Chàm Khô Đầu Ngón Tay Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chàm khô ở đầu ngón tay là một trong những thể bệnh phổ biến của bệnh chàm da. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như ngứa ngáy, da bong tróc, xù xì, nứt nẻ, chảy máu tại đầu ngón tay. Bệnh không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây ra sự khó chịu, mệt mỏi, đặc biệt là ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý người bệnh. 

Chàm khô đầu ngón tay là gì?

Chàm khô là bệnh lý da liễu phổ biến do da bị khô ráp, thiếu nước dẫn đến bong tróc da. Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng dễ bị chàm khô, tuy nhiên phổ biến nhất là ở quanh đầu ngón tay, khuỷa tay, cổ tay… Tại những vị trí này triệu chứng của chàm khô thường bùng phát mạnh hơn.

Chàm khô đầu ngón tay là tình trạng vùng da đầu ngón tay bị ngứa ngáy, bong tróc da khiến người bệnh cào gãi liên tục khiến cho những tổn thương chàm ngày càng lan rộng. Bệnh được đánh giá không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh mà chỉ gây khó chịu, bứt rứt, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh.

Làn da của người bệnh liên tục bị bong tróc và nứt nẻ làn cản trở những hoạt động hằng ngày, nhất là những người thường xuyên sử dụng đôi tay cho công việc và sinh hoạt. Từ đó, khiến cho những triệu chứng trên đầu ngón tay càng kéo dài và khó phục hồi trở lại như bình thường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô đầu ngón tay

Thông thường, những triệu chứng của bệnh chàm khô đầu ngón tay thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác như vảy nến, viêm da cơ địa… Những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện tập trung ở các đầu ngón tay và hầu hết chúng có thể quan sát bằng mắt thường. Chúng thường diễn tiến theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

Bệnh chàm khô đầu ngón tay

  • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn đầu khi các triệu chứng vừa khởi phát, vùng da đầu ngón tay sẽ ửng đỏ hồng. Đây là dấu hiệu của tình trạng da bắt đầu sưng viêm. Kèm theo đó là bùng phát cảm giác ngứa ngáy, châm chích.
  • Giai đoạn 2: Từ những triệu chứng ở giai đoạn 1 khiến người bệnh có xu hướng gãi mạnh để giảm khó chịu, tuy nhiên động tác này lại càng khiến cho vùng da trên đầu ngón tay càng tổn thương nặng nề hơn. Trong giai đoạn này còn có sự xuất hiện của một số đốm mụn nước li ti ẩn bên dưới lớp biểu bì.
  • Giai đoạn 3: Nếu không được xử lý kịp thời, những đốm mụn nước sau một thời gian bộc phát sẽ bị vỡ ra tự nhiên hoặc vỡ do người bệnh cào gãi mạnh bắt đầu khô lại, đóng vảy và tự bong tróc thành từng mảng, vùng da tại đây khô ráo và xù xì, nứt nẻ, chảy máu. Người bệnh lơ là trong việc chăm sóc điều trị sẽ khiến vùng da này bị lichen hóa khó chữa trị.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô đầu ngón tay

Cũng tương tự như nguyên nhân gây chàm da Eczema, bệnh chàm khô đầu ngón tay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, hầu hết các trường hợp mắc bệnh có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: Bệnh chàm khô đầu ngón tay có tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác giữa những thành viên có cùng huyết thống do có liên quan đến sự thiếu hụt hoạt chất filaggrin bên trong cơ thể.
  • Yếu tố cơ địa: Với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thường dễ mắc các bệnh lý da liễu hơn so với người bình thường. Điển hình là ở những người có cơ địa làn da nhạy cảm, da khô, đổ nhiều mồ hôi, viêm da tiết bã nhờn… sẽ dễ khởi phát triệu chứng bệnh chàm khô đầu ngón tay hơn.
  • Do thời tiết thay đổi: Triệu chứng của bệnh chàm khô trên đầu ngón tay thường dễ dàng bùng phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, hanh khô, độ ẩm thấp. Nếu bạn không có cách chăm sóc và bảo vệ che chắn sẽ dễ dàng khởi phát triệu chứng bệnh.
  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc là tình trạng da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất công nghiệp, mỹ phẩm, nhựa độc thực vật, nọc độc động vật, nguồn nước ô nhiễm…
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố vừa kể trên thì việc chăm sóc da kém, suy giảm hệ miễn dịch, dị ứng thức ăn, rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tâm lý căng thẳng… cũng là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến cơ thể và làm bùng phát các triệu chứng bệnh.
Bệnh chàm khô đầu ngón tay
Tiếp xúc hóa chất độc hại thường xuyên là một trong những nguyên nhân khởi phát triệu chứng chàm da tay

Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không? Có lây không?

Theo thông tin từ các chuyên gia, chàm khô đầu ngón tay là bệnh lý ngoài da nên sẽ không có khả năng làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, càng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà người bệnh lơ là trong việc điều trị vì bệnh càng kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Cụ thể, nếu bệnh không được điều trị sớm, tiến triển dai dẳng có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Biến dạng móng tay: Đây là biến chứng phổ biến thường xảy ra nếu bệnh có liên quan đến các loại nấm men gây chàm khô. Những tổn thương tác động lên móng khiến cho móng giòn, yếu và dễ gãy.
  • Chàm bội nhiễm: Tình trạng này còn được gọi là nhiễm khuẩn thứ phát xuất xảy ra tại vùng da bị tổn thương do có sự xuất hiện của các loại vi khuẩn, virus. Biến chứng này xảy ra chủ yếu là do người bệnh thường xuyên cào gãi, chà xát mạnh lên da hoặc do thói quen vệ sinh da kém.
  • Lichen hóa: Những tổn thương do bệnh chàm khô gây ra dễ dàng bị lichen hóa do cào gãi mạnh làm tăng phản ứng viêm trên da, khiến da dày sừng, ngứa ngáy và viêm nhiễm. Tình trạng này khiến cho da rất xấu, từng mảng tổn thương gồ ghề, bong tróc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vẻ bề ngoài.
Bệnh chàm khô đầu ngón tay
Chàm da ngón tay không điều trị khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng có thể biến chứng biến dạng móng, bội nhiễm…

Bên cạnh vấn đề bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm hay không thì bệnh có lây lan không cũng là câu hỏi thắc mắc của không ít người bệnh. Trên thực tế thì bệnh chàm khô không có khả năng lây nhiễm từ người sang người thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt chung đụng hằng ngày. Vì vậy, nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh thì người bệnh không cần phải e ngại hay sử dụng đồ riêng.

Phương pháp chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay hiệu quả

Có rất nhiều biện pháp điều trị bệnh chàm khô và chung quy lại thì có 3 biện pháp chính sau:

1. Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà

Đối với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, các triệu chứng vừa bùng phát, người bệnh có thể nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để xử lý ngay triệu chứng. Ưu điểm của những biện pháp này là đơn giản, dễ thực hiện mà lại rất hiệu quả.

