Gây Tê Tủy Sống Gây Đau Lưng: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hiện tượng sau gây tê tủy sống gây đau lưng là một trong những tình trạng có thể xảy ra. Nguyên nhân gây đau liên quan đến thủ thuật tiêm hay tác dụng của thuốc tiêm. Trường hợp đau nặng cần thông báo để được bác sĩ xử lý sớm.
Gây tê tủy sống là gì?
Phương pháp gây tê tủy sống hay còn gọi là gây tê dưới nhện là phương pháp tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào khoang dưới nhện, vị trí tốt nhất tại cột sống thắt lưng L2 – L3 – L4. Mục đích nhằm gây tê thần kinh trung ương, ức chế cảm giác đau khi tiến hành phẫu thuật.
Theo cấu tạo, tủy sống được bao bọc bằng 3 lớp màng, gồm màng cứng, màng nhện và màng mềm. Khi thuốc được tiêm vào tủy sống sẽ dần dần ngăn đường truyền tín hiệu của thần kinh tại đây, giúp giảm đau một số vùng nhất định trên cơ thể.
Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tủy sống ngay khi người bệnh đang tỉnh táo, bên cạnh đó nếu cần thiết bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc an thần hoặc gây tê toàn thân.
Ống kim tiêm được luồn vào cột sống, sau đó thuốc được đẩy qua ống gây tê. Thông thường sau khi kết thúc phẫu thuật, ống tiêm sẽ được lấy ra. Tình trạng đau lưng sau khi gây tê có thể xuất hiện.
Những trường hợp phẫu thuật áp dụng gây tê tủy sống có thể kể đến như phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật đường tiết niệu, mạch máu, mở ổ bụng, phẫu thuật sản phụ khoa,… Phương pháp gây tê màng cứng là thủ thuật thường được thực hiện.
So với gây tê toàn thân, thủ thuật này ít rủi ro hơn. Mặc dù vậy, như đã đề cập, gây tê tủy sống có thể khiến người thực hiện bị đau lưng, ảnh hưởng đến thần kinh, tim mạch, tủy sống,… Nếu nhận thấy phản ứng nghiêm trọng, người bệnh nên thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây tê tủy sống gây đau
Trường hợp gây tê tủy sống thường gặp nhất là phẫu thuật cho sản phụ khi sinh. Thuốc được tiêm vào cơ thể sẽ khiến thần kinh tủy sống bị ức chế, ngăn việc truyền tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương.
Thuốc có tác dụng tạm thời, khi hết tác dụng người bệnh có thể bị khó chịu hoặc đau đớn tại vị trí phẫu thuật. Vậy, tình trạng gây tê tủy sống gây đau lưng là do đâu? Hiện tượng đau lưng khi gây tê tủy sống có thể xảy ra.
Nguyên nhân liên quan đến thủ thuật thực hiện ảnh hưởng dây chằng vùng lưng khiến cho người bệnh bị đau sau khi tiêm thuốc. Cơn đau lưng có thể diễn ra âm ỉ, hoặc dữ dội và kéo dài liên tục.
Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh bị đau lưng do mắc phải một số bệnh lý cột sống như viêm khớp, thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm. Những đối tượng này cần thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống.
Tỷ lệ người gặp phải tình trạng đau lưng sau gây tê tủy sống thường không quá nhiều. Dưới sự phát triển vượt bật của y học ngày nay, kim gây tê có kích thước càng nhỏ, ít gây ảnh hưởng cho cột sống lưng khi thực hiện nên hiện tượng đau lưng giảm dần.
Bên cạnh tình trạng đau lưng, người sau khi thực hiện phương pháp gây tê tủy sống còn có khả năng gặp phải các phản ứng phụ khác. Một số trường hợp thường gặp như phản ứng nôn ói, đau đầu, run, ngứa, suy hô hấp và tuần hoàn nhẹ, nhiễm trùng,…
Người bệnh nếu nhận thấy lưng có cảm giác đau nhức bất thường sau khi kết thúc điều trị hoặc bất kỳ phản ứng nào, nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý càng sớm càng tốt, nhằm giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.
Đau lưng do gây tê tủy sống có nguy hiểm không? Kéo dài bao lâu?
Các phản ứng sau gây tê tủy sống thường nhẹ, và có thể kiểm soát. Kể cả tình trạng gây tê tủy sống gây đau lưng. Người bệnh nên thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường tăng dần để được hỗ trợ kịp thời.
Đối với tình trạng đau nhức lưng, cơn đau thường chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần đến một tháng sau khi gây tê tủy sống. Mức độ đau cũng giảm dần theo thời gian, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Nguyên nhân khiến cơn đau lưng kéo dài không khỏi có thể là do những ảnh hưởng từ thói quen nằm ngồi sai tư thế, mắc bệnh xương khớp khác. Trường hợp này cơn đau sẽ dai dẳng và có chiều hướng nghiêm trọng hơn.
Nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ. Đồng thời, người bệnh cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để giúp cơ thể sớm cải thiện. Kết hợp các bài tập trị liệu, phương pháp hỗ trợ giảm đau để giúp cơ thể dễ chịu hơn, giảm thiểu các rủi ro gây hại sức khỏe.
Gây tê tủy sống gây đau lưng xử lý thế nào?
