Bệnh Chàm Khô Có Lây Không? Lây Như Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chàm khô là một trong những dạng bệnh chàm thường gặp, bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân với các triệu chứng khác nhau. Bệnh có tính chất dai dẳng, kéo dài và dễ tái phát nên gần như không thể điều trị khỏi dứt điểm hoàn toàn. Vậy bệnh chàm khô có lây không? Lây như thế nào? Mời tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh chàm khô

Chàm khô là một trong những thể bệnh điển hình của bệnh Chàm – Eczema với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, làm khô da, ngứa ngáy, nứt nẻ, nổi mụn nước và thậm chí là chảy máu. Nếu không được xử lý kịp thời, các đốm mụn nước bị vỡ ra, tiết dịch làm hình thành các mảng vảy chàm, bong tróc thành từng mảng lớn và thường xuyên tái đi tái lại.

Bệnh chàm khô có lây không?
Chàm khô là căn bệnh da liễu phổ biến với nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, ửng đỏ, bong tróc da…

Triệu chứng của bệnh chàm khô thường xuất hiện chủ yếu ở những vị trí như ngón tay, ngón chân, mặt, môi… Thông thường, khi bùng phát bệnh chàm khô, các triệu chứng chỉ khu trú ở vài vị trí nhất định, chẳng hạn như chân hoặc tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt nếu bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan sang các vị trí da khỏe mạnh khác. Lúc này, nên thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa viêm nhiễm, điều trị phức tạp hơn.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm khô như: người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như nước tẩy rửa, xà phòng hay chất hóa học công nghiệp, nguồn nước ô nhiễm… Bên cạnh đó, những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, xơ gan, ung thư gan, thận… Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp mắc bệnh chàm khô là do di truyền.

Bệnh chàm khô có lây không? Lây như thế nào?

Tương tự như những bệnh lý chàm da khác, bệnh chàm khô có tính chất mạn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Bên cạnh đó, căn bệnh này không có khả năng lây nhiễm chéo, tức là không thể lây truyền từ người sang người thông qua việc tiếp xúc, giao tiếp và sinh hoạt chung đụng hằng ngày.

Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng tự lây lan sang các vùng da khỏe mạnh bình thường. Chẳng hạn như có rất nhiều trường hợp ban đầu chỉ xuất hiện triệu chứng ở mặt, nhưng càng diễn ra lâu dài thì những tổn thương trên da càng bùng phát mạnh và lan dần xuống cổ.

Cơ chế lây lan của bệnh chàm khô là do người bệnh thường xuyên gãi ngứa, cào mạnh vô tình khiến cho các đốm mụn nước bị vỡ ra, dịch tiết dễ dàng lây lan sang những vùng da khác của cơ thể, bắt đầu quá trình phát bệnh tại một vùng da mới.

Bệnh chàm khô có lây không?
Bệnh chàm khô không có khả năng lây truyền từ người này sang người kia

Tình trạng lây lan này xảy ra chủ yếu ở trẻ em, vì trẻ vốn chưa có ý thức đầy đủ trong việc giữ gìn vệ sinh da. Kèm theo việc trẻ có sức đề kháng chưa hoàn thiện càng dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào những vùng da mới. Nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như lở loét, bội nhiễm, hình thành sẹo thâm vĩnh viễn.

Tóm lại, bệnh chàm khô không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, người bệnh không nên lơ là chủ quan trọng việc điều trị. Thay vào đó nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp xử lý tích cực ngăn ngừa triệu chứng chàm khô lây rộng ra, giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.

Cách điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh chàm khô

Theo các chuyên gia, hầu hết người bệnh chàm khô đều rất chủ quan trong việc điều trị vì nghĩ đây chỉ là bệnh da liễu thông thường. Một vài trường hợp điều trị không theo phác đồ, không tuân thủ đúng liệu trình.. cũng là nguyên nhân làm tăng nặng các triệu chứng bệnh.

Theo đó, dù triệu chứng chàm khô khá phức tạp nhưng nếu thực hiện đúng cách, bệnh vẫn có thể được kiểm soát phù hợp. Có thể kể đến một số biện pháp điều trị phổ biến như:

1. Điều trị chàm khô theo Tây y

Đây được xem là biện pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu trong điều trị bệnh chàm khô. Tùy theo từng trường hợp bệnh với triệu chứng cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng loại thuốc phù hợp như:

