Viêm Niệu Đạo Nữ: Hình Ảnh, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm niệu đạo nữ cũng phổ biến như ở nam giới. Nguyên nhân gây viêm liên quan đến thói quen sinh hoạt, vệ sinh không đúng cách, do ăn uống hoặc ảnh hưởng từ bệnh lý. Sớm phát hiện triệu chứng và điều trị để phòng ngừa biến chứng.
Viêm niệu đạo nữ là gì? Có nguy hiểm không?
Niệu đạo là bộ phận đưa nước tiểu bên trong bàng quang đi ra ngoài, hay còn gọi là ống dẫn tiểu. So với nam giới, ống niệu đạo nữ ngắn hơn do cấu tạo đặc biệt của cơ quan sinh dục. Chính vì thế, nữ giới dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo, xảy ra do vi khuẩn, nấm tấn công tại vùng kín, từ hậu môn,..
Bệnh viêm niệu đạo nữ là một trong những bệnh lý xảy ra ở chị em phụ nữ, đặc biệt là người trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây ra hàng loạt triệu chứng khiến người bệnh gặp phải trở ngại trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, viêm niệu đạo ở nữ có thể làm phát sinh nhiều biến chứng.
Một số rủi ro có thể xảy ra như:
- Viêm nhiễm lây lan: Viêm nhiễm xảy ra ở đường tiểu có thể lan rộng ra bộ phận sinh dục khiến nữ giới gặp phải các vấn đề phụ khoa khác. Ngoài ra, khi gần gũi với bạn tình, việc cọ xát bộ phận sinh dục với nhau có khả năng làm vi khuẩn từ vùng kín nữ lây nhiễm sang cho bạn tình. Nhất là đối với trường hợp cặp đôi quan hệ tình dục không an toàn.
- Gây bệnh viêm khớp: Bệnh viêm niệu đạo nữ nếu không được kiểm soát, điều trị có thể phát triển nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Ngoài ra, việc viêm nhiễm nặng còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sức đề kháng, dẫn đến nguy cơ nữ giới bị viêm khớp gối, mắc bệnh viêm khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Ảnh hưởng đời sống: Như đã đề cập, viêm niệu đạo gây ra không ít triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trường hợp nữ giới mắc phải chứng bệnh này sẽ cảm thấy nhiều khó khăn trong việc tiểu tiện, ngứa vùng kín thường xuyên, sưng đỏ hoặc tổn thương tại vùng kín. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Gây hại cho thai nhi: Viêm niệu đạo nữ xảy ra trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Trường hợp viêm nhiễm xâm nhập vào nước ối có thể gây dị tật mắt, suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp cho trẻ sơ sinh từ trong bụng mẹ,…
- Tăng nguy cơ vô sinh: Viêm niệu đạo lan ra bộ phận sinh dục gây bệnh phụ khoa cho nữ giới. Trường hợp vi khuẩn tấn công đến tử cung, vòi trứng,… mà không được kiểm soát, lâu dần có thể đe dọa sức khỏe sinh sản, khiến nữ giới đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn,…
Do đó, chị em phụ nữ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên thông báo để được bác sĩ hướng dẫn phương án điều trị phù hợp, phòng ngừa rủi ro hại sức khỏe. Nhất là khi nhận thấy dấu hiệu bất thường tiến triển nặng nề không thuyên giảm.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo nữ
Tương tự như trường hợp ở nam giới, tình trạng viêm niệu đạo nữ xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
Vệ sinh không sạch sẽ
Theo cấu tạo sinh lý nữ giới bộ phận sinh dục ở dạng mở, so với nam giới khác nhau hoàn toàn. Phần niệu đạo của nữ cũng ngắn và rộng hơn nhiều so với của nam giới. Đặc biệt, vị trí này lại gần với âm đạo, hậu môn, dễ bị viêm nhiễm do các vi khuẩn xung quanh xâm nhập vào.
Nếu chị em phụ nữ không biết vệ sinh đúng cách, khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn lên niệu đạo là rất cao. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi tiểu tiện, nữ giới không thấm khô, để vùng kín ẩm ướt cũng là nguyên do khiến hại khuẩn có điều kiện sinh sôi.
