Các Loại Nấm Gây Bệnh Ở Người và Cách đề phòng lây nhiễm
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Các loại nấm gây bệnh ở người, trong đó phổ biến nhất là nấm móng, nấm âm đạo, nấm candia ở miệng, cổ họng, nấm da,… Việc điều trị nấm gây bệnh ở người không quá khó khăn, tuy nhiên cần áp dụng đúng và tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia.
Phân các loại nấm gây bệnh ở người
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra có đến hơn một triệu loài nấm, trong số đó vi nấm chiếm tới hàng trăm ngàn loài. Nấm gây bệnh là các loại vi nấm và có khoảng ba trăm loài nấm gây bệnh ở người.
Để phân loại nấm, trước hết chuyên gia sẽ xem xét cấu trúc, sinh hóa và sinh học phân tử. Theo đó, nấm sẽ được chia thành các lớp, bộ, họ, chi/giống và loài. Chẳng hạn:
- Basidiomycetes: Lớp nấm không ký sinh ở người.
- Actinomycetes: Lớp nấm gây bệnh thường xuất hiện ở chân, hàm, bẹn.
- Phycomycetes: Lớp nấm gây bệnh hiếm gặp, xảy ra ở da và niêm mạc.
- Ascomycetes: Lớp nấm gây tổn thương ở các vùng như da, móng, toàn thân, tóc,…
Ngoài ra còn có nhiều loại nấm gây bệnh khác được tìm thấy. Trong số đó, nấm Candida là nhóm có nhiều loài khác nhau, tuy nhiên hầu như tất cả chúng đều có khả năng gây bệnh tương tự như nhau. Các đặc tính của nấm Candida như sau:
- Nấm tồn tại trong môi trường tự nhiên, đặc biệt là nơi chứa nhiều đường như hoa quả, rau củ, xưởng bánh kẹo,…
- Candida là nấm bào tử vách mỏng, hoại sinh ở người. Người bệnh có thể nhiễm nấm thông qua một số bệnh liên quan khác hoặc do tác dụng của thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, sự suy giảm hệ miễn dịch do mắc phải các bệnh mãn tính,…
- Candida là dạng nấm có nhiều tạng và cơ quan khác nhau, chúng có khả năng gây ra nhiều bệnh lý, xuất hiện ở ngoài da, niêm mạc, tạng hoặc xâm nhập vào máu.
- Trong số đó, nấm Candida Albicans là loại thường gặp nhất, ngoài ra còn có nhiều loại khác xuất hiện và gây bệnh cho người.
Các loại bệnh thường gặp do nấm gây ra như dị ứng, nhiễm độc nấm, ngộ độc nấm,… Thực tế nấm sẽ được phân theo loại bệnh dựa trên các kiểm nghiệm lâm sàng như bệnh nấm dưới da, nấm toàn thân, nấm hệ thống, nấm cơ hội, nấm nông, sâu,…
Chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy da, niêm mạc có các biểu hiện bất thường, nghi ngờ nhiễm nấm, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị sớm. Bởi, trường hợp nấm phát triển tấn công mạnh mẽ có thể phát sinh biến chứng nguy hại cho sức khỏe, gây ra các tổn thương khó phục hồi.
Các loại nấm gây bệnh ở người thường gặp
Như đã đề cập, hiện nay có rất nhiều loại nấm gây bệnh ở người được tìm thấy. Trong đó chủ yếu xuất hiện phổ biến nhất là nấm gây bệnh ở da, nấm tóc, móng tay, chân, nấm âm đạo, bẹn, mông,… Bất kỳ vùng nào trên cơ thể cũng có nguy cơ nhiễm nấm.
Triệu chứng mỗi dạng viêm nhiễm sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tác nhân gây hại. Sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và điều trị giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro. Dưới đây là một vài trường hợp nhiễm nấm, bạn đọc có thể tham khảo:
Nấm gây bệnh cho người – Nhiễm nấm ở móng
Nấm móng là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp hiện nay. Móng tay, chân đều có thể xuất hiện tình trạng bất thường khi nhiễm phải chủng nấm này. Bạn có thể nhận dạng thông qua sự thay đổi màu sắc và kết cấu của móng.
