Ngứa Niệu Đạo Nam, Nữ Giới: Nguyên Nhân và Cách Xử Trí
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ngứa niệu đạo nam, nữ giới có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể là hệ quả của vệ sinh bộ phận sinh dục kém, quan hệ tình dục bừa bãi,… Hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị sớm.
Nguyên nhân gây ngứa niệu đạo nam, nữ giới
Thực tế nhận thấy, tình trạng ngứa niệu đạo thường gặp ở cả nam và nữ giới bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, hoạt động tình dục và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa niệu đạo ở nam và nữ giới:
Ngứa niệu đạo ở nam giới là do đâu?
Hệ bài tiết là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong bài tiết chất độc cho cơ thể, gồm niệu đạo, thận, bàng quang, lỗ niệu đạo. Trong đó, lỗ niệu đạo ở nam giới (lỗ sáo) là lỗ để nước tiểu thoát ra ngoài cơ thể. Trong khi đó, niệu đạo là đường dẫn nước tiểu, được nối từ bàng quang ra lỗ sáo, giúp dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể.
Riêng nam giới, niệu đạo còn có nhiệm vụ vận chuyển tinh dục, mang tinh trùng ra ngoài cơ thể dưới hiện tượng xuất tinh. Do đó, trường hợp nam giới bị ngứa niệu đạo có thể xảy ra do hệ thống đường tiết niệu đang gặp vấn đề hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.
1. Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu đặc trưng bởi tình trạng ngứa ống dẫn tiểu, ngứa đường tiểu. Bệnh lý xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống ống tiết niệu. Lúc này, người bệnh có cảm giác ngứa râm ran ở đầu dương vật đến tận gốc dương vật.
Một số biểu hiện khác của bệnh lý, bao gồm:
- Sưng đỏ lỗ niệu đạo, tiết dịch nhiều. Dịch có màu trắng hoặc xanh vàng
- Có cảm giác buồn tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều lần như tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu có màu đục và có thể lẫn máu, mủ
- Dương vật căng tức, sưng đỏ, ngứa ngáy
- Cảm giác đau buốt sau khi quan hệ, xuất tinh
- Vùng bụng dưới, thắt lưng, xương mu xuất hiện triệu chứng đau âm ỉ
- Một số trường hợp bị sốt, sưng khớp, buồn nôn, nổi hạch, nóng ran ở niệu đạo,…
2. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang đề cập đến tình trạng nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn trong bàng quang. Bệnh lý chiếm trên 50% trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc hoặc biến chứng của một số bệnh lý khác. Bệnh lý nếu không được kiểm soát sớm có thể làm tăng nguy cơ viêm đài bể thận và dẫn đến suy thận.
Bên cạnh triệu chứng ngứa lỗ niệu đạo, bệnh lý còn gây ra một số biểu hiện như:
- Nóng rát, đau khi đi tiểu
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, mót tiểu, nước tiểu có mùi hôi, đục, lẫn máu
- Đau bụng dưới, giữa lưng hoặc 2 bên
- Sốt nhẹ
- Trường hợp trẻ em mắc bệnh có thể gây tè dầm giữa ban ngày
3. Viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm với biểu hiện sưng đỏ, đau rát ở bao quy đầu dương vật. Bên cạnh đó, vệ sinh bộ phận sinh dục kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nước tiểu tích tụ và phát triển thành bệnh. Viêm bao quy đầu có thể gặp ở nhiều nam giới với nhiều độ tuổi khác nhau. Bên cạnh việc vệ sinh kém, bệnh lý cũng có thể khởi phát do nghẹt, hẹp bao quy đầu.