  • Muối biển: Pha một thìa muối biển vào thau nước ấm và cho tay vào ngâm trong khoảng 20 phút để diệt khuẩn, nấm, hỗ trợ loại bỏ các lớp vảy sừng trên da. Sau đó, thấm khô nước rồi bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Dầu dừa: Đây là một trong những loại nguyên liệu tự nhiên có khả năng chữa trị chàm khô đầu ngón tay hiệu quả mà lại không tốn kém. Với hàm lượng vitamin E cao giúp cấp ẩm, chống khô da, đồng thời dầu dừa còn có một số hoạt chất có tác dụng tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn, phục hồi vùng da bị tổn thương. Làm sạch vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn, thoa một lớp mỏng dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng, đợi 20 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
  • Gel nha đam: Cũng tương tự như dầu dừa, gel nha đam có chứa nhiều dược chất có khả năng tái tạo tế bào da, phục hồi tổn thương, diệt khuẩn và dưỡng ẩm tốt. Mỗi ngày, bạn dùng gel nha đam tươi thoa đều lên vùng da ngón tay bị tổn thương, đợi khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
  • Lá trầu không: Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, cho vào nồi nước nấu sôi lên. Đổ nước lá trầu không ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay, kết hợp chà xát lá trầu không lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Lá chè xanh: Không chỉ là một loại trà thơm ngon mà lá chè xanh tươi còn có khả năng kháng viêm, chống khuẩn cực kỳ hiệu quả. Nấu là chè xanh cùng 1 lít nước. Đợi cho nước sôi bùng lên thì cho vào một ít muối, nấu thêm 5 phút thì đổ hết nước ra thau, đợi cho nước ấm lại thì dùng để ngâm tay và dùng lá chè xanh xoa lên vùng da bị chàm để tăng hiệu quả điều trị.
Bệnh chàm khô đầu ngón tay
Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, viêm da

Lưu ý: Những mẹo dân gian chữa chàm khô đầu ngón tay chỉ áp dụng cho người bệnh mức độ nhẹ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách nào để đạt hiệu quả cao và phòng tránh rủi ro.

2. Chữa chàm khô đầu ngón tay bằng thuốc Tây và quang trị liệu

Nếu bệnh có xu hướng diễn tiến nặng hơn, chỉ áp dụng mẹo dân gian không đạt được hiệu quả cải thiện dứt điểm, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây có khả năng điều trị chàm khô như:

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Đây là một loại hoạt chất tổng hợp có cấu trúc và chức năng tương tự như hormone cortisol tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra. Loại thuốc này có khả năng giảm tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu trên bề mặt da. Dù hiệu quả nhưng loại thuốc này lại rất dễ gây ra tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giãn mao mạch…. nếu lạm dụng. Vì vậy, thời gian sừ dụng thuốc này tối đa khoảng 14 ngày.
  • Thuốc kháng histamine H1: Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này như Loratadin, Chlorpheniramine có khả năng ức chế sự tăng sinh quá mức histamine nhằm chống lại phản ứng dị ứng và giảm ngứa ngáy.
  • Thuốc chống nấm: Trường hợp bị chàm khô đầu ngón tay do bị nhiễm một số loại nấm men có sẽ được cân nhắc chỉ định sử dụng một số loại thuốc có chứa hoạt chất chống nấm như Clotrimazole, Ketoconazole, Griseofulvin…
  • Thuốc kháng sinh: Những trường hợp tổn thương trên da có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng có thể sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh. Thuốc có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn tùy trường hợp
  • Một số loại thuốc khác: Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc khác có tác dụng hỗ trợ điều trị như: dung dịch thuốc tím, kẽm oxit hoặc hồ nước, thuốc corticoid dạng uống, thuốc ức chế calcineurin…
Bệnh chàm khô đầu ngón tay
Thuốc Tây y dạng bôi có tác dụng kiểm soát các triệu chứng ngoài da hiệu quả và nhanh chóng

Lưu ý: Mặc dù thuốc Tây đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc điều trị chàm khô đầu ngón tay. Tuy nhiên, vì hiệu quả quá nhanh nên dễ dàng gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn nếu người bệnh sử dụng không đúng cách như: kháng thuốc, rối loạn hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận, teo da, rạn da….