Nấm móng hình thành có thể do nhiễm phải nấm men hoặc nấm sợi, có nhiều loài khác nhau và chúng sống trong môi trường. Điều kiện thuận lợi để chúng xâm nhập vào trong nền móng là tại các vết xước trên da, trên móng, sau đó chúng làm phát sinh các biểu hiện nhiễm trùng.
Bệnh nấm móng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, người cao tuổi, người có chấn thương móng hoặc phẫu thuật móng, người bị suy giảm hệ miễn dịch, gặp vấn đề về máu huyết,… là các đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất.
Triệu chứng:
Nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như:
- Móng bị vàng, nâu, trắng, bờ tự do củ mỏng trở nên dày lên bất thường, móng bị tách, dễ vỡ.
- Bệnh ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn. Chỉ khi bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, cơn đau khó chịu xuất hiện, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người bệnh.
Chẩn đoán:
Bác sĩ quan sát phần móng bị tổn thương, hư hỏng, sau đó thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu bệnh phẩm trên móng, soi dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy nấm trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị:
Bệnh nấm móng thường dai dẳng, điều trị khó dứt điểm hoàn toàn, nhất là trường hợp không điều trị bằng thuốc. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn để bệnh sớm được kiểm soát. Trường hợp nấm móng nặng, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ nấm hoàn toàn.
Nhiễm nấm ở âm đạo nữ giới
Nấm âm đạo chủ yếu do Candida gây ra. Trong cơ thể người, loại nấm men này tồn tại cân bằng với các lợi khuẩn khác, thường xuất hiện ở miệng, cổ họng, ruột, âm đạo, trên da. Trong đó, môi trường âm đạo là nơi nấm có điều kiện sinh sôi nhanh và gây viêm nhiễm khi gặp điều kiện thuận lợi.
Đối tượng bị viêm nhiễm âm đạo phổ biến là nữ giới trong thai kỳ có nội tiết tố thay đổi, phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp, bị bệnh suy giảm hệ miễn dịch hoặc sử dụng thuốc kháng sinh gặp phản ứng phụ.
Triệu chứng:
Phụ nữ khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Trong đó điển hình là các biểu hiện như:
- Âm đạo tiết dịch bất thường, màu sắc lạ, kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Ngứa ngáy vùng kín, đau rát bên trong âm đạo khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo bị sưng đỏ, xuất hiện vết nứt khi bệnh tiến triển nặng.
- Xuất huyết âm đạo bất thường không trong chu kỳ kinh.
Chẩn đoán:
Người bệnh được kiểm tra vùng kín, xem xét các bất thường. Bên cạnh đó, mẫu dịch âm đạo cũng được lấy ra để quan sát và làm xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị:
Sử dụng thuốc kháng nấm điều trị nhiễm trùng nấm men. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để phòng tránh các rủi ro, nhất là tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản về sau của phụ nữ.
Thuốc kháng nấm thường dùng ở dạng đặt trực tiếp, giúp điều trị tại chỗ tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, một số trường hợp bác sĩ kê thêm đơn thuốc fluconazole 1 liều dùng bằng đường uống.
Đối với các bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng, ngoài thuốc đặt, thuốc uống, người bệnh cũng có thể được chỉ định các phương pháp điều trị khác. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng để được khám và điều trị sớm.
Viêm nhiễm nấm Candida ở miệng, thực quản, cổ họng
Như đã đề cập, nấm Candida có thể tồn tại ở nhiều nơi trên cơ thể. Trong đó, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc phải chứng nhiễm nấm Candida ở miệng tăng nhanh. Không những thế, nấm còn phát triển và gây hại cho thực quản, cổ họng. Người mắc bệnh phổ biến nhất là người bị bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư máu, nhiễm HIV, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài,…
Tình trạng viêm nhiễm nấm Candida ở miệng, thực quản, cổ họng không xảy ra phổ biến ở người khỏe mạnh. Người có nguy cơ cao thường là người đang bị suy giảm hệ miễn dịch, ngoài ra còn có các trẻ em sơ sinh, dưới 1 tháng tuổi, người dùng thuốc điều trị bệnh,…
Triệu chứng:
Nhận biết tình trạng viêm nhiễm nấm Candida ở miệng, thực quản, cổ họng gây ra nhiều triệu chứng, chẳng hạn:
- Xuất hiện các mảng màu trắng ở lưỡi, má trong, cổ họng, vòm miệng.