Việc vệ sinh vùng kín đúng cách giúp nữ giới phòng ngừa được nhiều bệnh lý. Không chỉ riêng bệnh viêm niệu đạo nữ, “cô bé” được làm sạch đúng cách còn tránh được nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Do đó bạn đọc nên lưu ý vấn đề này.
Do cấu tạo sinh lý
So với cánh mày râu, phụ nữ phải trải qua những ngày hành kinh, mang thai và sinh nở. Khi đó, vùng kín trở nên nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm hơn các giai đoạn khác. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, với sự phát triển kích thước của đứa bé, tử cung phụ nữ sẽ giãn nở lớn dần.
Lúc này bàng quang bị chèn ép nhiều hơn, khiến cho đường tiết niệu gặp phải các vấn đề như ứ đọng nước tiểu ở bàng quang, viêm nhiễm niệu đạo,… Bên cạnh đó, ở giai đoạn hành kinh, vùng kín nữ cũng thường xuyên ẩm ướt, điều này càng làm nguy cơ viêm nhiễm vùng kín tăng cao, làm ảnh hưởng đến niệu đạo.
Thói quen nhịn tiểu tiện
Thói quen nhịn tiểu không tốt cho sức khỏe, đây là một trong những nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo nữ. Nước tiểu đọng lại bàng quang không được làm sạch có thể trào ngược trở lại ống dẫn niệu. Theo đó, các hại khuẩn cũng có điều kiện xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Quan hệ tình dục không an toàn
Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân gây viêm niệu đạo có thể là do vi khuẩn từ bộ phận sinh dục xâm nhập, lây lan. Trong quá trình cọ xát cơ quan sinh dục với nhau, vi khuẩn có thể từ bộ phân sinh dục lan qua đường tiết niệu khiến nữ giới bị viêm nhiễm, gặp phải các triệu chứng khó chịu.
Ngoài tình trạng viêm niệu đạo, quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh xã hội khác như bệnh lậu, herpes sinh dục, lây nhiễm ký sinh trùng, nấm,… Các hại khuẩn từ bộ phận sinh dục xâm nhập vào niệu quản, ống dẫn tiểu,… gây viêm và kéo theo các hệ lụy khó lường khác.
Các nguyên nhân khác
Trên đây là một vài nguyên nhân chính gây bệnh viêm niệu đạo nữ, ngoài ra còn nhiều yếu tố nguy cơ khác, tác động làm cơ quan này bị viêm nhiễm. Chẳng hạn như:
- Nạo phá thai không an toàn.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý về bàng quang, dị tật đường tiết niệu.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu, ăn uống không đủ chất, thường xuyên stress,…
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị viêm niệu đạo nữ. Chính vì thế, bạn đọc nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và can thiệp khắc phục sớm, phòng rủi ro gây hại cho sức khỏe tổng thể, sức khỏe sinh sản,…
Biểu hiện viêm niệu đạo nữ thường gặp
Viêm niệu đạo nói chung và viêm niệu đạo nữ nói riêng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Cần chủ động thăm khám sớm nếu bạn nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường dưới đây:
- Tiểu khó: Đây là một trong những biểu hiện điển hình nhất mà người bị viêm niệu đạo nào cũng gặp phải. Đối với nữ giới, tình trạng viêm niệu đạo khiến quá trình đi tiểu khó khăn hơn, lượng nước tiểu ít đi nhiều hơn so với bình thường, tuy nhiên số lần đi tiểu tăng lên, nước tiểu còn sót trong bàng quang không đào thải hết. Ngoài cảm giác khó tiểu, chị em còn gặp phải tình trạng tiểu xót, tiểu són, đôi khi tiểu ra chất dịch bất thường.
- Đau bụng dưới, đau vùng chậu: Viêm niệu đạo nữ khiến vùng bụng dưới, khu vực chậu có cảm giác đau tức bất thường. Tình trạng này có thể kéo dài một thời gian rồi tự thuyên giảm, tuy nhiên cũng có trường hợp đau âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của phụ nữ.
- Bất thường lỗ niệu đạo: Quan sát lỗ niệu đạo nhận thấy tình trạng sưng viêm, chảy dịch mủ nhầy nhớt. Đây có thể là triệu chứng cảnh báo nữ giới đang mắc viêm niệu đạo. Kèm theo dấu hiệu này, người bệnh còn bị ngứa ngáy bộ phận sinh dục, khi cọ vào quần áo, vị trí này còn có cảm giác đau rát khó chịu.
