Ngủ Trưa Có Tốt Không? Ngủ Trưa Bao Nhiêu Là Đủ?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh giấc ngủ trưa, có người cho rằng ngủ trưa là cần thiết nhưng cũng có người cho rằng ngủ trưa làm lãng phí thời gian. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, ngủ trưa có tốt không và ngủ trưa bao nhiều là đủ? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Ngủ trưa có tốt không? Giấc ngủ trưa đem lại tác dụng và hạn chế gì?

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, nhịp sống hối hả khiến cho quỹ thời gian của con người càng eo hẹp hơn. Điều này khiến cho nhiều người dần mất đi thói quen ngủ trưa vào ban ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích rằng dù bận rộn tới đâu bạn cũng nên dành một ít thời gian vào buổi trưa để chợp mắt nghỉ ngơi.

Vì giấc ngủ trưa tuy ngắn ngủi nhưng lại đem đến nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe như:

1. Giúp tái tạo phục hồi năng lượng

Giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn phục hồi phần nào năng lượng đã tiêu hao cho buổi sáng, giúp cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo vào nửa ngày làm việc, học tập còn lại. Theo nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, hiệu suất làm việc, học tập của con người thường có xu hướng giảm dần theo thời gian, nhưng đối với những người ngủ trưa khoảng 15 – 30 phút sẽ nhanh chóng phục hồi năng lượng giống như thời điểm bắt đầu công việc vào sáng sớm.

Nhờ đó mà hiệu suất công việc, học tập cũng được tăng lên đáng kể mà lại tốt hơn so với việc sử dụng cà phê hay trà. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ thì giấc ngủ trưa rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ vào việc làm tăng khả năng phát triển trí tuệ cho trẻ.

Ngủ trưa có tốt không?
Giấc ngủ buổi trưa tuy ngắn nhưng có tác dụng phục hồi năng lượng, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ cho công việc buổi chiều

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Các chuyên gia cho biết dù giấc ngủ trưa ngắn ngủi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu khoảng vài phút thôi cũng đả đủ để kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào lympho T và bạch cầu lympho B trong máu, nâng cao khả năng hoạt động của chúng và tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, sinh vật lạ, các tế bào ung thư…

3. Tăng cường thị lực, bảo vệ mắt

Sau một giấc ngủ trưa chất lượng, mọi cơ quan trong cơ thể bạn đều được nghỉ ngơi, thả lỏng và phục hồi, trong đó bao gồm cơ quan mắt. Mắt là một trong những cơ quan phải làm việc liên tục, đặc biệt đối với những người làm việc văn phòng, thường xuyên phải sử dụng các thiết bị điện tử.

Do đó, ngủ trưa là điều cần thiết để mắt được nghỉ ngơi, kích thích sự hoạt động của tuyến lệ, tăng khả năng tiết nước mắt tạo độ ẩm tránh làm khô giác mạc. Chính vì vậy, hình thành thói quen ngủ trưa được xem là một trong những biện pháp tự nhiên giúp bảo vệ đôi mắt của bạn, làm chậm quá trình suy giảm thị lực cũng như giảm nguy cơ mắc một số tật khúc xạ mắt.

4. Hỗ trợ chống lão hóa, tái tạo các tế bào da 

Khi bạn chìm vào giấc ngủ trưa cũng là lúc các mạch máu trong cơ thể bắt đầu giãn nở, thả lỏng để kích thích khí huyết lưu thông một cách trơn tru, dễ dàng, đưa máu đến khắp cơ thể, dù là những tế bào nhỏ nhất trên da. Nhờ đó tăng cường khả năng sửa chữa, tái tạo, phục hồi những tổn thương do mụn, nám, tàn nhang…

Ngủ trưa còn giúp tăng khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng giúp làn da tươi sáng hơn. Đồng thời, một giấc ngủ trưa thoải mái còn giúp kích thích cơ thể sản sinh ra các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa của làn da, giúp bạn có một làn da căng bóng, khỏe khoắn.