Gây tê tủy sống gây đau lưng có thể kiểm soát và thuyên giảm dần sau một thời gian. Tuy nhiên trường hợp người bệnh mắc phải các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là ở cột sống lưng nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh biện pháp can thiệp phù hợp.
Một số vấn đề người bệnh cần nên lưu ý trước khi gây tê và sau quá trình gây tê để giảm rủi ro gặp tác dụng phụ, nhất là tình trạng đau lưng khó chịu:
Trước khi thực hiện gây tê tủy sống
Trao đổi với bác sĩ các bệnh lý đang mắc phải, đồng thời thông báo về các thuốc điều trị đang sử dụng, bao gồm cả các thực phẩm chức năng, thuốc Đông y, Nam dược hoặc các sản phẩm không kê đơn khác.
Ngoài ra, người bệnh cần thông báo các tình trạng mà cơ thể thường gặp như dị ứng thuốc trong quá khứ. Nếu có thói quen hút thuốc lá phải kiêng 5 – 7 ngày trước khi làm phẫu thuật, tốt nhất nên bỏ thuốc hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe.
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định ngưng thuốc Aspirin, Ibuprofen, Warfarin hoặc các sản phẩm có nguy cơ làm loãng máu khác trước khi phẫu thuật. Trước ngày thực hiện tiêm thuốc gây tê tủy sống, bác sĩ còn căn dặn người bệnh một số vấn đề:
- Hướng dẫn người bệnh ăn uống đúng cách trước khi thực hiện.
- Tuyệt đối không uống rượu trước khi phẫu thuật.
- Uống một vài ngụm nước nhỏ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi tại giường nhiều hơn sau khi kết thúc ca phẫu thuật, không nên vận động mạnh. Ngoài đau lưng, lúc này người bệnh có thể thấy chóng mặt và đau bụng nhẹ. Các biểu hiện sẽ thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị.
Điều trị đau lưng sau gây tê tủy sống
Đối với trường hợp sau gây tê tủy sống gây đau lưng không quá điển hình. Tình trạng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân, sản phụ sau sinh. Để phòng ngừa và cải thiện cơn đau, bác sĩ thường đề nghị thực hiện các biện pháp hỗ trợ.
Chẳng hạn như, sử dụng máy siêu âm nhằm kiểm tra dây chằng, dây thần kinh để chắc chắn việc gây tê không ảnh hưởng đến mô mềm, quá trình thực hiện đã diễn ra thuận lợi, giảm rủi ro gây đau lưng.
Bên cạnh đó, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh tập các bài tập trị liệu và hỗ trợ các động tác chuyển động chuyên sâu, nhằm giúp cơ thể bệnh nhân phục hồi khả năng vận động, giúp cột sống và các khớp sớm trở lại hoạt động bình thường.
Trường hợp tổn thương mô mềm hoặc ảnh hưởng dây chằng sau gây tê khiến người bệnh bị đau lưng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm huyết tương giàu tiểu cầu để cải thiện cơn đau cho bệnh nhân, giảm rủi ro gây hại sức khỏe.
Một số lưu ý sau gây tê tủy sống
Khi thực hiện thủ thật gây tê tủy sống, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ sau đó 24 tiếng đồng hồ. Nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh vận động mạnh, nên đi lại nhẹ nhàng.
- Tránh sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh như thức uống chứa cồn, thuốc lá hoặc các chất kích thích,… Chúng có khả năng tương tác với thuốc còn tồn đọng trong cơ thể phát sinh các phản ứng không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe.
- Người bệnh cần có người chăm sóc sau phẫu thuật, đồng thời theo dõi trạng thái của bệnh nhân và thông báo cho bác sĩ khi cần thiết.
Ngoài tình trạng đau lưng, người bệnh nên thận trọng với các biểu hiện kèm theo khác sau khi gây tê tủy sống. Chẳng hạn:
- Buồn nôn, nôn: Xuất hiện sau 2 – 3 giờ sau khi phẫu thuật. Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống.
- Bí tiểu: Thuốc tê khiến cơ thắt cổ bàng quang chịu áp lực lớn hơn dẫn đến hiện tượng bí tiểu.
- Nhức đầu: Thông thường cơn nhức đầu sẽ kéo dài 24 tiếng và thuyên giảm. Đây cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi gây tê tủy sống. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do dịch tủy ở não bị rò rỉ qua lỗ thủng màng cứng. Lúc này làm giảm lớp đĩa đệm của các dây thần kinh cảm giác, đồng thời giãn mạch máu não tăng áp lực lên não – tủy.
- Đau vị trí chọc kim: Các mô tại vị trí tiêm có thể bị tổn thương nhẹ.
- Khó thở: Thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến bệnh nhân khó thở.
- Tụt huyết áp: Người bệnh có thể bị hạ huyết áp sau khi phẫu thuật.
Các triệu chứng bất thường sẽ thuyên giảm sau một thời gian. Nếu nhận thấy tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần sự hỗ trợ từ bác sĩ để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Tình trạng gây tê tủy sống gây đau lưng xuất hiện với tỷ lệ thấp hơn so với các biểu hiện phụ khác thường gặp. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Trường hợp thấy cơn đau kéo dài hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Xem Thêm:
- Ngồi Xuống Đứng Lên Bị Đau Lưng Do Đâu? Cách Khắc Phục
- Ngủ Dậy Bị Đau Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!