- Ra dịch âm đạo, thay đổi chu kỳ kinh: Viêm niệu đạo có thể phát triển nghiêm trọng hơn, lan ra bộ phận sinh dục. Vi khuẩn gây bệnh làm vùng kín nữ giới thay đổi, khí hư tiết nhiều hơn, làm khu vực này thường xuyên ẩm ướt, ngứa ngáy. Một số trường hợp bệnh còn làm thay đổi chu kỳ hành kinh, làm kinh nguyệt không đều,…
- Các triệu chứng khác: Bên cạnh các triệu chứng điển hình tại vùng kín, nữ giới bị viêm niệu đạo còn cảm thấy mệt mỏi cơ thể, chán ăn, người ớn lạnh, sốt cao,…
Triệu chứng viêm niệu đạo nữ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em, gây hại cho sức khỏe nếu không sớm phát hiện và điều trị. Chuyên gia khuyến khích nữ giới ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường nên chủ động thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phân biệt viêm niệu đạo và viêm âm đạo
Viêm niệu đạo nữ và tình trạng viêm âm đạo gây ra một số triệu chứng tương tự. Điều này khiến cho nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn hai chứng bệnh này. Để việc điều trị chính xác, hiệu quả, người bệnh cần phân biệt tình trạng viêm đang gặp phải xảy ra ở bộ phận nào. Theo đó, một số chi tiết giúp người bệnh xác định hai bệnh lý này như:
- Viêm niệu đạo: Bệnh gây ra các triệu chứng liên quan đường tiết niệu nhiều hơn. Chẳng hạn như cảm giác khó tiểu, tiểu rát, thay đổi bất thường ở nước tiểu, dịch âm đạo nhiều, loãng và có màu như mủ, ngứa vùng kín, sưng đỏ lỗ niệu đạo có thể quan sát bằng mắt thường phần dịch tiết ra từ bên trong, đau mỏi thắt lưng, đau rát khó chịu khi giao hợp.
- Viêm âm đạo: Trường hợp viêm âm đạo, nữ giới sẽ gặp phải các biểu hiện nặng nề hơn tại vùng kín. Điển hình là tình trạng tiết nhiều khí hư màu sắc lạ, mùi tanh hôi, thậm chí có mủ. Bên cạnh đó, vùng âm đạo còn có cảm giác châm chích bên trong lẫn bên ngoài, ra máu bất thường ngoài chu kỳ hành kinh, mụn nước nổi ở mông, bẹn, môi lớn, âm hộ, niêm mạc nhạy cảm dễ tổn thương,…
Viêm niệu đạo nữ và viêm âm đạo mặc dù là hai dạng bệnh lý khác nhau, tuy nhiên các triệu chứng có một số điểm tương đồng. Ngoài ra, do cấu tạo hại niệu quản và âm đạo nằm gần nhau nên nếu một bộ phận bị viêm có nguy cơ lan sang bộ phận lân cận, làm khó khăn cho việc điều trị.
Chẩn đoán và điều trị viêm niệu đạo nữ
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ viêm niệu đạo, phụ nữ nên chủ động đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình người bệnh, các vấn đề liên quan khác để bước đầu đưa ra chẩn đoán tạm thời cho bệnh nhân.
Sau đó, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm, kiểm tra nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Các biện pháp kiểm tra như thăm khám thực thể, xét nghiệm nước tiểu, thử máu, soi dịch niệu đạo, kiểm tra mẫu phân,…
Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn phương pháp điều trị cho mỗi bệnh nhân. Dưới đây là các hướng điều trị viêm niệu đạo nữ thường được áp dụng:
Điều trị bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm niệu đạo nữ là sự lựa chọn của nhiều người. Thuốc có dược tính mạnh, mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng. Một số loại được dùng có thể kể đến như:
- Azithromycin 1g
- Ofloxacin
- Erythromycin
- Metronidazol
- Thuốc diệt nấm
- Thuốc diệt trùng roi
- Fluconazol
- Itraconazol
- Thuốc diệt vi khuẩn
- Thuốc trị Herpes simplex
Tùy vào tình trạng thực tế của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược chữa viêm niệu đạo bừa bãi để tránh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng mẹo dân gian
Ngoài biện pháp điều trị viêm niệu đạo nữ bằng thuốc Tây, nhiều người đã tìm đến các mẹo chữa dân gian để kiểm soát chứng bệnh này. Theo đó, phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính, an toàn cho người sử dụng, thích hợp với đối tượng mới khởi phát triệu chứng viêm nhiễm, chưa biến chứng. Tham khảo ngay các mẹo chữa dưới đây:
Sử dụng rau dền: Loại rau này có tính mát, giúp lợi tiểu và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sử dụng rau dền hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu khó do viêm niệu đạo gây ra vừa an toàn, lành tính mà lại giúp người bệnh tiết kiệm nhiều chi phí. Cách làm như sau:
- Sử dụng nguyên liệu gồm 50g rau dền cơm, 30g lá mã đề, 10g cam thảo.