- Cảm giác đau rát, đỏ, mất vị giác hoặc thấy đau khi nuốt, khi ăn.
- Khóe miệng bị nứt và đỏ.
- Trường hợp viêm nhiễm nấm thực quản khiến bệnh nhân khó nuốt.
Chẩn đoán:
Kiểm tra nấm miệng, cổ họng thông qua quan sát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng một mẫu bệnh phẩm nhỏ gửi phòng thí nghiệm để quan sát hoặc nuôi cấy nấm. Bệnh nhân bị nấm thực quản được chỉ định nội soi để chẩn đoán.
Điều trị:
Dùng thuốc chống nấm trong 7 – 14 ngày. Một số loại thường dùng như clotrimazole, miconazole, nystatin. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kết hợp thêm fluconazole dùng theo đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Nấm da mảng tròn – Nấm gây bệnh ở người
Đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng da thường gặp hiện nay. Bệnh gây ra các tổn thương ngoài da như hình đồng tiền. Các loại nấm gây bệnh sống trên da, bề mặt hoặc trú ẩn trên dụng cụ vệ sinh, khăn tắm, khăn trải giường, quần áo.
Bất kỳ khu vực nào trên cơ thể cũng có thể mắc bệnh nấm da mảng tròn. Trong đó các vị trí thường thấy như bàn chân, háng, đùi, mông, da đầu, râu,… Ngoài ra, bệnh còn khiến móng tay, móng chân bị ảnh hưởng.
Triệu chứng:
Nhận biết bất thường thông qua các triệu chứng ngoài da. Nấm xâm nhập và ủ bệnh trong 4 – 14 ngày, sau đó khởi phát các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề.
Chẩn đoán:
Kiểm tra tình trạng ngoài da, quan sát mẫu da nhỏ dưới kính hiển vi hoặc phân tích trong phòng thí nghiệm, nuôi cấy nấm.
Điều trị:
Điều trị bằng một số thuốc bôi da, tác động trực tiếp lên vị trí tổn thương, ức chế hại khuẩn. Các loại không kê đơn thường được dùng như clotrimazole, miconazole,… Trường hợp bị nấm da đầu dùng thuốc kháng nấm theo đơn của bác sĩ trong khoảng 1 – 2 tháng.
Phương pháp phòng ngừa nấm gây bệnh ở người
Có nhiều dạng nấm gây bệnh ở người, trên đây là một số trường hợp nhiễm nấm thường gặp. Mặc dù các tình trạng viêm nhiễm xảy ra không quá nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan. Bởi, trường hợp lan rộng, nhiễm trùng nặng nề có khả năng phát sinh biến chứng.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo nên chủ động trong việc phòng bệnh, tránh các viêm nhiễm ảnh hưởng đời sống, sức khỏe. Một số lưu ý như sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu bên trong, tắm rửa hàng ngày tránh nấm ngứa xâm nhập, phát triển gây hại cho làn da, âm đạo,…
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, những nơi công cộng như nhà vệ sinh, khu vui chơi, phòng tập gym,… nên chú ý vệ sinh.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sơ chế sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín, uống sôi. Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, không ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,…
- Quan hệ tình dục lành mạnh, không quan hệ mạnh bạo, chung thủy đời sống một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ. Trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo, phụ nữ nên kiêng quan hệ và điều trị dứt điểm để giảm rủi ro lây nhiễm sang chồng hoặc tăng nguy cơ tái phát về sau.
- Điều chỉnh thói quen sống lành mạnh, tập luyện thể dục, rèn luyện sức khỏe để tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Điều trị các bệnh lý đang gặp phải theo hướng dẫn, tránh dùng thuốc bừa bãi ảnh hưởng đến sức khỏe, gặp tác dụng phụ tăng nguy cơ viêm nhiễm nấm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết thêm một số dạng nấm gây bệnh ở người được phát hiện cho đến nay. Việc chủ động khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm nấm là rất cần thiết để phòng ngừa rủi ro. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!