Bệnh Chàm Eczema Có Chữa Khỏi Được Không? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh chàm Eczema là bệnh lý da liễu có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát nên gần như không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Hầu hết các biện pháp điều trị được áp dụng chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm viêm da, giảm ngứa ngáy và phòng ngừa bội nhiễm, ức chế quá trình hình thành những tổn thương mới trên da. Vậy, bệnh chàm eczema có chữa khỏi được không? Cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Bệnh chàm Eczema có chữa khỏi được không?
Chàm Eczema là một dạng của bệnh viêm da cơ địa phổ biến. Đây là tình trạng lớp nông của da bị viêm ở cấp độ cấp tính hoặc mạn tính. Các triệu chứng bệnh thường tiến triển thành từng đợt và thường xuyên tái phát, đặc trưng với các đốm mụn nước, da ửng đỏ, ngứa ngáy…
Theo các chuyên gia, có hai yếu tố cơ bản làm phát sinh triệu chứng bệnh chàm Eczema là do thể tạng bị dị ứng và có sự xuất hiện của các tác nhân làm kích thích từ bên trong và bên ngoài đến thể tạng này. Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm Eczema còn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cho biết bệnh có liên quan đến một số yếu tố như yếu tố cơ địa hoặc tác nhân gây dị ứng.
Có thể thấy, bệnh chàm Eczema là căn bệnh da liễu phổ biến và có cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, việc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn gần như là không thể. Điều trị bệnh chàm Eczema chủ yếu nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng ngoài da, giảm ngứa ngáy, phòng ngừa tình trạng bội nhiễm và ức chế hình thành những tổn thương mới trên da. Bên cạnh đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả người bệnh cần kết hợp với việc thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát.
Các biện pháp kiểm soát triệu chứng bệnh chàm Eczema
Vì bệnh chàm Eczema có khả năng tái phát cao, triệu chứng kéo dài và đeo bám dai dẳng. Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả người bệnh cần áp dụng các biện pháp can thiệp điều trị chuyên sâu kết hợp với các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
1. Điều trị chàm da bằng theo Tây y
Cho đến nay, vẫn chưa có một loại thuốc biệt dược nào có khả năng chấm dứt hoàn toàn triệu chứng bệnh chàm Eczema. Tuy nhiên vẫn có một số loại thuốc có khả năng điều trị và kiểm soát các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Thuốc Tây điều trị bệnh chàm
Các loại thuốc tân dược điều trị bệnh chàm thường được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi và thuốc dạng tiêm. Trong đó, thuốc bôi là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất vì được đánh giá là đem lại hiệu quả cao, lành tính cho làn da mà lại còn có khả năng cấp ẩm. Tuy nhiên, sử dụng các loại thuốc bôi cần chú ý không được lạm dụng thuốc vì rất dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, tăng nguy cơ khởi phát các tác dụng phụ.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Dung dịch sát khuẩn: Một vài loại dung dịch sát khuẩn như hồ nước, Milian, xanh metylen…. được chỉ định sử dụng chủ yếu trong trường hợp vùng da bị chàm với triệu chứng nổi mụn nước nhằm sát trùng, giảm ngứa ngáy và phòng ngừa bội nhiễm.
- Thuốc mỡ chứa corticosteroid: Khi vùng da bị chàm khô lại sẽ gây ngứa ngáy dữ dội, lúc này bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc mỡ chứa corticosteroid được dùng để chống lại các tác nhân dị ứng và giảm ngứa ngáy thông qua cơ chế ức chế hệ miễn dịch. Vì vậy, không nên sử dụng loại thuốc này lên vùng da bị nhiễm trùng.
- Thuốc kháng sinh: Đối với những trường hợp mắc bệnh chàm bội nhiễm sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc kháng sinh như Amoxicilin và Cephalosporin. Thuốc có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của các ổ vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng nhóm thuốc này trong vòng 7 – 10 ngày, tuyệt đối không được lạm dụng để tránh gây ra tác dụng phụ.
- Thuốc chống dị ứng: Đây là loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị viêm da với các cơn ngứa ngáy khó chịu. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự giải phóng histamine H1 vào da và niêm mạc.
Quang trị liệu (Liệu pháp ánh sáng)
Đây là một trong những biện pháp hiện đại được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu điển hình như chàm da, á sừng, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng… Phương pháp này chủ yếu sử dụng ánh sáng nhân tạo nhằm ức chế tế bào mast, biệt hóa tế bào sừng và ngăn chặn hoạt tính của các hoạt chất trung gian gây viêm nhiễm da.
Liệu pháp này thường được chỉ định sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm Eczema giai đoạn mạn tính. Nhất là khi bệnh không đáp ứng điều trị bằng các loại thuốc Tây y.
2. Áp dụng các mẹo điều trị tại nhà
Ưu điểm của phương pháp này chính là sự an toàn, lành tính dù sử dụng trong thời gian dài. Mẹo dân gian sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên có sẵn với lượng dược tính phù hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh chàm. Một số loại dược liệu được dùng phổ biến như:
- Nghệ tươi: Nghệ vàng và nghệ đen là hai loại dược liệu có chứa hàm lượng Curcumin cao với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên rất tốt cho người mắc bệnh chàm. Nghệ tươi gọt vỏ, giã nát lấy nước cốt và thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được kết quả như mong muốn.