Một số biểu hiện do bệnh lý gây ra, bao gồm:
- Cảm giác ngứa ngáy ở quy đầu, bao gồm lỗ niệu đạo
- Bao quy đầu tấy đỏ, nóng rát và đau nhức
- Trên da bao quy đầu có thể mọc các mụn nước li ti, rỉ mủ khi cọ xát gây vỡ mụn
- Khi vệ sinh bộ phận sinh dục có cảm giác đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy
- Đau đớn, căng tức khi tiểu tiện, quan hệ tình dục
4. Bệnh lậu
Bệnh lậu khởi phát do song cầu khuẩn, có khả năng lây nhiễm cao khi quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây viêm niệu đạo, chít hẹp niệu đạo hoặc các biến chứng nặng nề khác ở cơ quan sinh dục.
Bệnh lý gây ra một số triệu chứng sau:
- Tuổi buốt, tiểu rắt
- Nước tiểu bốc mùi hôi, có màu đục. Trong nước tiểu có thể lẫn máu, mủ
- Chảy dịch mủ màu xanh vào buổi sáng trở nên nặng nề hơn
- Lỗ niệu đạo tấy đỏ, sưng nóng, đau rát và ngứa dọc theo niệu đạo
- Đau đớn khi quan hệ tình dục, nhất là khi xuất tinh, trong tinh dịch có thể lẫn máu
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược kéo dài, sốt, hạch nổi ở bẹn và cổ,…
5. Sùi mào gà
Sùi mào gà xảy ra do virus Human papilloma. Sau thời ủ bệnh sẽ xuất hiện các mụn ở niệu đạo và bộ phận sinh dục. Tổn thương xuất hiện thành từng mảng như hoa mào gà. Khi mới khởi phát, người bệnh chưa có cảm giác ngứa lỗ niệu đạo. Tuy nhiên, triệu chứng tiến triển khi các mụn bắt đầu chảy dịch, lở loét.
Một số biểu hiện do bệnh lý gây ra, bao gồm:
- Nam giới gặp khó khăn khi đại tiện, tiểu thiện
- Các nốt sẩn có màu hồng, đỏ nhạt, dịch mủ bên trong nốt sần màu trắng
- Đôi lúc bị chảy máu khi quan hệ tình dục
6. Mụn rộp sinh dục
Đây là bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục hoặc tiếp xúc thân mật, sử dụng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh. Sau khoảng 3 – 6 ngày ủ bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước gây ngứa lỗ niệu đạo. Những mụn nước này có thể lan rộng khắp bộ phận sinh dục và có xu hướng tiến triển nặng nề hơn.
Ngoài ra, mụn rộp sinh dục còn gây ra một số triệu chứng khác như:
- Đau đớn mỗi khi tiểu tiện
- Dương vật nóng rát, sưng tấy khó chịu
- Mụn rộp mọng nước, nếu không được kiểm soát có thể lan rộng nhanh chóng, khu trú thành từng đám tương tự như chùm nho
- Khi bị tác động vật lý, các mụn nước có thể bị vỡ ra, tiết dịch và gây lở loét, đi kèm với mùi hôi khó chịu hoặc có lẫn máu.
Nguyên nhân gây ngứa niệu đạo ở nữ giới
Một số nguyên nhân gây ngứa niệu đạo ở nữ giới, bao gồm:
1. Cấu tạo niệu đạo của nữ giới
Ở nữ giới, niệu đạo có vị trí khá gần hậu môn và kích thước rộng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở hậu môn cùng những tác nhân gây hại khác tấn công gây nhiễm trùng niệu đạo. Trường hợp này thường xảy ra phổ biến hơn ở người có thói quen vệ sinh vùng kín kém, không đúng cách.
2. Đặt dụng cụ tránh thai
Tình trạng ngứa niệu đạo ở nữ giới có thể xảy ra khi đặt dụng cụ tránh thai, phổ biến nhất là màng ngăn âm đạo. Tuy mang lại hiệu quả cao trong ngừa thai nhưng chất diệt tinh trùng trong màng ngăn âm đạo có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi và hại khuẩn trong trong trường âm đạo.
Lúc này sẽ dẫn đến mất cần bằng trong hệ vi sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.coli tấn công vào niệu đạo gây tổn thương, ngứa ngáy và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.
3. Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Vệ sinh vùng kín kém, không đúng cách được xem là nguyên nhân phổ biến gây ngứa niệu đạo và viêm nhiễm ở hệ sinh dục. Thông thường, triệu chứng xảy ra khi nữ giới duy trì thói quen vệ sinh vùng kín không phù hợp, cụ thể:
- Không vệ sinh vùng kín thường xuyên, không thay quần lót khiến vùng kín bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ngứa ngáy và viêm nhiễm.
- Thụt rửa sâu âm đạo
- Vệ sinh từ hậu môn ra trước hoặc dùng khăn giấy kém chất lượng
- Sử dụng băng vệ sinh không phù hợp, không thay băng vệ sinh thường xuyên
- Sử dụng nước rửa phụ khoa nhiều lần trong ngày.
4. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ bị ngứa niệu đạo cao hơn so với người bình thường, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tử cung liên tục mở rộng khi mang thai để đảm bảo không gian cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng áp lực lên niệu đạo, bàng quang, kích thích cơ quan này dễ bị tổn thương, ngứa ngáy và viêm nhiễm do vi khuẩn.
Ngoài ra, những cơ trong niệu đạo có dấu hiệu co bóp kém, giãn to do rối loạn nội tiết khi mang thai. Điều này khiến nước tiểu bị tồn đọng tại niệu đạo, bàng quang gây ngứa ngáy và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
5. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Khi quan hệ với người bị nhiễm bệnh nhưng không sử dụng bao cao su, nữ giới có thể bị lây truyền các bệnh lý ở đường tình dục như giang mai, lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục.
Khi quan hệ tình dục, những tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào niệu đạo của nữ giới và ủ bệnh. Bên cạnh đó, những tác nhân gây bệnh cũng có thể tấn công vào đường tiết niệu, vùng chậu và một số cơ quan lân cận gây nhiễm trùng.
6. Suy giảm nội tiết tố estrogen
Nội tiết tố estrogen có xu hướng thuyên giảm đáng kể ở phụ nữ giai đoạn mãn tính. Tình trạng có thể làm suy yếu các mô trong niệu đạo, theo đó các mô trở nên mỏng và nhạy cảm hơn. Lúc này, niệu đạo dễ bị kích ứng bởi những vi khuẩn gây ngứa ngáy, viêm nhiễm.
7. Kích thích ở khu vực sinh dục nữ
Một số kích thích ở khu vực sinh dục nữ được xem là nguyên nhân gây ngứa và viêm niệu đạo nữ, bao gồm:
- Đạp xe thường xuyên
- Lực tác động, áp lực khi quan hệ tình dục
- Ma sát giữ quần lót và bộ phận sinh dục
- Dùng các loại dung dịch phụ khoa, xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh
- Vùng kín bị kích ứng, dị ứng với bao cao su, đặc biệt là các loại bao cao su chứa chất diệt tinh trùng, chất chống xuất tinh sớm.
8. Thói quen nhịn tiểu
Mặc dù việc nhịn tiểu không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ngứa niệu đạo ở nữ giới. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn trong cơ thể sẽ được đào thải thông qua đường nước tiểu. Việc nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ khiến các vi khuẩn trong nước tiểu tấn xông vào bàng quang, đường tiết niệu gây ngứa và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
9. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng ngứa niệu đạo ở nữ giới còn có thể khởi phát, tiến triển bởi một số nguyên nhân khác nhau:
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Ngủ không đủ giấc, thức khuya thường xuyên gây giảm sức đề kháng, rối loạn nội tiết tố
- Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình
- Người bị nhiễm HIV/AIDS
- Lo âu, căng thẳng thường xuyên
- Ngứa ngáy niệu đạo do mắc các bệnh mãn tính như nhiễm trùng bàng quang, tiểu đường,… hoặc xuất hiện dị tật ở đường tiết niệu
- Nạo phá thai làm tăng nguy cơ viêm nhiễm,…
Ngứa niệu đạo nam, nữ giới có nguy hiểm không?
