Ngồi Xuống Đứng Lên Bị Đau Lưng Do Đâu? Cách Khắc Phục
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng có thể xảy ra do tư thế ngồi xấu, chèn ép các dây thần kinh, co thắt cơ bắp hoặc liên quan đến các bệnh lý xương khớp khác. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây tổn thương cột sống và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Nguyên nhân ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Đau lưng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đau buốt, nhức hoặc đau âm ỉ ở một bộ phận của lưng. Đau thắt lưng hay đau lưng dưới được định nghĩa là cơn đau buốt tại đốt sống từ L1 – L5, cơn đau thường xuất hiện tại đường cong cột sống bên trên xương cụt.
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau lưng khi ngồi xuống đứng lên là do tư thế ngồi xấu. Theo đó, ngồi ở tư thế khom lưng có thể tăng áp lực lên các đĩa đệm, lúc này khiến các đốt sống cọ xát vào nhau và dẫn đến đau đớn khi đứng dậy.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngồi xuống đứng lên bị đau lưng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm những nguyên nhân cần được can thiệp y tế để tránh tiến triển nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến tình trạng ngồi xuống đứng lên bị đau lưng, bao gồm:
1. Ngồi sai tư thế
Thực tế nhận thấy, thói quen ngồi sai tư thế có thể gây ra tình trạng đứng dậy bị đau lưng, cụ thể là tư thế ngủ trên bàn, ngồi cúi người quá lâu hoặc ngồi với khuỷu tay ở xa cánh tay. Một số nghiên cứu nhận thấy, có khoảng 90% áp lực dồn lên thắt lưng khi ngồi. Chính vì vậy, các thói quen ngồi sai tư thế có thể gây căng thẳng, mất cân bằng ở cổ, lưng và đau nhức.
Bên cạnh đó, khi ngồi trong một thời gian dài, những cơ gập hông có xu hướng ngắn lại, lúc này khiến cơ mông trở nên suy yếu, gân kheo hoạt động quá sức. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêng khung chậu, vận động kém. Do đó, khi thay đổi từ tư thế ngồi sang đứng, người bệnh có thể bị đau lưng, mỏi chân và đau xương khớp.
2. Đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa hay dây thần kinh hông to là dây thần kinh chạy dọc theo gốc cột sống ở phía sau chân. Đau thần kinh tọa có thể được khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa cột sống, hình thành gai xương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Cơn đau do bệnh lý gây ra có thể âm ỉ, cảm giác như điện giật, tê ran. Việc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến cơn đau trở nên nặng nề hơn, cũng như dẫn đến tình trạng đau nhói lưng khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng.
Thông thường, đau dây thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, bắt đầu từ thắt lưng và lan dọc đến chân và chi dưới. Trong trường hợp triệu chứng tiến triển nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị mất cảm giác, cử động ở chân.
Trong một số trường hợp, đau dây thần kinh tọa khiến người bệnh mất kiểm soát tiểu tiện. Đây được xem là biểu hiện hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh phát sinh các rủi ro, biến chứng nặng nề.
3. Bị căng cơ
Căng cơ lưng khởi phát khi bệnh nhân ngồi với tư thế ưỡn người, vặn lưng quá mức. Trong trường hợp bị căng cơ, bạn có thể bị đau đớn ở lưng, kéo dài đến thắt lưng, mông nhưng không gây ảnh hưởng đến chân. Căng cơ cũng khiến lưng cứng, gặp khó khăn trong các hoạt động.
Ngồi làm việc quá lâu hoặc sai tư thế cũng có thể khiến cơ lưng bị căng cứng, đau đớn và tổn thương. Bên cạnh đó, cơn đau cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân thay đổi từ tư thế ngồi sang đứng.
Thông thường, tình trạng căng cơ lưng không quá nghiêm trọng và có thể được cải thiện trong vòng vài tuần với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp triệu chứng tiến triển nghiêm trọng và cần điều trị y tế hoặc vật lý trị liệu nhằm hạn chế những rủi ro liên quan.