Ngoài chữa trị bằng thuốc Tây thì với những trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng hoàn toàn không có dấu hiệu tiến triển tốt lên sau một thời gian sử dụng thuốc sẽ được cân nhắc cho tiến hành điều trị bằng liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) nhằm ức chế diễn tiến xấu của bệnh, cải thiện những tổn thương và giảm ngứa ngáy.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng biện pháp này và quá trình thực hiện phải diễn ra dưới sự giám sát của đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn. Vì lạm dụng quang trị liệu có thể gây tác dụng phụ như làm tăng sắc tố da, gây ung thư và tăng quá trình lão hóa da.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát chàm khô đầu ngón tay

Trên thực tế, những biện pháp điều trị vừa kể trên chỉ đem lại hiệu quả trong việc xử lý triệu chứng chứ không hoàn toàn khắc phục triệt để căn bệnh này. Bởi chàm khô đầu ngón tay là bệnh lý da liễu có tính chất mạn tính, đeo bám dai dẳng và dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Vì vậy, để phòng ngừa tái phát hiệu quả, người bệnh cần chú ý thực hiện những biện pháp sau:

Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Bảo vệ da tay khỏi những tác nhân dị ứng như thời tiết bằng cách đeo găng tay giữ ấm hoặc chống nắng, đeo găng tay cao su nếu bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa độc hại, rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn nếu tiếp xúc với các loại nấm mốc, nguồn nước bẩn ô nhiễm…

Dưỡng ẩm da tay đúng cách

Hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da tay nếu không được chăm sóc sẽ dần biến mất khiến da khô ráp và khởi phát triệu chứng bệnh chàm. Vì vậy, bạn nên thực hiện dưỡng ẩm hằng ngày để tăng sức đề kháng cho da, cấp ẩm cần thiết để da không bị khô và bong tróc.

Lưu ý nên cân nhắc chọn lựa sản phẩm phù hợp, cấp ẩm nhanh với các thành phần dịu nhẹ, không chứa chất kích ứng, hương liệu để phòng ngừa dị ứng, đặc biệt là đối với những người có cơ địa làn da nhạy cảm.

Bệnh chàm khô đầu ngón tay
Dưỡng ẩm da tay và bảo vệ che chắn làn da trước những tác nhân gây hại từ môi trường là cách phòng ngừa tái phát chàm da hiệu quả

Ngoài kem dưỡng ẩm cho da tay thì người bệnh cũng nên thay những sản phẩm như dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt, kem dưỡng toàn thân… bằng những sản phẩm lành tính của các thương hiệu lớn uy tín như Eucerin, CeraVe, Cetaphil, Laroche Posay… Dưỡng ẩm da cần thực hiện đều đặn mỗi ngày kể cả khi làn da không bị bệnh, thời điểm tốt nhất là sau khi tắm xong để tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất.

Duy trì độ ẩm và nhiệt độ trong không khí

Cân bằng độ ẩm trong không khí là điều cần thiết để duy trì một làn da khỏe mạnh. Bởi trong rất nhiều nguyên nhân gây chàm khô đầu ngón tay thì sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng cũng xảy ra rất phổ biến. Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là da tay để tránh khởi phát các triệu chứng bệnh.

Kiểm soát căng thẳng

Giữ cho bản thân luôn thoải mái, tinh thần thư giãn là cách phòng ngừa tái phát chàm khô đầu ngón tay hiệu quả. Vì stress có thể gây ra rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch bị suy giảm và khiến cho vi khuẩn nhanh chóng tấn công xâm nhập gây bệnh.

Để thực hiện được điều này, bạn cần tuân thủ xây dựng một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học và vận động tập thể dục hằng ngày. Có như vậy mới duy trì được nền tảng sức khỏe vững chắc, tinh thần thoải mái kiểm soát bệnh tốt nhất.

Ngoài những biện pháp chủ chốt trên, người bệnh cũng cần chú ý về các thói quen hằng ngày như cắt móng tay thường xuyên, tránh cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương, cẩn trọng trong việc sử dụng nước hoa, xà phòng hay sơn móng tay lên vùng da này…

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh chàm khô đầu ngón tay và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Thực chất đây không phải căn bệnh nguy hiểm, có thể dễ dàng kiểm soát nếu thực hiện đúng cách. Để tránh những rủi ro ngoài ý muốn, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị ở những bệnh viện da liễu lớn và uy tín.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...