Có thể nhận thấy, tình trạng ngứa niệu đạo ở nam và nữ giới có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Không chỉ là hệ quả của việc vệ sinh không đúng cách, sinh hoạt không điều độ mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị sớm.
Triệu chứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm nhiễm ngược dòng: Tình trạng ngứa âm đạo xảy ra do vi khuẩn, hiện tượng viêm nhiễm có thể lan rộng sang những cơ quan khác của hệ sinh dục và hệ tiết niệu.
- Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Triệu chứng nếu không được kiểm soát tốt có thể tiến triển nặng nề, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Khi cơ quan sinh sản không hoạt động tốt có thể làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở cả nam và nữ giới mắc bệnh.
- Ảnh hướng đến cuộc sống hàng ngày: Biểu hiện ngứa niệu đạo khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như hoạt động tình dục.
Cách xử lý ngứa niệu đạo nam, nữ giới
Có thể nhận thấy, tình trạng ngứa niệu đạo nam, nữ giới có thể kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng hiệu quả và an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng không mong muốn, rủi ro.
1. Sử dụng thuốc điều trị
Như đã đề cập, tình trạng ngứa niệu đạo có thể xảy ra bởi nhiều yếu khác nhau. Do đó, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng cách. Sau khi xác định nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, đối tượng khởi phát, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị triệu chứng, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm như Nitrofurantoin, Amoxicillin, Trimethoprim,…
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc hạ sốt, giảm đau như Paracetamol, Aspirin
2. Áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà
Với những trường hợp ngứa niệu đạo xảy ra do một số nguyên nhân thông thường, bạn có thể cải thiện bằng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Bên cạnh đó, biện pháp này còn hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, hạn chế nguy cơ tái phát.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc người bị ngứa niệu đạo:
- Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước để giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các vi khuẩn ở bàng quang, đường tiết niệu thông qua đường tiểu. Ngoài nước lọc, bạn có thể dùng nước hầm xương, trà thảo mộc, canh,…
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, nhất là sau khi quan hệ tình dục để giúp loại bỏ vi khuẩn tránh xâm nhập vào niệu đạo.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách và thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tấn công vào được tiết niệu.
- Khi quan hệ tình dục, cần dùng bao cao su không chứa chất diệt tinh trùng
- Chọn mặc trang phục thoải mái, vừa vặn: Bạn nên ưu tiên các loại quần lót có chất liệu mềm, thấm hút tốt, vừa cặn, tránh tình trạng ma sát, bí vùng kín, đổ mồ hôi.
- Khi quan hệ tình dục, bạn nên dùng loại bao cao su không chứa chất diệt tinh trùng
- Trong thời gian điều trị, tránh ngâm mình trong bồn tắm. Ngoài ra, không sử dụng nước hoa vùng kín, xà phòng chứa chất tẩy rửa, thụt rửa sâu bên trong âm đạo,…
Phòng ngừa ngứa niệu đạo nam, nữ giới bằng cách nào?
Tình trạng ngứa niệu đạo nam, nữ có thể được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, thực tế nhận thấy tình trạng này có thể tái đi tái lại khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát:
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, tránh hoạt động tình dục với nhiều người và cần sử dụng bao cao su nếu chưa thật sự hiểu về đối tác.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh.
- Kiêng bia rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng vì có thể kích thích phản ứng viêm, khiến triệu chứng tiến triển nặng nề.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao thể trạng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý đạt kết quả tốt nhất.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và can thiệp điều trị nhanh chóng.
Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân gây ngứa niệu đạo nam, nữ giới và biện pháp giúp khắc phục tình trạng này. Có thể nhận thấy, triệu chứng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để kiểm soát nhanh chóng, tránh phát sinh biến chứng nặng nề, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội Chứng Niệu Đạo là gì? Nguyên nhân và Cách chẩn đoán
- Viêm Niệu Đạo Do Lậu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!