4. Vấn đề về đĩa đệm
Tình trạng ngồi xuống đứng lên bị đau lưng có thể liên quan đến những vấn đề đĩa đệm như chấn thương đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm,… Thoát vị đĩa đệm làm tăng áp lực lên các đĩa đệm, lúc này chất nhầy bị đẩy ra bên ngoài. Từ đó gây căng thẳng đến các dây thần kinh trong khu vực và tủy sống, dẫn đến đau đớn, tê thắt lưng.
Thông thường, thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nhiều đến người trung niên và cao tuổi như một quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh lý cũng có thể xảy ra do té ngã, chấn thương, nâng/ mang vác vật nặng sai cách hoặc tổn thương cột sống do các hoạt động lặp lại thường xuyên.
Ngoài thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm cũng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống, khiến người bệnh bị đau lưng khi thay đổi từ tư thế ngồi sang đứng. Thoái hóa đĩa đệm ảnh hưởng chủ yếu ở người cao tuổi, chấn thương nghiêm trọng dẫn đến rách bao xơ đĩa đệm.
Khi bao xơ bị rách, đĩa đệm không thể tự chữa lành do nguồn cung cấp máu bị đứt. Từ đó khiến nhân nhầy trong trung tâm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau khi thay đổi tư thế hoặc cơn đau lan xuống chi dưới.
Mặc dù một số trường hợp bị thoái hóa đĩa đệm không phát sinh triệu chứng nhưng cơn đau lưng có thể tiến triển nặng nề tại lưng, đùi và mông, nhất là khi thực hiện các động tác cúi người, ngồi hoặc đứng quá lâu.
5. Hẹp ống sống
Ở mỗi đốt sống sẽ có một khoảng trống ở giữa tạo thành sống mà tủy sống đi qua. Lỗ này có nhiệm vụ giúp kết nối các dây thần kinh khắp cơ thể với não bộ. Tuy nhiên, khi ống sống bị thu hẹp, dây thần kinh có thể bị chèn ép, gây đau đớn, tê và yếu cơ. Tình trạng này được gọi là hẹp ống sống.
Hẹp ống sống có thể là hệ quả của viêm khớp, chấn thương, khối u hoặc do nhiễm trùng. Đôi khi, tình trạng này cũng có thể là do bẩm sinh. Một số biểu hiện nhận biết tình trạng hẹp ống sống, bao gồm:
- Đau lưng khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng
- Chân hoặc tay yếu
- Đau lưng khi đứng hoặc đi bộ
- Tê chân, mông
- Gặp vấn đề về sự cân bằng
Các biểu hiện của hẹp ống sống có thể cải thiện khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân đi bộ hoặc đứng dậy.
6. Cơ cốt lõi yếu
Các cơ cốt lõi có vị trí tại hai bên lưng, bụng, hông và mông. Nếu các cơ này bị suy yếu, cột sống sẽ không được hỗ trợ đầy đủ, từ đó gây đau đớn khi thay đổi tư thế. Để cải thiện tình trạng này, chuyên gia thường khuyến khích người bệnh thực hiện một số bài tập giúp giãn cơ, bài tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện sức mạnh cơ cốt lõi.
Việc áp dụng các bài tập này thường xuyên có thể giúp giảm cơn đau khi ngồi xuống đứng lên, đồng thời làm giảm bớt căng thẳng cho lưng.
7. Một số vấn đề y tế khác
Ngoài những vấn đề trên, tình trạng ngồi xuống đứng lên bị đau lưng cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác, bao gồm:
- Sỏi mật tại các vấn đề túi mật khác
- Sỏi thận
- Ung thư xương, khối u hoặc ung thư di căn xương
- Động mạch ở bụng chính bị tổn thương
Những điều kiện y tế này cần được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Trường hợp cơn đau kéo dài và đi kèm với một số biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Cách khắc phục ngồi xuống đứng lên bị đau lưng
Tùy vào nguyên nhân khởi phát, mức độ cơn đau và các biểu hiện đi kèm, bệnh nhân sẽ lựa chọn các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.