Những mặt hạn chế của giấc ngủ trưa

Bên cạnh những lợi ích tích cực mà giấc ngủ trưa mang lại thì trong nhiều trường hợp, ngủ trưa lại làm phản tác dụng gây một số tác hại nhất định. Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng không phải ai cũng làm được vì rất nhiều lý do như khó ngủ chỗ lạ, nơi có nhiều ánh sáng hay có tiếng ồn…

Ngủ trưa có tốt không?
Giấc ngủ trưa rất cần thiết nhưng nếu ngủ quá lâu khiến bạn mệt mỏi, xay xẩm và ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm
  • Những người ngủ trưa quá lâu hoặc chưa kịp ngủ sâu đã đến giờ làm việc thường gây ra tình trạng tim đập nhanh, buồn nôn, xay xẩm mặt mày, cảm giác hoa mắt, chóng mặt, loạng choạng, mất thăng bằng và khó xác định phương hướng trong vòng vài giây.
  • Đối với những người những người bị mất ngủ kéo dài vào ban đêm thường có xu hướng mệt mỏi, lờ đờ uể oải vào ban ngày và tạo cảm giác buồn ngủ mạnh. Lúc này, nếu ngủ một giấc ngắn sẽ không ảnh hưởng gì nhưng nếu ngủ quá lâu sẽ càng làm nặng thêm tình trạng khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
  • Bên cạnh đó, ở một người bình thường đột nhiên nhu cầu ngủ trưa đột ngột tăng lên mà không vì bất kỳ nguyên nhân gì rất có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Lúc này, tốt nhất bạn nên thăm khám tại bệnh viện để được điều trị theo phác đồ phù hợp.

Ngủ trưa bao nhiêu là đủ? Ngủ thời điểm nào là tốt nhất

Vấn đề ngủ trưa bao nhiêu là đủ được rất nhiều người quan tâm. Theo thông tin từ các chuyên gia, một giấc ngủ trưa không nên kéo dài hơn 90 phút. Vì ngủ trưa quá lâu sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng hệ lụy cho sức khỏe về sau mà không nhận được bất kỳ một lợi ích nào. Thay vì vậy, thời gian ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 15 – 30 phút là tốt nhất. Vì đây là khoảng thời gian đủ để cơ thể phục hồi tinh thần, nâng cao khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Cụ thể một số lợi ích của từng khoảng thời gian ngủ trưa như sau:

  • Ngủ trưa 10 phút: Ngủ 10 phút khá ngắn, bạn chỉ vừa hơi mơ màng chứ chưa thật sự ngủ sâu nên cũng rất dễ tỉnh giấc. Lúc này, giấc ngủ 10 phút sẽ giúp bạn phục hồi ít nhiều phần năng lượng đã mất để tiếp tục thực hiện hiệu quả công việc, học tập năng suất vào buổi chiều.
  • Ngủ trưa 15 phút: Giấc ngủ trưa 15 phút không chỉ giúp bạn lấy lại khả năng tập trung trong công việc, học tập mà còn giúp tinh thần thoải mái, tránh uể oải, tiết kiệm đa thời gian ngủ trưa và tránh gây ra tình trạng mất ngủ vào ban đêm. 15 phút rất dễ khiến bạn chìm vào giấc ngủ sâu, tốt nhất hãy đặt báo thức hoặc nhờ đồng nghiệp gọi dậy để tránh ngủ quên nhé.
  • Ngủ trưa 30 phút: 30 phút là khoảng thời gian tốt nhất được các chuyên gia khuyến nghị. Thời gian ngủ trưa này giúp hệ thần kinh, các cơ bắp và các cơ bắp được thả lỏng, thư giãn toàn thân, giúp bạn sảng khoái, tránh gây uể oải, mệt mỏi sau khi thức dậy.
  • Ngủ trưa 60 phút: Khi ngủ trưa 60 phút cũng là lúc bạn đã chìm vào giấc ngủ sâu. Quá trình này giúp bạn thực hiện các nhiệm vụ chính có lợi cho sức khỏe như tái tạo các tế bào mới, phục hồi năng lượng, tăng cường các chức năng, ổn định huyết áp, cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung, giúp bạn có được tinh thần phấn chấn, sảng khoái sau khi ngủ dậy. Chính vì vậy, khuyến khích những ai đang chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng nào đó như phỏng vấn, thi cử… hãy dành thời gian ngủ trưa 1 tiếng để giúp tâm trạng bình tĩnh hơn, thư giãn đầu óc, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung đem lại kết quả như mong muốn.
  • Ngủ trưa 90 phút: 90 phút trong một giấc ngủ trưa là khi bạn trải qua đầy đủ 4 giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ gồm: ru ngủ, ngủ ngông, ngủ sâu và REM. Những người thức dậy sau khi ngủ trưa 90 phút sẽ giúp nâng cao sự tập trung, ghi nhớ các thông tin, kiến thức, tăng khả năng sáng tạo, cải thiện tâm trạng và kích thích tư duy của bạn lên mức tối đa cũng như linh hoạt hơn khi muốn xử lý một vấn đề nào đó.
Ngủ trưa có tốt không?
Khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất là từ 15 – 30 phút, giúp đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên bắt đầu ngủ trưa sau khi ăn khoảng 10 phút đi dạo vài vòng hoặc ngủ dậy mới ăn đều được. Không nên ngủ ngay sau khi ăn vì lúc này dạ dày đang đầy ứ thức ăn chưa được tiêu hóa, ngủ ngay sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra nhiều vấn đề như trào ngược axit dạ dày, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi…