  • Thuốc kháng histamine H1: Có tác dụng giảm ngứa, đồng thời hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu trên bề mặt da.
  • Thuốc Calcineurin: Có tác khả năng tác động mạnh và trực tiếp đến hệ miễn dịch, ức chế sự bùng phát của các triệu chứng bệnh chàm khô. Tuy nhiên, người bệnh cần phải chú ý tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định để tránh gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc chứa Corticoid: Loại thuốc này thường được bào chế dưới nhiều dạng, thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng thuốc dạng uống hoặc tiêm để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Thuốc tiêm Dupilumab: Loại thuốc này có giá thành rất cao, có tác dụng phòng ngừa bùng phát bệnh hiệu quả. Chính vì vậy thuốc chỉ được chỉ định sử dụng cho những người thường xuyên tái phát bệnh.
  • Kem dưỡng ẩm: Hầu hết các trường hợp bị chàm khô đều được bác sĩ khuyến khích sử dụng kem dưỡng mỡ hoặc các loại thuốc mỡ có tác dụng dưỡng ẩm cho da, giảm khô, bong tróc, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.
Bệnh chàm khô có lây không?
Sử dụng thuốc Tây y là một trong những phương pháp được ưu tiên áp dụng để chữa bệnh chàm khô

2. Áp dụng các mẹo chữa dân gian

Trong dân gian có rất nhiều loại dược liệu tự nhiên sở hữu nhiều đặc tính tốt trong điều trị bệnh chàm khô. Điển hình như một số loại sau:

  • Muối trắng: Muối có tính sát khuẩn tự nhiên tốt, hỗ trợ tiêu diệt các ổ vi khuẩn trên vùng da bị tổn thương. Dùng 1 nắm muối hạt cho vào chảo rang đều và giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm. Khuyến khích thực hiện trong khoảng 1 tháng sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước…
  • Lá trà xanh: Với đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, chống khuẩn mạnh nên lá trà xanh cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh chàm khô. Dùng 100g lá trà xanh, rửa sạch và đem nấu sôi lên với một lượng nước vừa phải, nấu cho đến khi thấy nước lá ngả màu xanh thì tắt bếp. Đổ ra thau, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Lá ổi: Rửa sạch lá ổi, ngâm vào nước muối pha loãng rồi cho vào nồi nước sôi nấu trong khoảng 10 phút. Đổ nước lá ra thau, đợi cho nước nguội bớt thì đem ngâm rửa lên vùng da bị tổn thương. Có thể kết hợp dùng lá ổi chà xát nhẹ lên da để tăng hiệu quả điều trị.

3. Điều trị bệnh chàm khô bằng các bài thuốc Đông y

Nguyên tắc chữa trị bệnh chàm khô theo Đông y được chia theo nhiều dạng, điển hình là dạng thấp nhiệt, phong nhiệt hoặc bệnh chàm mãn tính. Tùy theo từng bài thuốc sẽ có tác dụng chữa trị tạm thời các triệu chứng hoặc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh chàm khô có lây không?
Chữa bệnh chàm khô theo Đông y là phương pháp hiệu quả, an toàn và được nhiều người áp dụng

Gợi ý một số bài thuốc chữa chàm khô hiệu quả mà người bệnh có thể thao khảo áp dụng như:

  • Bài thuốc số 1: Dùng các nguyên liệu gồm đạm trúc diệp, khổ sâm, kim ngân hoa, hoạt thạch, phục linh, hoàng bá, bạch tiễn bì, hoàng cầm, sinh địa. Sắc dược liệu với nước uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Thuyền thoái, khổ sâm, đương quy, thương truật, sinh đại, thược dược trắng, kinh giới, bạch tiến bì, địa phụ tử, phòng phong. Sắc thành nước thuốc, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 3: ké đầu ngựa, phòng phong, thổ phục linh, bồ công anh, kim ngân hoa, bạch linh, huyết đằng, sa sâm, lá đơn đỏ, hồng hoa. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Hướng dẫn biện pháp chăm sóc phòng ngừa tái phát bệnh chàm khô

Chàm là bệnh lý da liễu rất dai dẳng, dễ tái phát, vì vậy người bệnh nên lưu ý thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây nhằm duy trì sức khỏe của làn da, chống lại những tác nhân gây bệnh khác.

  •  Giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày thông qua việc tắm gội đúng cách, sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ, lành tính.
  • Khi khởi phát các triệu chứng bệnh, nên thăm khám tại bệnh viện nếu bệnh có diễn tiến nặng. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc dân dược khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như mỹ phẩm, hóa chất từ xà phòng hay các hoạt chất tẩy rửa, tránh mặc quần áo quá bó sát…
  • Giữ vệ sinh không gian sống, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để bảo vệ làn da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và vận động lành mạnh hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít để thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể. Đây cũng là cách đơn giản để cấp độ ẩm cần thiết cho làn da.

Hy vọng những thông tin cơ bản trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời cho vấn đề “bệnh chàm khô có lây không?”. Bên cạnh đó nắm rõ những biện pháp điều trị để khắc phục triệu chứng và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Tốt nhất hãy chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Hơn 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng...
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...