1. Điều chỉnh tư thế
Tư thế phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng. Theo đó, khi ngồi cần giữ thẳng cột sống, cân bằng vai và tránh cúi đầu quá lâu. Việc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài, lưng sẽ có xu hướng cong về phía trước, nghiêng sang một bên, ngã người ra phía sau,… Từ đó dẫn đến căng thẳng cho cột sống trong một thời gian dài. Tình trạng có thể gây bùng phát cơn đau lưng khi ngồi xuống đứng lên.
Để cải thiện tư thế ngồi, bạn cần giữ thẳng cột sống từ lưng đến đầu. Đồng thời giữ vai ngang bằng và không để xương chậu hướng về phía sau. Thực hiện tư thế ngồi đúng là khi lưng thẳng hoàn toàn, cảm giác được lưng được kéo dài ra.
2. Áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để giúp giảm cơn đau lưng là duy trì đường cong bình thường của cột sống, nâng đỡ phần lưng dưới. Bên cạnh điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau lưng bằng một số cách chữa tại nhà.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng ngồi xuống đứng lên bị đau lưng tại nhà:
- Thay đổi vị trí: Người bị đau lưng nên cân nhắc dùng bàn đứng hoặc loại bàn được thiết kế tiện lợi, cho phép điều chỉnh độ cao nhằm đảm bảo lưng luôn được thẳng.
- Chườm lạnh: Để cải thiện cơn đau, người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh trong vòng 20 phút tại vị trí cần điều trị.
- Dùng đệm sưởi: Sau khi kiểm soát tình trạng viêm trong vòng 24 – 48 giờ, bệnh nhân có thể thực hiện chườm ấm để giúp tăng cường lượng máu lưu thông, cải thiện cơn đau lưng.
- Dùng thuốc không kê đơn: Trường hợp bị đau lưng khi đứng lên ngồi xuống có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) để cải thiện triệu chứng, đồng thời cải thiện chức năng vận động.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Bệnh nhân có thể sử dụng một chiếc khăn cuộn để dưới thắt lưng để giúp ngồi thẳng cũng như tạo sự ổn định cho cột sống.
- Massage, xoa bóp: Đây đều là những biện pháp giúp cải thiện cơn đau lưng an toàn và hiệu quả. Xoa bóp, massage đúng cách có thể giúp thư giãn các cơ bị căng, cải thiện cơn đau.
- Tập yoga: Theo các chuyên gia, tập yoga có khả năng kéo căng, tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Theo đó, người bệnh nên trao đổi với huấn luyện viên/ nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.
3. Kéo giãn cơ
Một số bài tập có tác dụng tăng cường sức mạnh ở lưng dưới, đồng thời ngăn ngừa tình trạng ngồi xuống đứng lên bị đau lưng. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn dẫn bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe.
Tư thế Plank:
- Chuẩn bị ở tư thế chống đẩy với cẳng tay đặt trên mặt đất
- Sau đó giữ khuỷu tay thẳng với vai, đẩy cẳng tay và các ngón chân, đồng thời giữ thẳng lưng
- Giữ tư thế trong vòng vài giây, sau đó hạ người xuống sàn
Tư thế Bird Dog:
- Người tập chuẩn bị ở tư thế khuỵu tay, đầu gối và giữ thẳng lưng
- Sau đó mở rộng một chân, cánh tay ra phía đối diện
- Giữ tư thế trong vòng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu
- Thực hiện động tác xen kẽ với tay và bên chân còn lại
Tư thế Arch:
- Chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa, hai tay đặt hai bên cơ thể
- Từ từ nâng hông bằng lực ở cơ lưng, cơ mông và cơ bụng
- Giữ tư thế trong vòng 5 giây rồi thư giãn và trở về tư thế chuẩn bị
4. Điều trị y tế
Trường hợp đau lưng khi ngồi xuống đứng lên tiến triển nghiêm trọng, cơn đau không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị y tế phù hợp.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:
- Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện và tăng cường sức mạnh của cơ bắp, hỗ trợ vùng lưng và ngăn ngừa cơn đau bùng phát
- Dùng thuốc chẹn thần kinh, tiêm steroid để giúp giảm đau
- Liệu pháp châm cứu, laser có thể giúp kiểm soát cơn đau mà không cần thực hiện phẫu thuật.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm.