Nếu bạn không thể ngủ trưa được cũng hãy cố gắng nhắm mắt lại nghỉ ngơi không cần phải ngủ sâu. Vì theo các nghiên cứu, ngay cả khi bạn không ngủ nhưng nhắm mắt thư giãn vẫn sẽ đem lại những lợi ích tương tự như khi ngủ.

Ngoài ra, lưu ý không nên ngủ sau 16:00 giờ chiều vì giấc ngủ này không thể giúp bạn phục hồi năng lượng, mà ngược lại nó chính là nguyên nhân làm phá vỡ chu trình thức – ngủ vào ban đêm, sau khi ngủ dậy thường hay bị xay xẩm, choáng váng, mệt mỏi… Vì vậy, các chuyên gia thường khuyến cáo những người thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ không nên ngủ trưa quá lâu hoặc không ngủ để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Gợi ý một vài mẹo để có giấc ngủ trưa chất lượng

Để có một giấc ngủ trưa ngon, chất lượng, tốt cho sức khỏe và không “lãng phí” nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, bạn có thể tham khảo một vài cách dễ ngủ trưa sau đây:

  • Hình thành thói quen ngủ trưa đúng giờ, đúng giấc, chỉ trong một khung giờ cố định hằng ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể quen với nhịp sinh học ổn định, nhờ đó đem lại giấc ngủ chất lượng, vừa nằm xuống là ngủ ngay mà không cần phải làm quá nhiều công tác chuẩn bị.
  • Đặt đồng hồ báo thức hoặc nhờ đồng nghiệp, bạn bè gọi dậy, tránh ngủ quá lâu thì ngủ trưa trong thời gian dài sẽ khiến bạn rất dễ mệt mỏi, xay xẩm mặt mày, mất phương hướng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, giảm hiệu suất công việc của bạn. Tốt nhất chỉ nên ngủ trong khoảng 15 – 30 phút thôi nhé.
  • Khi ngủ nên điều chỉnh một số yếu tố như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ… Đảm bảo nhiệt độ mát mẻ, thoải mái, vặn nhỏ đèn hoặc tắt hẳn, sau đó tắt toàn bộ các thiết bị phát ra âm thanh hay tiếng ồn ào. Vì đây là những dấu hiệu để cơ thể bạn biết rằng đã đến giờ ngủ trưa.
  • Khi ngủ trưa chỉ nên sử dụng một chiếc khăn mỏng để đắp hờ lên người tạo cảm giác an tâm, dễ chịu và dễ ngủ hơn.
  • Nên ngủ thẳng người bằng cách nằm trên ghế sofa hoặc tốt hơn nữa bạn có thể trải nệm ra sàn để ngủ. Không nên ngủ ngồi, gục mặt xuống bàn vì tư thế này sẽ khiến nhịp tim của bạn hoạt động chậm lại, tăng thể tích máu và chậm quá trình lưu thông máu. Không những vậy, ngủ trong tư thế ngồi trong thời gian dài có thể khiến cột sống lưng và cổ của bạn bị mỏi, dẫn đến thoái hóa cột sống, vẹo hay lệch…
  • Không nên ngủ ngay sau khi ăn để tránh gây khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, về lâu dài gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Khi ngủ nên tắt đèn hoặc giảm độ sáng trong phòng xuống thấp để tạo cảm giác dễ chịu và cũng là dấu hiệu để cơ thể biết được đã đến giờ đi ngủ. Trong trường hợp không thể tắt đèn, tốt nhất nên chuẩn bị một miếng bịt mắt để dễ ngủ hơn.

Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Vì vậy, hãy cố gắng dành thời gian để ngủ một giấc trưa nhẹ nhàng, thư giãn, tránh ngủ quá lâu vì sẽ làm phản tác dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá cứng nhắc trong việc ngủ trưa, nên linh hoạt sắp xếp công việc và nghỉ ngơi sao cho đạt hiệu quả tốt nhất

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...