- Mang tất cả rửa sạch, sau đó cho vào cối hoặc máy xay nhuyễn.
- Vắt lấy nước cốt, cho vào nồi đun với một ít nước.
- Khi thấy nước thuốc cô đặc lại thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 2 lần dùng trong ngày, thực hiện liên tục 3 ngày để giảm viêm niệu đạo nhẹ.
Giảm viêm với râu ngô: Mẹo chữa viêm niệu đạo nói riêng và viêm đường tiết niệu nói chung bằng râu ngô chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người. Râu ngô có tính mát, giúp giải nhiệt tốt, do đó nguyên liệu này thường được dùng nấu nước uống giúp lợi tiểu, thải độc cho cơ thể. Áp dụng cách làm như sau:
- Sử dụng 50g râu ngô kết hợp với 30g mã đề, 20g đường phèn trắng.
- Cho râu ngô và mã đề vào nồi nước, đun sôi với đường phèn.
- Chia nước thành 3 lần uống hết trong ngày, dùng liên tục trong 3 ngày để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Áp dụng mẹo dân gian điều trị viêm niệu đạo là phương pháp được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Các nguyên liệu được sử dụng có công dụng giảm viêm, cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Mẹo tại nhà áp dụng phù hợp với trường hợp viêm niệu đạo nhẹ, tình trạng nặng nề cần được khám chữa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y chữa viêm niệu đạo nữ cũng là hướng điều trị quen thuộc. Các bài thuốc có tác dụng thông tiểu, giảm viêm, giúp cải thiện triệu chứng viêm niệu đạo khó chịu. Phương pháp này có thể sử dụng kéo dài, ít nguy cơ gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh như một số thuốc tân dược.
Người bệnh nên tìm hiểu cơ sở thăm khám Đông y uy tín, chất lượng để điều trị viêm niệu đạo nữ. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên tránh việc tự ý kết hợp thuốc bừa bãi, không dùng chung với thuốc Tây nếu chưa được bác sĩ, thầy thuốc hướng dẫn để phòng tránh tương tác thuốc.
Thuốc Đông y có hiệu lực chậm hơn một số thuốc tân dược, do đó người dùng nên kiên trì và áp dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Kết hợp chế độ chăm sóc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để cơ thể sớm phục hồi, phòng ngừa các biến chứng không mong muốn.
Chăm sóc và phòng ngừa viêm niệu đạo ở nữ
Viêm niệu đạo nữ có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống. Trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động chăm sóc và phòng tránh chứng bệnh này. Một số lưu ý:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, không thụt rửa sâu âm đạo để tránh gây tổn thương, viêm nhiễm.
- Ngày hành kinh, nữ giới nên thay băng mới cách 4 – 5 tiếng một lần để tránh vi khuẩn có điều kiện lưu trú, gây hại cho vùng kín, niệu đạo, bộ phận sinh dục,…
- Lựa chọn quần áo thoải mái, đặc biệt là quần lót, không mặc quá chật, ẩm ướt. Khi giặt nên phơi ở nơi có ánh nắng để tránh hại khuẩn bám vào sợi vải gây viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, không lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp, vệ sinh trước và sau khi quan hệ đúng cách.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
- Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá,…
- Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là theo dõi vùng kín để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường để điều trị sớm.
Viêm niệu đạo nữ là tình trạng viêm nhiễm phổ biến hiện nay. Trường hợp phát hiện muộn, bệnh có khả năng phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn nên sớm thăm khám nếu nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, nghi ngờ mắc viêm niệu đạo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!