc chữa bệnh vảy nến phổ biến và mới nhất trên thế giới
Thận trọng trong quá trình dùng thuốc Cyclosporin A điều trị vảy nến

Chính vì thế, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng hoặc kết hợp thuốc có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Chống chỉ định sử dụng thuốc Cyclosporin A đối với bệnh nhân đang bị bệnh về thận, bệnh ung thư, người đang xạ trị hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch tương đương. Tác dụng phụ có thể gặp trong thời gian dùng thuốc như tăng huyết áp, suy giảm và rối loạn chức năng gan - thận, mệt mỏi,...

9. Thuốc chữa bệnh vảy nến sinh học mới nhất

Ngoài những dạng thuốc bôi da, thuốc uống chữa bệnh vảy nến kể trên, hiện nay y học đã sáng chế ra một dạng thuốc sinh học có khả năng kiểm soát chứng bệnh này. Đây là một trong những sản phẩm y học hiện đại, mang lại nhiều giá trị trong công cuộc chữa trị bệnh vảy nến mãn tính. Thuốc được dùng theo đường tiêm, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp qua đường tĩnh mạch.
Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến được dùng cho đối tượng bị rối loạn miễn dịch nặng, mắc ung thư. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa đưa ra chính xác cơ chế hoạt động của thuốc khi đi vào cơ thể. Do đó, thuốc vẫn chưa được công bố rộng rãi, nhiều người vẫn chưa tiếp cận được với loại thuốc này. Đồng thời chi phí điều trị cũng khá đắt đỏ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến

Trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc các loại thuốc chữa bệnh vảy nến trên thế giới được sử dụng hiện nay. Mỗi bệnh nhân sau thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn đừng nên bỏ qua một số lưu ý như sau:

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng.
  • Thông báo với bác sĩ nếu trong thời gian dùng thuốc nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
  • Trước khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và các thuốc đang sử dụng. Tùy theo nhu cầu khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác.
  • Không tự ý kết hợp nhiều dạng thuốc khác nhau, như thuốc Đông y, thuốc Nam với thuốc tân dược để phòng tránh các tương tác nguy hại. Chỉ kết hợp nếu có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
  • Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Có thể tham vấn ý kiến bác sĩ thực đơn dinh dưỡng. Nhằm tránh một số thực phẩm có khả năng tương tác với thuốc điều trị gây hại sức khỏe. Đồng thời bảo vệ cơ thể tránh các trường hợp dị ứng thức ăn, dị ứng với môi trường xung quanh.
  • Bảo vệ các tổn thương trên da, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại. Giữ vệ sinh cá nhân, lựa chọn quần áo thoải mái giúp vết thương mau chóng hồi phục. Tuyệt đối không tác động mạnh, cào gãi gây nhiễm trùng hoặc lây lan khu vực vảy nến ra các vùng da bình thường.
  • Tái khám để theo dõi tình trạng bệnh vảy nến, khi cần thiết bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. Chăm sóc cơ thể phòng tái phát hoặc biến chứng.

Mẹo chữa vảy nến tại nhà:

Cách chữa vảy nến tại nhà thường được ưa chuộng vì đơn giản, chi phí thấp và sử dụng nguyên liệu sẵn có.

Nước muối ấm:

  • Pha muối vào nước ấm và ngâm mình trong 10-15 phút.
  • Giúp làm dịu ngứa và sưng đỏ, đồng thời sát khuẩn.

Dầu dừa nguyên chất:

  • Hấp hoặc làm nóng dầu dừa và thoa lên vùng da bị vảy nến.
  • Cải thiện ngứa ngáy và bong tróc da.

Bột yến mạch:

  • Hoà tan bột yến mạch với nước và sử dụng để tắm và massage ngoài da.
  • Giảm ngứa ngáy và cải thiện triệu chứng ở giai đoạn mới khởi phát.

Lưu ý khi chữa vảy nến tại nhà:

  • Các mẹo tại nhà thích hợp cho vảy nến ở mức độ nhẹ.
  • Không nên lạm dụng mẹo tại nhà khi da đã bong tróc, rỉ dịch nghiêm trọng.

Biện pháp Tây y:

  • Sử dụng các loại thuốc tại chỗ như Corticosteroid, Anthralin, Retinoid.
  • Điều trị toàn thân với Cyclosporine, Methotrexate hay Sulfasalazine.
  • Quang trị liệu và thuốc sinh học như Etanercept, Adalimumab, Infliximab, Ustekinumab.

Thuốc Nam trị vảy nến:

  • Cây lược vàng: Dùng ngoại và uống có tác dụng kháng khuẩn.
  • Cây lá lốt: Ngâm và tắm rửa để cải thiện các vấn đề ngoài da.
  • Lá đinh lăng và lá muồng trâu cũng được sử dụng trong điều trị.

Cảnh báo khi sử dụng thuốc Nam:

  • Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người.
  • Không lạm dụng thuốc Nam để tránh nguy cơ bội nhiễm và biến chứng.

Các bài thuốc Đông y:

  • Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiên trì sử dụng và kết hợp với lối sống lành mạnh.

Lưu ý khi sử dụng Đông y:

  • Không tự y án dụng thuốc mà không thăm khám bác sĩ.
  • Kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình.
  • Kết hợp với ăn uống khoa học và chăm sóc da đầy đủ.
  • Bệnh nhân cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh vảy nến là một chứng bệnh da liễu dai dẳng, và chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Cần hạn chế hoặc tránh:

  1. Thực phẩm nhiều protein: Tránh thực phẩm giàu protein, vì hàm lượng cao có thể kích thích triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát da.
  2. Thực phẩm giàu gluten: Tránh thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, mì ống, vì chúng có thể gây kích thích và làm lan rộng bệnh.
  3. Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị: Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng và làm tăng mức độ viêm nhiễm trên da.
  4. Thịt đỏ: Giảm ăn thịt đỏ, vì nhiều protein lạ trong thịt đỏ có thể làm tăng khả năng kích thích và làm nặng triệu chứng.

Nên bổ sung vào chế độ ăn:

  1. Hoa quả tươi và rau xanh: Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, cung cấp dưỡng chất cho hệ thống miễn dịch và đề kháng.
  2. Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết chứa omega 3 giúp cải thiện tình trạng da, làm mềm mại và giảm viêm.
  3. Dầu thực vật: Sử dụng dầu từ thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu dừa thay vì dầu động vật, để giảm kích thích và cung cấp chất béo tốt cho da.
  4. Thực phẩm chứa kẽm: Nghêu, sò, thịt nạc trắng chứa kẽm, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết thêm các loại thuốc chữa bệnh vảy nến được sử dụng phổ biến hiện nay. Để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, an toàn, trước hết bệnh nhân được khuyến khích thăm khám y tế. Sau đó tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tân dược.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...