- Củ khoai tây: Khoai tây có tác dụng cấp ẩm, dưỡng da, giảm bong tróc da hiệu quả. Đồng thời, các dược chất có trong khoai tây có tác dụng ức chế sự phát triển của các ổ vi khuẩn và phòng ngừa bệnh chuyển biến xấu đi. Chuẩn bị củ khoai tây rửa sạch, đem đi hấp chín và nghiền nhuyễn ra. Đem hỗn hợp này đắp lên vùng da bị tổn thương, dùng băng gạc y tế cố định lại và để yên trong khoảng 30 phút rồi tháo ra rửa sạch. Kiên trì áp dụng ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng cải thiện hoàn toàn.
- Chuối xanh: Đây cũng là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm Eczema vì trong chuối xanh có chứa các chất dược chất như polyphenol, tanin, carotenoid. Chuẩn bị một quả chuối tiêu còn xanh và non, đem ngâm vào nước muối pha loãng. Thấm khô nước bám trên chuối và cắt thành từng lát mỏng, đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
Lưu ý: Hầu hết các mẹo chữa bệnh chàm Eczema vừa kể trên đều được thực hiện bằng cách đắp trực tiếp hoặc ngâm rửa. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành vệ sinh vùng da bị chàm bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
3. Chữa bệnh chàm Eczema bằng các bài thuốc Đông y
Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, bệnh chàm Eczema xảy ra do rất nhiều nguyên nhân gây ra gồm trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp là do vi khuẩn, dị ứng với thời tiết, môi trường, thực phẩm… Còn các nguyên nhân gián tiếp lại xuất phát từ trong cơ thể của người bệnh như suy giảm hệ miễn dịch, sự suy yếu của các tạng phủ, do di truyền…
Chữa chàm Eczema bằng các bài thuốc Đông y có ưu điểm là hiệu quả, lành tính, an toàn nhưng lại phát huy tác dụng chậm hơn nhiều so với các loại thuốc tân dược. Gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa chàm Eczema như:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu gồm hoàng bá, mã diệc danh thử niêm, đinh phụ, khổ sâm, bạc hà, cây mã đề, bạch phục linh, thương truật, bạch tiễn bì. Rửa sạch các dược liệu, vớt ra để cho ráo nước rồi cho vào siêu thuốc, đổ nước ngập vào thuốc và đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 200ml. Lọc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc số 2: Kết hợp hoa kim ngân, cây diếp dại, ké đầu ngựa, cam thảo, cây bạch tô, cỏ mần trầu và củ kim cang. Sau khi rửa sạch các dược liệu, cho vào siêu thuốc nấu cùng 2 lít nước lọc và sắc trên lửa liu riu, đợi cho nước thuốc cạn xuống còn một nửa thì lọc lấy nước thuốc, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc số 3: Dùng bạch tiễn bì, phục linh, cây hoàng cầm và hoàng bá mỗi loại 12g, sinh địa, hoạt thạch và hoa kim ngân mỗi loại 20g, 16g đạm trúc bạch. Rửa sạch các dược liệu và cho hết vào siêu thuốc nấu cùng 1.7 lít nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn đi còn một nửa thì chắt phần nước thuốc ra. Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và uống khi thuốc còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Các biện pháp chăm sóc phòng ngừa tái phát bệnh chàm Eczema
Để duy trì kết quả điều trị bệnh chàm Eczema lâu dài, đồng nghĩa với việc phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả, người bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp sau đây:
- Tránh dùng tay cào gãi hay dùng các vật cứng nhọn chà xát mạnh lên vùng da bị chàm, tổn thương nặng.
- Không để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất công nghiệp, mỹ phẩm chứa chất dị ứng, mủ thực vật, nọc độc côn trùng, thời tiết thay đổi…
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ kích phát triệu chứng dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…
- Thực hiện dưỡng ẩm, bôi kem chống nắng hằng ngày để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây chàm da từ môi trường.
- Vệ sinh thân thể bằng cách tắm gội mỗi ngày bằng các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hay chất kích ứng.
- Chọn lựa các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton dễ thấm hút. Tránh quần áo bó sát vì dễ gây tích tụ mồ hôi và khởi phát các triệu chứng dị ứng trên da.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin khoáng chất tốt cho làn da như rau xanh, củ quả, trái cây tươi…
- Kiểm soát căng thẳng, duy trì trạng thái tâm lý thoải mái, lạc quan và vui vẻ vì các yếu tố tâm lý có khả năng tác động trực tiếp đến diễn tiến nặng nề của bệnh.
- Dù điều trị bệnh bằng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào nên thông báo cho bác sĩ để được xử lý điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời chính xác cho vấn đề “Bệnh chàm Eczema có chữa khỏi được không?”. Những kiến thức trên giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát về tính chất, biến chứng và các biện pháp kiểm soát hiệu quả. Nếu bệnh diễn tiến xấu đi trong thời gian ngắn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
Bài viết dành cho bạn
- Bệnh Chàm Khô Có Lây Không? Lây Như Thế Nào?
- Bệnh Chàm Bìu Ở Nam Giới: Hình Ảnh Và Cách Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!