5. Can thiệp ngoại khoa
Đa số các trường hợp ngồi xuống đứng lên bị đau lưng có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà và điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơn đau tiến triển nặng, có nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng khi những phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và biến chứng. Do đó, người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về lợi ích cũng như rủi ro trước khi quyết định phẫu thuật.
Phòng ngừa ngồi xuống đứng lên bị đau lưng hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng đau lưng khi ngồi xuống đứng lên, người bệnh nên tham khảo một số biện pháp sau:
Ngồi:
- Đối với người bị đau lưng, nên hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, cần đi lại nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc
- Ngồi tựa lưng với một chiếc khăn cuộn lại ở phần cong của lưng để làm giảm áp lực lên cột sống
- Cần giữ phần hông, đầu gối vuông góc, tránh tình trạng bắt chéo chân khi ngồi, bàn chân phải thẳng trên sàn
- Khi ngồi, tránh xoay thắt lưng, thay vào đó bạn nên xoay toàn bộ cơ thể
- Khi đứng lên từ tư thế ngồi, bạn hãy di chuyển đến phía trước của thành ghế và đứng thẳng bằng cách duỗi chân. Không cúi gập người về phía trước.
Đứng:
- Khi đứng cần thẳng vai, ngẩng đầu, ngực hướng về phía trước và cân bằng trọng lượng đều ở cả hai bàn chân
- Tránh tình trạng đứng một chỗ quá lâu
- Cần điều chỉnh độ cao của bàn làm việc vừa phải
- Khi đứng, bạn nên nâng cao một chân bằng cách đặt một ngón chân lên ghế nhỏ. Sau vài phút hãy đổi tư thế.
Ngồi xuống, khom người và khuỵu gối:
Hạn chế khom người và nâng đồ vật trong thời gian bị đau lưng. Trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện các tư thế này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần đứng vững ở một chỗ
- Để nâng một vật thấp hơn thắt lưng, cần giữ thẳng lưng, uốn cong đầu gối và giữ thẳng lưng
- Siết chặt cơ bụng và dùng chân nâng vật nặng lên
- Duỗi thẳng đầu gối, đứng thẳng hoàn toàn để tránh gây áp lực cho cột sống
- Trường hợp nâng đồ vật khỏi mặt bàn, bạn hãy trượt vật đó khỏi mép bàn, khi nâng cần dùng lực ở chân để nâng vật nặng
- Không nâng vật nặng quá mức
- Để đặt đồ vật xuống đúng tư thế, hãy siết cơ bụng và uốn cong hông, đầu gối.
Một số lưu ý khác:
- Tránh những hoạt động cúi người về phía trước thắt lưng, khom lưng
- Khi ho hoặc hắt hơi, cố gắng đứng lên và cúi người về phía sau để giúp tăng đường cong của cột sống
- Ngủ nghiêng với một chiếc gối đặt ở giữa hai đầu gối để làm giảm áp lực cho cột sống
- Cố gắng không nằm sấp khi ngủ
- Nếu nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa, bạn có thể kê một chiếc khăn cuộn nhỏ ở bên dưới thắt lưng và một chiếc gối nhỏ ở dưới cột sống.
Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng ngồi xuống đứng lên bị đau lưng khá phổ biến và có thể được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này tiến triển nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, cấu trúc cột sống.
Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:
- Cơn đau lưng kéo dài dai dẳng và không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà
- Sốt
- Ngứa ran, tê ở lưng, chân hoặc chi dưới
- Yếu cơ bất thường
- Mất chức năng ở bàng quang và ruột
- Sụt cân không rõ lý do
Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được điều trị y tế kịp thời để phòng ngừa các rủi ro, biến chứng không mong muốn.
Ngồi xuống đứng lên bị đau lưng thường gặp ở người ngồi sai tư thế, ít vận động, bị chấn thương,… Mặc dù có khả năng tự phục hồi tự nhiên nhưng trong một số trường hợp cần can thiệp y tế sớm để hạn chế những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Xem Thêm:
- Ngủ Dậy Bị Đau Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
- Đau Lưng Vùng Xương Chậu Nguy Hiểm Không? Cần Làm Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!